Tăng giảm cỡ chữ:

Sự ra đời của CISG năm 1980; phạm vi áp dụng của CISG năm 1980 đối với hợp đồng thương mại quốc tế

Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) soạn thảo trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

1. Cơ sở pháp lý: 

- Công Ước Viên năm 1980 CISG

2. Nội dung tư vấn: 

1.  Lịch sử hình thành của CISG: 

Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi Unidroit (Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư). Unidroit đã cho ra đời hai Công ước La Haye năm 1964:

-  Một Công ước có tên là “Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình”,

-  Công ước thứ hai là về “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình”.

 Công ước thứ nhất điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng). Công ước thứ hai đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện pháp được áp dụng khi một/các bên vi phạm hợp đồng. Tuy vậy, hai Công ước La Haye năm 1964 trên thực tế rất ít được áp dụng. Theo các chuyên gia có 4 lý do chính khiến các nước bài trừ ULIS và ULF và muốn phát triển một công ước mới:

(1) Hội nghị La Haye chỉ có 28 nước tham dự với rất ít đại diện từ các nước XHCN và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Công ước này được soạn có lợi hơn cho người bán từ các nước tư bản;

(2) các Công ước này sử dụng các khái niệm quá trừu tượng và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm;

(3) các Công ước này thiên hướng về thương mại giữa các quốc gia cùng chung biên giới hơn là thương mại quốc tế liên quan đến vận tải biển;

(4) quy mô áp dụng của chúng quá rộng, vì chúng được áp dụng bất kể có xung đột pháp luật hay không.

 Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một khuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau”, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước).

2. Nội dung cơ bản của CISG 1980:

Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ XX với sự ra đời của hai Công ước La Haye năm 1964. Tuy nhiên, hai Công ước này rất ít được sử dụng trên thực tế bởi nhiều lý do khác nhau.

Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964.

Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Vienna 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Công ước này được thông qua tại Vienna (Austria) ngày 11/4/1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước).

Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập để trở thành viên thứ 84 của CISG. Trong khối ASEAN, Việt Nam là thành viên thứ 2 sau Singapore gia nhập Công ước quan trọng này.

Công ước Vienna 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau: 

Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1-13)

Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.

Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng- Điều 14-24)

Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”. Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17. Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận. Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc chào hàng -  chấp nhận chào hàng (offer-acceptance rule).

Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25-88)

Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần 3 là các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phần này được chia thành 5 chương gồm những quy định chung; nghĩa vụ của người bán; nghĩa vụ của người mua; chuyển rủi ro; các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua.

Đây là phần có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là phần chứa đựng những quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG. Nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc đọc và tra cứu của các doanh nhân trở nên dễ dàng.

Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ bảo đảm tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Những quy định này rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh có liên quan. Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60.

Công ước Vienna 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng. Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III và chương V. Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người mua, Công ước đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp người bán hay người mua vi phạm hợp đồng. Cách sắp xếp điều khoản như vậy, một mặt, làm cho việc tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, cho thấy được tinh thần của các nhà soạn thảo CISG là tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89-101)

Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.

3. Phạm vi áp dụng của CISG 1980:

Theo quy định của CISG và thực tiễn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có 04 (bốn) trường hợp CISG được áp dụng:

- Khi các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng sẽ áp dụng CISG thì nó sẽ mặc nhiên trở thành nguồn luật áp dụng và điều chỉnh hợp đồng giũa các bên.

- Khi các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia là thành viên của CISG (theo Điều 1.1.a CISG):

Địa điểm kinh doanh của các quốc gia được xác định theo điều 10: “a) Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng. b) Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.”

Quy định về mối liên hệ chặt chẽ: Điều 10.1 9 (được bổ sung sau): quy định mối liên hệ chặt chẽ nhất phải được xem xét đối với hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng, tức là phải tính đến toàn bộ giao dịch, bao gồm cả những yếu tố trước khi hợp đồng được xác lập như chào hàng, chấp nhận chào hàng v.v. những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng.

- Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên CISG (theo Điều 1.1.b CISG):

Điều 1.1.b quy định về các trường hợp áp dụng CISG ngay cả khi một bên hoặc cả hai bên trong hợp đồng không có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia thành viên, theo đó, CISG được áp dụng “khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của quốc gia thành viên Công ước”. Đây được gọi là trường hợp áp dụng “gián tiếp” Công ước và mở rộng đáng kể phạm vi áp dụng của Công ước này đối với các hợp đồng được ký giữa một bên có trụ sở tại quốc gia thành viên Công ước còn bên kia thì không.

- Cả hai bên không có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia là tv CISG: Nếu trong HĐ có thỏa thuận áp dụng thì áp dụng không thì thôi.

- Một bên là tv CISG, một bên không:

+ Loại trừ CISG được ghi rõ trong HĐ: không áp dụng

+ Nếu không loại trừ mà chọn luật của QG là tv của CISG hoặc nước t3 mà nước này cũng là tv CISG thì áp dụng và ưu tiên áp dụng CISG so với luật quốc gia.

+ Trường hợp luật được lựa chọn là luật của một quốc gia thành viên đã bảo lưu Điều 1.1.b (ví dụ luật của Singapo) thì CISG sẽ không được áp dụng: Điều 95 Công ước quy định “mọi quốc gia có thể tuyên bố […] rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Công ước này”. Quy định này có nghĩa rằng, nếu một quốc gia thành viên tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b thì CISG sẽ không được áp dụng cho hợp đồng ký kết giữa một bên có trụ sở tại quốc gia này và một bên có trụ sở tại quốc gia không phải thành viên Công ước. Một vài quốc gia thành viên Công ước đã bảo lưu điều này với lý do tránh việc CISG sẽ thay thế luật nội địa của họ trong việc điều chỉnh hợp đồng với một bên có trụ sở tại một quốc gia không phải thành viên Công ước (gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapo và Cộng hòa Séc). Vì luật nội địa của các nước này rất mạnh và cơ bản là nó không thích.

-  Khi các bên lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình:

Thì áp dụng thôi. Dựa trên nguyên tắc tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và cho hợp đồng dân sự nói chung được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế của nhiều quốc gia, các bên của hợp đồng, dù cho có trụ sở tại quốc gia thành viên hay chưa, có quyền lựa chọn CISG như là luật áp dụng của mình.

-  Khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng.

Tòa án quốc gia hoặc trọng tài sẽ chọn CISG như một nguồn luật bổ sung cho một luật quốc gia đã được chọn hoặc luật áp dụng trong trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng.

4. Những trường hợp không áp dụng CISG:

Thứ nhất, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch nhất định theo quy định của Điều 2, từ (a) đến (d) - mua bán hàng tiêu dùng, hàng bán đấu giá, hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo luật, và mua bán chứng khoán. Thế nào là “hàng hóa”: CISG không quy định những điều kiện cụ thể về hàng hóa. Tuy nhiên thông qua các bình luận pháp lý và vụ việc cụ thể trên thực tế, đối tượng được coi là “Hàng hóa” theo CISG phải là các tài sản hữu hình và có thể di chuyển được. Trong thực tiễn áp dụng CISG, phần mềm máy tính (computer software) có thể được coi là hàng hóa nếu đó là một phần mềm tiêu chuẩn. Phần mềm sẽ không được coi là hàng hóa trên cơ sở CISG chỉ trong trường hợp phần mềm đó được sản xuất theo nhu cầu của một khách hàng cụ thể (custom-made software).

Thứ hai, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến một số hàng hoá nhất định theo quy định tại Điều 2 từ (e) đến (f) và Điều 3 - tàu thuỷ, máy bay, điện, bất động sản; và các hợp đồng trong đó phần lớn nghĩa vụ của bên cung ứng hàng hoá là cung ứng lao động hoặc thực hiện các dịch vụ khác. Phần lớn nghĩa vụ (tính chủ yếu): Dựa trên thực tiễn xét xử, có thể nhận định về tính “chủ yếu” như sau:

 – Tính chủ yếu được xác định dựa trên giá trị kinh tế của các nghĩa vụ. Nếu giá trị kinh tế của các nghĩa vụ thực hiện một công việc hay cung cấp một dịch vụ lớn hơn 50% giá trị kinh tế của toàn bộ nghĩa vụ của người bán thì hợp đồng này không được điều chỉnh bởi CISG.

 – Các nghĩa vụ lắp đặt, hướng dẫn nhân viên, cung cấp dịch vụ bảo trì, thiết kế hàng hóa chỉ là nghĩa vụ phụ và đi kèm theo nghĩa vụ chính của người bán để thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Các nghĩa vụ này không được coi là nghĩa vụ chủ yếu.

Bên muốn tuyên bố hợp đồng không điều chỉnh bởi CISG có nghĩa vụ chứng minh tính chủ yếu của nghĩa vụ thực hiện một công việc hay một cung cấp dịch vụ khác trong hợp đồng.

Thứ ba, không áp dụng CISG để điều chỉnh một số vấn đề quy định tại Điều 4 và Điều 5 - tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động có thể phát sinh từ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hoá đối tượng của hợp đồng mua bán, trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại mà hàng hoá gây ra cho bất kì người nào.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật  - Công ty luật Minh Khuê

5 sao của 1 đánh giá

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày
Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Liên hệ theo SĐT Liên hệ qua Facebook Messenger Liên hệ qua Email
Mở Đóng