Luật sư tư vấn về chủ đề "Luật tố tụng hình sự"
Luật tố tụng hình sự | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề Luật tố tụng hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là một trong những văn bản pháp lý quan trong nhất trong lĩnh vực hình sự, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua 27/11/2015. Với 510 điều luật quy định về trình tự khởi tố, điều tra, xét xử đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt do tính chất của vụ án và vì lợi ích của bị hại, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Bài viết phân tích cụ thể vấn đề trên:
Những cơ quan nào được pháp luật tố tụng hình sự quy định có thẩm quyền tiến hành các hoạt đông tố tụng hình sự. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nuớc khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Luật tố tụng hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Đối chất là hỏi hai hay nhiều người cùng một lúc về cùng một vấn đề hay một tình tiết trong cùng một vụ án mà trước đó lời khai của họ có mâu thuẫn với nhau nhằm xác định sự thật. Bài viết phân tích và làm rõ khái niệm đối chất trong luật tố tụng hình sự:
Nguyên tắc của bộ luật tố tụng hình sự được xem như phương trâm, kim chỉ nam để xây dựng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự. Hiểu rõ các nguyên tắc tố tụng hình sự là một trong những điều vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học tố tụng hình sự. Bài viết phân tích cụ thể:
Người bị buộc tội là gì? trong phạm vi bài viết này Luật Minh Khuê sẽ nghiên cứu và phân tích khái niệm người bị buộc tội, một số quyền của người bị buộc tội, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và vướng mắc trong quy định về quyền của người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Ngoài Cơ quan điều tra được tiến hành hoạt động điều tra, có một số cơ quan quản lý nhà nước khác được pháp luật quy định quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong BLTTHS 2015
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là những người nào: Khái niệm, phân loại người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và đặc điểm của những người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện hành
Định giá tài sản là việc ấn định, quyết định cuối cùng về giá cả của một sản phẩm, một tài sản. Vậy, trong tố tụng hình sự khi định giá tài sản căn cứ vào quy định pháp luật nào ? và một số vướng mắc khác liên quan sẽ được phân tích chi tiết:
Các mô hình tố tụng hình sự trong và ngoài nước đã đạt được những thành tựu đáng kể về tranh tụng tại phiên tòa nhưng chủ yếu chỉ đề cập một cách tổng thể, khái quát, tiến hành tranh tụng trong quá trình xét xử phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ, đáp ứng nhu cầu, lòng tin của người dân.
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án giữ vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự. Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, Phó Chánh an Tòa án theo quy định của BLTTHS 2015 khác gì so với BLTTHS 2003
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền và nghĩa vụ gì? Quyền bào chữa của chủ thể này được thực hiện như thế nào?
Luật Minh Khuê trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung cuốn "Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam" do tập thể tác giả là giảng viên trường đại học luật Hà Nội biên soạn. Cuốn sách là học liệu cần thiết cho việc học bộ môn Luật tố tụng hình sự tại trường.
Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như thế nào về hai biện pháp ngăn chặn tạm giữ và tạm giam: Khái niệm tạm giữ là gì, tạm giam là gì; đối tượng áp dụng; thẩm quyền áp dụng; thời hạn tạm giữ, thười hạn tạm giam và thẩm quyền áp dụng biện pháp
"Hình sự" là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với mỗi người dân trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên chắc hắn dưới góc độ pháp lý vẫn còn rất nhiều người không hiểu rõ về hình sự, vi phạm hình sự và pháp luật hình sự là gì?
Điểm đặc biệt của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh so với các biện pháp khác đó là có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo và còn được áp dụng đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của các đối tượng này có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt nam hiện hành: Khái niệm, đặc điểm và cách thức phân loại các nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: