Luật sư tư vấn về chủ đề "Nghề công chứng"
Nghề công chứng | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề Nghề công chứng.
Ngày 20 tháng 06 năm 2014 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Luật công chứng.
Hệ thống công chứng ở nước ta được chính thức thành lập khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 về Công chứng nhà nước (CCNN). Từ đó đến khi có Luật Công chứng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007), Chính phủ đã có thêm hai lần ban hành các nghị định về công chứng. Đó là Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 về Tổ chức và hoạt động CCNN và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực.
Luật Công chứng được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng. Mục đích, nhằm xây dựng một đội ngũ công chứng viên khi hành nghề công chứng phải luôn tuân thủ pháp luật, có đạo đức tốt, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc, có đủ trình độ chuyên sâu và có đủ năng lực để thi hành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 240/QĐ-TTg về việc Ban hành Tiêu chí Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020.
Cuối cùng, chúng ta cũng có một cái gì đó được thiên hạ (cụ thể là Tổ chức tư vấn về rủi ro chính trị và kinh tế – PERC*)) đánh giá là nhất châu Á! Và đó là… cái sự “khó tính và gây trở ngại” của đội ngũ công chức (Tuổi trẻ chủ nhật số 13-2004, ngày 4/4/2004, tr. 9). Đây là một sự nổi tiếng ngang ngửa với tai tiếng, một “giải thưởng Mâm xôi vàng” cho các công chức Việt Nam.
Luật Công chứng năm 2006 ra đời đánh dấu bước chuyển mang tính đột phá trong quan niệm của các nhà làm luật về bản chất pháp lý và đặc biệt là về mô hình hệ thống tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam. Theo quy định của Luật này, bên cạnh hệ thống các phòng công chứng đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động, pháp luật cho phép xuất hiện một mô hình tổ chức hành nghề công chứng mới với tên gọi là “văn phòng công chứng” và xu thế này được gọi là “xã hội hoá” hoạt động công chứng.