Luật sư tư vấn về chủ đề "quan điểm Đạo Phật"
quan điểm Đạo Phật | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề quan điểm Đạo Phật.
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay; và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn.
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (Sắc là sắc thân vật lý; thọ là cảm giác; tưởng là tri giác, hành là các trạng thái tâm lý; thức là ý thức, nhận thức – có chức năng thu gom hoặc xử lý các tình huống, các đối tượng).
Trong giáo lý của Đức Phật, có ba phương cách, hay ba con đường, để thành đạt tuệ giác (bodhi). Người có chú nguyện đạt cho kỳ được mục tiêu phải tùy bản tánh mình, chọn một trong ba đường ấy là: Thinh Văn Giác (Savaka Bodhi 428), Độc Giác (Pacceka Bodhi), và Toàn Giác (Samma Sambodhi).
Nhẫn Nại cũng quan trọng như Tinh Tấn. Nhẫn Nại Ba La Mật là chịu đựng những phiền não mà người khác gây ra cho mình và gánh chịu những lỗi lầm của kẻ khác. Bồ Tát hành pháp Nhẫn Nại đến mức độ nếu phải cắt đi một cánh tay hoặc một cái chân cũng không uất ức khó chịu.
Xuất gia ba-la-mật (nekkhamma pāramī). Nekkhamma nghĩa là xuất gia, rời bỏ gia đinh, vợ con, tài sản, danh vọng, sự nghiệp để sống đời sa-môn không cửa không nhà. Cũng có nghĩa là rời bỏ đời sống tại gia - nơi tương quan, tương duyên phát sanh phiền não - nghĩa là rời xa cái ổ phiền não.
Nếu có chánh kiến tức khắc có chánh tư duy, và theo đó sẽ có chánh ngữ. Tuy nhiên, đấy là trình độ của bậc thánh, của những hành giả đang trên đạo lộ siêu thế hoặc ở nơi những người có thượng căn, thượng trí.
"Dù ít tụng nhưng hành đúng giáo lý, diệt tham, sân, si, tri kiến chân chánh, tâm siêu thoát, không luyến ái, tại đây và về sau. Người ấy sẽ chứng nghiệm thành quả của đời sống phạm hạnh thiêng liêng." Kinh Pháp Cú