Luật sư tư vấn về chủ đề "tố tụng dân sự" - Trang 5
tố tụng dân sự | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề tố tụng dân sự.
Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Vậy, những người đó là ai và họ có quyền, nghĩa vụ gì trong vụ án dân sự?
Giám định một cụm từ dường như khá xa lạ với nhiều người, bởi lẽ trong nhiều hoàn cảnh giám định sẽ được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới cách hiểu của pháp luật, thì giám định sẽ có các đặc điểm và sẽ được giao cho cơ quan chức năng thực hiện theo đúng thẩm quyền được giao.
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Toà án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Vậy, người giám hộ được xác định như thế nào trong tố tụng dân sự?
Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm. Vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định ra sao về việc kháng cáo?
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó. Vậy, Tòa án giải quyết việc dân sự theo trình tự như thế nào?
Sách "Pháp luật tố tụng dân sự tình huống và phân tích - phần thủ tục giải quyết vụ án dân sự" là cuốn sách thứ 2 trong bộ sách "Pháp luật tố tụng dân sự tình huống và phân tích" do TS. Đặng Thanh Hoa làm chủ biên.
Bảo đảm tranh tụng trong hoạt động tư pháp là chủ trương lớn của Đảng đã thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự:
Luật Minh Khuê trân trọng giới thiệu tới bạn đọc nội dung cuốn sách "Giải đáp vướng mắc trong xét xử về dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tối cao từ 2016-2021 và các án lệ công bố năm 2020-2021" (ThS. Quách Dương biên soạn)
Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của TTDS đặc biệt khi mà xu thế hội nhập quốc tế hiện nay ngày càng phát triển kéo theo đó là sự gia tăng những tranh chấp giữa các bên trong quan hệ pháp luật
Những nguyên tắc cơ bản nêu trên của tố tụng dân sự quốc tế luôn luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích chính đáng của các bên tham gia tranh chấp, góp phần thúc đẩy phát triển giao lưu dân sự quốc tế
Giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện ở chỗ, dựa vào những chứng cứ đó, Toà án, có thể .xác định được có hay không có những tình tiết chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Vậy, Tòa án dựa nào những yếu tố gì để đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự?
Xem xét và thẩm định tại chỗ là một biện pháp điều tra được Toà án thường sử dụng trong quá trình kiểm tra thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự. Vậy, hoạt động này có vai trò gì trong giải quyết vụ án dân sự?
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó. Vậy, Tòa án sẽ thực hiện theo trình tự thủ tục nào để thụ lý việc dân sự.
Đình chỉ là một phương thức xử lý đặc biệt của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trước đây, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế hay Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động chỉ quy định một loại đình chỉ duy nhất là đình chỉ giải quyết vụ án dưới hình thức “Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án”.[1]
Pháp luật là công cụ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa vào cuộc sống một phần là nhờ các quy định của pháp luật.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm tài liệu tham khảo về lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự, Luật Minh Khuê trân trọng giới thiệu nội dung cuốn sách "Lý giải một số vấn đề của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử" do TS.LS. Lưu Tiến Dũng và TS. Đặng Thanh Hoa đồng chủ biên.
Tuyên án có thể hiểu là việc Tòa án sau khi làm việc theo thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định, sau khi phân tích để làm rõ vụ việc thì đưa ra kết quả của việc xét xử đó đối với người vi phạm quy định pháp luật. Vậy theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nghị án và tuyên án được tiến hành ra sao?
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Vậy, thẩm phán sẽ dựa và những căn cứ nào để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Giám định tư pháp là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự. Vậy, ai là người có thẩm quyền trong việc trưng cầu giám định tư pháp?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành. Vậy, kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự được tiến hành như thế nào? kháng cáo và kháng nghị khác nhau ở điểm nào?