Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về ban kiểm soát trong công ty cổ phần
Ban kiểm soát là cơ quan chi có trong mô hình 1. Theo đó, mô hình này là mô hình bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Chỉ trong trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát .
.png)
Từ quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, người đọc dễ liên tưởng pháp luật về doanh nghiệp Vỉệt Nam quy định mô hình 1 chính là cấu trúc hội đồng kép (hội đồng hai tầng) trong luật công ty của các nước châu Âu như Đức hoặc Pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình này của Việt Nam không hoàn toàn theo cấu trúc hội đồng kép. Bởi vai trò của Ban kiểm soát trong pháp luật Việt Nam không giống với vai trò của cơ quan kiểm soát ữong cấu trúc trên. Cũng vì thế, trong báo cáo của mình, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng chỉ xếp Ban kiểm soát trong quàn trị của Việt Nam nằm vào nhóm các “ủy ban khác” (Other Committees) chứ không coi đây là cơ quan kiểm soát trong cấu trúc hội đồng hai tầng
2. Thành phần và thẩm quyền của Ban kiểm soát
2.1 Thành phần
Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
2.2 Thẩm quyền của ban kiểm soát
Như vậy, cũng tương tự như Hội đông quản trị, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định nhiệm kỳ của Ban kiểm soát mà chi quy định nhiệm kỳ của các thành viên Ban kiểm soát. Để bảo đảm những người quản lý không lạm quyền, cần phải có một cơ chế để giám sát. Tuy vậy, những người thực hiện chức năng giám sát về bản chất cũng chi là những người được ủy quyên từ chủ sở hữu. Do đó, nhằm tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, cần thiết phải xác định chức năng của Ban kiểm soát trong cấu trúc quản trị của công ty. Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định chức năng cơ bản nhất của Ban kiểm soát là thay mặt chủ sở hữu (cổ đông) giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc và các thành viên quản lý khác trong việc tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và việc tuân thủ nghĩa vụ của người quản lý. Từ chức năng cơ bản này, Ban kiểm soát có thẩm quyền như sau
- Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định các báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên Đại hội đồng cổ đông.
- Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả cùa hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty...
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Để có thể thực hiện chức năng giám sát, Ban kiểm soát có quyền xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Luật cũng cho phép Ban kiểm soát có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty cũng như mở ra khả năng sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ trên .
Để có thể thực hiện chức năng giám sát, Ban kiểm soát có quyền xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Luật cũng cho phép Ban kiểm soát có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty cũng như mở ra khả năng sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ trên .
3. Cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần
Cấu trúc hội đồng kép theo Luật công ty của Đức có hai đặc điểm quan trọng nhất: (i) cấu trúc quản trị - điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc {two-tier board model), và (ii) có thể có sự tham gia nhất định cùa đại diện người lao động vào hội đồng phía trên {co-determinatỉorì). cấu trúc quàn trị nội bộ của công ty cổ phần (AG) theo luật Đức gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng giám sát {Aufsichtsrat) và Hội đồng quản trị {Vorstand). Theo luật của Đức, việc quản lý, điều hành công ty cổ phần được phân chia cho hai cơ quan là Hội đồng giám sát và Hội đồng quản trị như một thiết chế hai tầng mà ở đó Hội đồng giám sát nằm ở tầng trên. Vì thế, giới luật học trên thế giới gọi đây là cấu trúc hội đồng kép {dual board) hay hội đồng hai tầng {two-tier board).
về nguyên tắc, Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn thành viên của Hội đồng giám sát. Song, người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của Hội đồng giám sát theo Đạo luật về sự tham gia của người lao động vào quàn trị công ty nãm 1952 và 1976. Theo đó, tỷ lệ số thành viên của Hội đồng giám sát do người lao động bầu chọn và cổ đông bầu chọn sẽ phụ thuộc vào số lao động của công ty. Đại diện do phía người lao động và cổ đông bầu chọn trong Hội đồng giám sát đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Đối với các công ty cổ phần sử dụng trên 500 lao động, một phần ba tổng số thành viên của Hội đồng giám sát sẽ do phía người lao động bầu chọn. Nêu công ty sử dụng trên 2.000 lao động thì một nửa số thành viên của Hội đồng giám sát phải là đại diện do người lao động và công đoàn bầu chọn, song Chủ tịch của Hội đồng giám sát sẽ phải là người do cổ đông lựa chọn, và người này sẽ cổ lá phiếu quyết định khi số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau (casting vote). Hội đồng giám sát có thẩm quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của Hội đồng quản tri (Vorstand). Không những thế, Hội đồng giám sát còn tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Các thành viên cùa Hội đồng quản trị cùng nhau chịu trách nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường xuyên và báo cáo thường xuyên với Hội đồng giám sát.
Như vậy, Hội đồng giám sát trong cấu trúc hội đồng hai tầng, ví dụ, theo luật Đức, không giống với Ban kiểm soát hay Hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Bởi lẽ: (i) Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam do Đại hội đồng cổ đông bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị; (ii) Ban kiểm soát không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của bộ máy quản lý, điều hành; (iii) Ban kiểm soát cũng không cỏ chức năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty như Hội đồng giám sát theo luật Đức. Hội đồng quản trị theo pháp luật Việt Nam là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn và chỉ bao gồm các thành viên do cổ đông bầu chọn mà thôi. Khác vói ở Đức, người lao động trong các công ty cổ phần ở Việt Nam không có quyền lựa chọn và cử đại diện của mình tham gia Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần ở Việt Nam có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc và những chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty. Nó cũng giám sát bộ máy điều hành, nhưng nó không có chức năng giám sát rộng như Hội đồng giám sát theo luật Đức vì một phần quyền lực này đã thuộc về Ban kiểm soát của công ty theo luật định. Thêm nữa, thành viên của Hội đồng giám sát theo luật Đức không thể đồng thời có mặt trong Hội đồng quản trị, trong khi thành viên của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần của Việt Nam thì có thể nắm giữ các chức vụ điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Theo nguồn: Bùi Xuân Hải: So sánh cẩu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, 6-2006.
4. Tiêu chuẩn, điều kiện của Ban kiểm soát
Xuất phát từ chức năng giám sát hoạt động quản lý và người quản lý trong công ty, yêu cầu đầu tiên để bảo đảm tính hiệu quả là các thành viên Ban kiểm soát phải độc lập với người quản lý trong công ty.
Mặt khác, hoạt động giám sát là hoạt động mang tính nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán. Do đó, trên thực tế, các công ty luôn yêu cầu thành viên Ban kiểm soát phải là người có năng lực về kế toán/kiểm toán. Cụ thể, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đê, mẹ nuôi, con đè, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác;
- Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
Ngoài ra, Điều lệ của các công ty có thể quy định thêm các điều kiện khác.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê