Mục lục bài viết
1. Khái quát thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra nhà nước về lao động là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có chức năng xem xét, kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị sử dụng lao động.
Theo Bộ luật lao động của năm 1994, được sửa đổi, bổ sung (năm 2002), thanh tra nhà nuớc về lao động có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1) Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an.toàn lao động và vệ sinh lao động;
2) Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
3) Tham gia xây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
5) Xử lí theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lí các vi phạm pháp luật lao động.
2. Mục đích thanh tra
2. Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội. Các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời từ đó bổ sung những nội dung mới nhằm mục đích tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra trong thực tiễn.
Không những thế, luật Thanh tra mới còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Chính bởi vì thể mà nội dung của hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi đáng kể cụ thể như sau: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành,…
Đặc biệt cần lưu ý theo quy định của luật Thanh tra là đối với những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra là do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình cần phải thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra còn phải tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, ta nhận thấy mục đích hoạt động thanh tra là để nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra được lập ra nhằm mục đích là để xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của các tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định một cách cụ thể để nhằm phục vụ cho các hoạt động của việc quản lý nhà nước, giúp các chủ thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng như Nhà nước.
Hay hiểu một cách đơn giản, thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước về lao động bao gồm: cơ quan thanh tra lao động và an toàn lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; cơ quan thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan thanh tra vệ sinh lao động thuộc Bộ Y tế.
Hình thức giám sát của nhân dân thông qua ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
Nhằm phát huy quyển dân chủ của nhân dân, Pháp lệnh thanh tra (năm 1990) (đã được thay thế bởi Luật thanh tra của năm 2004) đã có quy định về thanh tra nhân dân.
4. Ban thanh tra
Theo quy định của Luật thanh tra (năm 2004), hoạt động thanh tra nhân dân được tiến hành bởi ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân là tổ chức của quần chúng được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn tổ chức và trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ năm đến mười một thành viên. Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nhiệm kì của Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn là hai năm. Trong nhiệm kì, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân để ra phương hướng, nội dung, kế hoạch hoạt động của mình. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Khi cần thiết, Trưởng Ban thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân : dân, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân viên chức hoặc hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do ban chấp hành công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Ban thanh tra nhân dân có từ ba đến chín thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kì của Ban thanh tra nhân dân là hai năm. Trong nhiệm kì, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì ban chấp hành công đoàn cơ sở để nghị hội nghị công nhân, viên chức hoặc hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Căn cứ vào nghị quyết hội nghị công nhân, viên chức hoặc hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của ban chấp hành công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân thành lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với ban chấp hành công đoàn cơ SỞ, hội nghị công nhân, viên chức hoặc hội nghị đại biểu công nhân viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
5. Nội dung thanh tra lao động
Ta có thể hiểu thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện theo pháp luật lao động của một tổ chức, cá nhân do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thực hiện theo một trình tự mà pháp luật quy định trước đó nhằm mục đích phục vụ cho quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức, cá nhân khác.
Pháp luật nước ta quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra lao động. Cụ thể, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm các cơ quan sau đây:
Thứ nhất: Thanh tra Bộ lao động – thương binh và xã hội (gọi tắt là thanh tra Bộ).
Thứ hai: Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là thanh tra Sở).
Ngoài ra, một số cơ quan khác được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
- Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.
- Cục quản lý lao động ngoài nước.
+ Cục an toàn lao động.
Theo Điều 214 Luật lao động năm 2019 quy định về nội dung thanh tra lao động như sau:
- Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động.