1. Thu nhập một tháng 5 triệu có được nuôi con?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi có trường này muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi và vợ đã sống với nhau được ba năm rồi và có 1 đứa con trai được 18 tháng tuổi, nhưng mỗi lần cãi nhau là tôi đòi ly hôn. Vợ tôi cứ đòi ly hôn hoài nhưng tôi không muốn ly hôn.
Nếu ly hôn tôi có được quyền nuôi con không? Tôi thu nhập mỗi tháng 5 triệu còn vợ tôi thu nhập mỗi tháng 2 triệu 8 trăm. Tôi làm nhân viên bán hàng còn vợ tôi làm thợ may. Trình học vấn của tôi 12/12, còn vợ tôi 1/12, tài sản chung không có. Tôi có giấy chứng nhận vợ tôi bị nhiễm HIV/AIDS được 5 năm rồi, còn tôi xét nghiệm thì không bị nhiễm bệnh. Và con tôi cũng không bị nhiễm bệnh.
Thưa luật sư những gì tôi nói là sự thật, nếu ra tòa ly hôn tôi có quyền được nuôi con không?
Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn !
Người gửi: Le

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định pháp luật thì không có điều nào cấm phụ nữ nhiễm HIV kết hôn và nuôi con cả.

Khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Theo như bạn trình bày thì vợ bạn cũng có thu nhập, cũng có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Như vậy, theo quy định của pháp luật và thực tế bạn trình bày thì phần lớn vợ bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con.

>> Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay?

 

2. Thăm nuôi con khi gia đình xảy ra xích mích?

Xin chào luật sư ! Xin luật sư cho em hỏi vấn đề sau: Em lập gia đình năm 2007, có một con trai 6 tuổi. Hai vợ chồng sống với nhau bình thường, Đến năm 2011 em không có ấn tượng đẹp trong mắt mẹ vợ nên xảy ra mâu thuẫn nhỏ khiến mẹ vợ đuổi em ra ngoài và cấm vợ em theo em. Từ đó em và vợ phải sống riêng mặc dù em và vợ em không muốn nhưng không cãi lời mẹ vợ được.
Đến đầu năm 2015 không hiểu lý do gì mà vợ em mang con đi đâu mà cắt đứt mọi thông tin liên lạc. Tất cả thành viên trong nhà vợ cũng thay đổi số liên lạc và chỗ ở trong khi em và vợ không có gây hay xảy ra chuyện gì mà sao lại bỏ đi hết không nói một lý do gì. Tới tháng 6 năm 2015 sau 6 tháng ròng rã em mới tìm được chỗ ở và tới để thăm con. Nhưng bị em vợ và mẹ vợ ngăn cản dữ dội nhất định không cho em và vợ con gặp mặt , sau đó dùng lời lẽ đe dọa cùng sử dụng thái độ bạo lực để ngăn cản tới cùng.
Tình hình như vậy thì em phải làm sao để được thăm con và có cần làm đơn nhờ cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ?
Xin luật sư tư vấn, em xin cám ơn nhiều.

Trả lời :

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn không phải do mâu thuẫn và cũng không thuộc trường hợp ly hôn mà bạn không được gặp con, nguyên nhân chỉ do bạn không được vừa lòng bên gia đình nhà vợ nên gia đình nhà vợ buộc đưa vợ và con bạn đi không muốn bạn gặp họ. Hơn nữa họ dùng các biện pháp để ngăn bạn không được gặp con và vợ, họ cũng dùng các biện pháp không đúng tình đúng lý để ngăn cản bạn gặp con. Như vậy, họ đã xâm phạm đến quyền nuôi dạy con của bạn theo Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha và mẹ như sau :

" 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.".

Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn, đầu tiên bạn cần có bàn bạc và thỏa thuận với gia đình vợ đưa ra hướng giải quyết cho sự việc này. Và yêu cầu đưa ra lý do chính đáng vì sao bạn lai không được gặp vợ và con mình. Nếu không thỏa thuận được bạn cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề cho gia đình bạn. Bạn cần đưa đơn đến Cơ quan có thẩm quyền nơi gia đình bạn cư trú để đòi lại quyền lợi cho mình.

Mọi vướng mắc quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến gọi : 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

 

3. Điều kiện để được thay đổi người trực tiếp nuôi con?

Thưa luật sư: vợ chồng cháu gái tôi được tòa án nhân dân huyện a xử ly hôn sơ thẩm vào ngày 16 tháng 9 năm 2016. theo nội dung của quyết định sơ thẩm thì cháu gái tôi có quyền nuôi con. tuy nhiên, về phía gia đình chồng cháu gái tôi đã làm đơn kháng cáo tối tòa án nhân dân tỉnh. Sau đó, gia đình phía chồng cháu tôi rút đơn kháng cáo và vào ngày 23 tháng 12 năm 2016 tòa án nhân dân tỉnh đã ra quyết định đình chỉ vụ án. quyết định đình chỉ vụ án đã được chuyển về chi cục thi hành án dân sự huyện a. ngày 03 tháng 01 năm 2017 cháu gái tôi đã đến chi cục thi hành án dân sự huyện a để làm đơn yêu cầu thi hành án. ngày 05 tháng 01 năm 2017 chi cục thi hành án dân sự huyện a đã ra quyết định thi hành án theo đơn với nội dung buộc chồng cháu gái tôi phải giao con cho cháu gái tôi nuôi dưỡng. đến ngày 12 tháng 01 năm 2017 chồng cháu gái tôi nộp đơn tại tòa án nhân dân huyện a ( tòa xét xử sơ thẩm) để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
Vậy tôi xin hỏi, tòa án nhân dân dân huyện a có quyền thụ lý đơn thay đổi quyền nuôi con của chồng cháu gái tôi không? nếu cháu gái tôi vẫn muốn giữ quyền nuôi con thì phải làm như thế nào?
Mong luật sư giúp đỡ. tôi xin chân thành cảm ơn!

Điều kiện để đươc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Luật sư tư vấn luật Hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ vào điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, Tòa án chỉ thụ lý vụ án này chỉ khi bố mẹ của cháu bé có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

>> Bài viết tham khảo thêm: Sau ly hôn có được thay đổi quyền nuôi con không?

 

4. Muốn bắt chồng phải cấp tiền nuôi con thì có được không?

Xin luật sư Minh Khuê cho em hỏi: Em lấy chồng gần 6 năm và hiện tại có một con gái gần 4 tuổi. Cách đây 2 năm em có vay tiền cho chồng em đi lao động tại Hàn Quốc.Nay chồng em ngoại tình và còn tuyên bố muốn bỏ em để lấy vợ mới. Vậy em xin hỏi luật sư trong trường hợp của em thì em có thể làm được gì? Em muốn bắt chồng em phải cấp tiền cho em nuôi con thì có cách nào không?
Em vì thương con nên không muốn ly hôn bây giờ và chồng em cũng đi chưa về. Vậy xin hỏi luật sư nếu sau này chồng em về và nhất quyết đòi ly hôn thì em có quyền được chia tai sản là tiền anh ấy làm ra trong thời gian đi làm việc ở Hàn Quốc không? Và về quyền nuôi con em có lợi thế gì không khi từ trước đến nay em phải một mình nuôi cháu?
Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

4.1 Chia tài sản khi vợ chồng ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chia tài sản khi vợ chồng ly hôn như sau:

"3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."

Như vậy, chúng ta thấy rằng, khi vợ chồng, thì những tài sản được xác định là tài sản chung của vợ chồng đều được đem ra chia. Vậy, tiền lương hay còn gọi là thu nhập từ lao động của vợ chồng có được coi là tài sản chung hay không?

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".

Khoản 1 Điều 33 nêu trên đã xác định rõ tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, hoàn toàn có căn cứ pháp lý để khẳng định rằng tiền lương của chồng bạn làm ra trong thời gian làm việc tại nước ngoài khi chưa ly hôn với bạn chính là tài sản chung của vợ chồng, và khi xảy ra sự kiện ly hôn bạn được quyền phân chia tài sản đó.

 

4.2 Quy định về quyền nuôi con cái.

Bạn không nói rõ con chung của vợ chồng bạn bao nhiêu tuổi, cũng như điều kiện về trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho con sau khi vợ chồng ly hôn nên chúng tôi không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn cho bạn. Chúng tôi chỉ có thể xác định giúp bạn những căn cứ để xác định việc giao con cho cha hay mẹ nuôi.

  • Nếu con của bạn dưới 3 tuổi thì pháp luật dành cho người mẹ quyền ưu tiên bằng quy định: "con dưới 36 tháng tuổi thì được giao trực tiếp cho mẹ nuôi".
  • Nếu con trên 3 tuổi thì quyền của cha và mẹ là ngang nhau.
  • Nếu con từ đủ 7 tuổi thì Tòa án xem xét cả nguyện vọng của con là muốn ở với cha hay với mẹ.

- Về điều kiện: Có 2 căn cứ để xác định là điều kiện về vật chất - tức khả năng kinh tế, tài chính và điều kiện về tinh thần - tức điều kiện về thời gian chăm sóc con, chỗ ở, môi trường sống, phẩm chất đạo đức của người cha người mẹ, sức khỏe của người cha người mẹ...

Nếu xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ nêu trên.

Những điều cần lưu ý: Nếu xảy ra sự kiện ly hôn, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu được phân chia tiền lương của chồng bạn làm ra trong thời gian làm việc ở nước ngoài khi chưa ly hôn với bạn. Về vấn đề giành quyền nuôi con còn phải xem xét các yếu tố khác.

>> Tham khảo bài viết: Làm thế nào để bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn?

 

5. Phải làm gì để được nuôi con khi vợ không đủ điều kiện nuôi?

Xin chào luật sư vợ chồng tôi kết hôn từ cuối năm 2011 ( tôi là chồng ), sau 3 năm chung sống và đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn và không thể hàn gắn. Chúng tôi đã quyết định ly hôn theo sự đồng ý của 2 bên.
Hiện chúng tôi đã có vs nhau 1 đứa con trai 3 tuổi. trước đây thì chúng tôi ở cùng với bố mẹ tôi , nhưng sau khi xay ra mâu thuẫn và không thể chung sống được thì vợ tôi đã chuyển về ở vs bố mẹ cô ấy. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn là tôi muốn là người trực tiếp nuôi con thì trong đơn ly hôn tôi phải trình bày như thế nào? vì cô ấy không có đủ khả năng để nuôi con và tôi phải trình bày thế nào trước tòa?
Mong luật sư tư vấn giúp tôi. tôi xin chân thành cảm ơn !

Chồng muốn trực tiếp nuôi con vì vợ không đủ điều kiện nuôi thì phải làm thế nào?

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, goi: 1900.6162

Trả lời

Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc nuôi dưỡng, chăm sóc con sai khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, trước tiên hai anh chị phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định về người trực tiếp nuôi con dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con. Quyền lợi mọi mặt của con bao gồm cả quyền lợi về vật chất lẫn tinh thần. Do vậy, trong quá trình tranh chấp quyền nuôi con anh cần thể hiện được yếu tố vật chất và tinh thần của anh để đảm bảo con có cuộc sống tốt nhất khi được anh trực tiếp nuôi dưỡng.

Trong trường hợp con anh đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để quyết định người trực tiếp nuôi con.

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Công ty luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)