TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3659 : 1981
TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ - ĐỊNH VỊ VÀ KẸP CHẶT CÁC KÝ HIỆU VẼ QUY ƯỚC
Documentation technological - Bases and clamps, Symbolic representations.
Lời nói đầu
TCVN 3659 : 1981 do Trường Đại Học Kỹ Thuật Quân Sự - Bộ Quốc Phòng biên soạn. Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ - ĐỊNH VỊ VÀ KẸP CHẶT CÁC KÝ HIỆU VẼ QUY ƯỚC
Documentation technological - Bases and clamps, Symbolic representations.
Tiêu chuẩn này quy định thống nhất về những ký hiệu định vị, kẹp chặt dùng trong các tài liệu công nghệ chế tạo máy và chế tạo khí cụ.
1. Ký hiệu định vị:
1.1. Ký hiệu định vị quy ước phải theo Bảng 1
1.2. Ký hiệu quy ước của tất cả các loại mũi tâm được biểu thị trùng với đường tâm và tiếp xúc với đường bao của chi tiết gia công.
1.3. Những ký hiệu định vị hoặc kẹp chặt khác được biểu thị trên đường bao của bề mặt làm chuẩn hoặc kẹp chặt. Trường hợp đặc biệt, những ký hiệu này cho phép biểu thị trên đường bao kéo dài.
1.4. Để đơn giản hóa bản vẽ phác họa cho phép biểu thị bất kỳ dạng định vị nào bằng dấu cùng với các ký hiệu kẹp chặt.
1.5. Khi dùng nhiều vấu (gối) tỳ cùng loại để định vị chi tiết thì trên mặt chiếu nhìn đằng trước, nhìn đằng sau và bên cạnh chỉ cần biểu thị một dấu theo Bảng 1. Khi đó số lượng vấu (gối) tỳ cần thiết để định vị bề mặt phải ghi bên phải của dấu ký hiệu định vị.
1.6. Các vấu (gối) tỳ trên mặt chiếu từ trên xuống và từ dưới lên phải ký hiệu đầy đủ, đúng vị trí cần thiết.
1.7. Hình dạng bề mặt làm việc của các chi tiết định vị và cơ cấu kẹp được biểu diễn các ký hiệu quy ước trong Bảng 2.
Ký hiệu quy ước của hình dạng và bề mặt làm việc từ Hình 1 đến Hình 5 được ghi bên trái ký hiệu các chi tiết định vị và kẹp chặt như trên ví dụ Hình 17, 18, 19 Phụ lục 1.
Ký hiệu quy ước của hình dạng bề mặt làm việc lồi lõm (Hình 6) được dùng kết hợp với các ký hiệu quy ước của chi tiết định vị kẹp chặt như trên ví dụ Hình 8, Hình 10, Hình 18 phụ lục 1 và Hình 21, Hình 27, Hình 28 Phụ lục 2.
2. Ký hiệu kẹp chặt
2.1. Ký hiệu kẹp chặt quy ước phải theo Bảng 3
2.2. Cho phép biểu diễn kẹp chặt liên động như biểu diễn kẹp chặt, trong trường hợp hình chiếu các điểm đặt lực kẹp trùng nhau.
3. Trình bày sơ đồ định vị và kẹp chặt
3.1. Khi vị trí định vị và kẹp chặt trùng nhau thì phải biểu diễn kết hợp cả hai dấu định vị và kẹp chặt tương ứng tại điểm đó.
3.2. Mỗi lần gá trong quy trình công nghệ phải trình bày trên một sơ đồ riêng.
3.3. Cho phép chỉ biểu diễn các dấu định vị và kẹp chặt trên một hình chiếu nếu trên hình chiếu đố thể hiện đầy đủ nội dung của định vị kẹp chặt.
Bảng 1 - Ký hiệu định vị
Tên gọi | Ký hiệu trên các mặt chiếu | ||
Nhìn trước, nhìn sau, và bên cạnh | Trên xuống | Dưới lên | |
1 | 2 | 3 | 4 |
1 Vấu (gối) tỳ cố định |
|
|
|
2 Vấu (gối) tỳ di động |
|
|
|
3 Vấu (gối) tỳ tựa lựa |
|
|
|
4 Vấu (gối) tỳ điều chỉnh |
|
|
|
5 Mũi tâm tĩnh |
| Không cần | Không cần |
6 Mũi tâm quay |
| - | - |
7 Mũi tâm tự lựa |
| - | - |
8 Trục gá trụ, mâm cặp vấu, mâm cặp chấu bóp |
|
|
|
9 TRục goá trụ, mâm cặp vấu, mâm cặp chấu bóp định vị bằng bi |
|
|
|
10 Mâm cặp tốc |
|
|
|
Bảng 2 - Ký hiệu hình dạng bề mặt làm việc của các cơ cấu định vị, kẹp chặt
Tên gọi | Ký hiệu trên các mặt chiếu |
1 Mặt phẳng | Hình 1 |
2 Mặt cầu | Hình 2 |
3 Mặt trụ | Hình 3 |
4 Mặt khối chữ V và mặt đa cạnh | Hình 4 |
5 Mặt côn | Hình 5 |
6 Mặt nhám lồi lõm (mặt khía nhám bề mặt ren, mặt then hoa) | Hình 6 |
Bảng 3 - Ký hiệu kẹp chặt
Tên gọi | Ký hiệu trên các mặt chiếu | ||
Nhìn trước, nhìn sau, và bên cạnh | Trên xuống | Dưới lên | |
Kẹp đơn cơ khí |
|
|
|
Kẹp liên động cơ khí |
|
|
|
Kẹp đơn thủy lực |
|
|
|
Kẹp liên động thủy lực |
|
|
|
Kẹp đơn khí nén |
|
|
|
Kẹp liên động khí nén |
|
|
|
Kẹp đơn dùng điện và điện từ |
|
|
|
Kẹp liên động dùng điện và điện từ |
|
|
|
PHỤ LỤC 1
|
Tên gọi | Biểu diễn | Tên gọi | Biểu diễn |
Mũi tâm trơn | Hình 7 | Mâm cặp ba vấu | Hình 14 |
Mũi tên có khía | Hình 8 | Mâm cặp hai vấu khí nén | Hình 15 |
Mũi tâm quay | Hình 9 | Mâm cặp ba vấu thủy lực | Hình 16 |
Mũi tâm quay có côn ngược, bề mặt làm việc có dạng khía nhám | Hình 10 | Vấu tỳ điều chỉnh bề mặt làm việc có dạng cầu lồi | Hình 17 |
Chống tâm và kẹp tốc | Hình 11 | Trục gá hình trụ có ren ngoài | Hình 18 |
Luy nét di động | Hình 12 | Trục gá côn dùng con lăn | Hình 19 |
Luy nét cố định | Hình 13 |
PHỤ LỤC 2
Một số ví dụ trình bày sơ đồ định vị
Tên gọi | Biểu diễn | Tên gọi | Biểu diễn |
Chống tâm (một đầu tâm trơn cố định, một đầu tâm quay), cặp tốc, đỡ luy nét di động | Hình 20 | Định vị bằng trục gá đàn hồi hình trụ và mặt mút | Hình 25 |
Chống một đầu bằng mũi tâm có khía, còn đầu kia là tâm trơn di động | Hình 21 | Định vị bằng mặt đáy và trục gá thủy lực | Hình 26 |
Chống hai đầu bằng mũi tâm trơn, định vị ở mặt mút, cặp tốc, đỡ luy nét cố định | Hình 22 | Định vị bằng mặt mút và trục gá có ren | Hình 27 |
Định vị bằng mặt đáy và má của êtô | Hình 23 | Định vị bằng mặt mút và trục gá then hoa | Hình 28 |
Định vị bằng mặt đáy và khối chữ V | Hình 24 |