Mục lục bài viết
- 1. Tranh chấp đất quốc phòng được giải quyết như thế nào theo luật đất đai ?
- 2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất ruộng được giao?
- 3. Tranh chấp đất đai dẫn đến hành vi đe dọa người khác thì xử lý thế nào ?
- 4. Giải quyết tranh chấp đất được thừa kế ?
- 5. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất do cơ quan phân cho Bố Mẹ đã đứng tên anh trai ?
- 6. Tư vấn trường hợp tranh chấp đất lấn chiếm ?
1. Tranh chấp đất quốc phòng được giải quyết như thế nào theo luật đất đai ?
Đến năm 2000 nhà máy được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào mục đích quốc phòng. Đến năm 2012 nhà máy được UBND tỉnh Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất- Mục đích sử dụng: Đất quốc phòng.
Hiện nay đất quốc phòng của Nhà máy đang xảy ra tranh chấp 4.000 m2 đất thuộc Thị Trấn T.B với bà P.T.H công dân xã Đ.B, H. Yên Sơn, Tuyên Quang. Nhà máy đã làm đơn đề nghị UBND thị trấn T.Bì đứng ra hòa giải. Trong quá trình hòa giải UBND TT T.B đề nghị hai bên cung cấp giấy tờ chứng minh đất đó thuộc quyền sử dụng của mình. Nhà máy đã cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết. Bà P.T.H không cung cấp được một loại giấy tờ nào để chứng minh lô đất thuộc quyền sử dụng của mình(theo sự tìm hiểu của tôi và UBND thị trấn T.B nơi có đất xảy ra tranh chấp thì bà H không có một loại giấy tờ gì liên quan đến khu đất trên). Nhà máy đang có nhu cầu sử dụng khu đất này vào mục đích xây dựng nhà xưởng để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
Vậy xin hỏi chúng tôi cần có thủ tục tiếp theo như thế nào để lấy lại khu đất trên sử dụng vào mục đích của Nhà máy.
Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!
Người gửi: Đ.H.P.
>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai: 1900.6162
Trả lời:
Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Qua những gì bạn trình bày thì bà H với nhà máy đang tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với 4000 m2 đó, mặc dù chưa hòa giải nhưng qua những gì bạn tìm hiểu thì bà H không có giấy tờ nào chứng minh được bà H có quyền sở hữu đối với mảnh đất đang tranh chấp. Nếu trong quá trình tiến hành hòa giải tại cơ sở thì kết quả có thể là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành
Trong trường hợp hòa giải thành thì các bên sẽ phải ký vào biên bản hòa giải theo quy định tại khoản 4, điều 202 Luật đất đai 2013
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Và sau đó dựa trên những gì đã thỏa thuận được trong biên bản hòa giải thành các bên sẽ thực hiện. Còn trong trường hợp hòa giải không thành thì căn cứ vào khoản 1, điều 203 Luật đất đai 2013.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Do bên bà H không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh được bà có quyền sở hữu đối với mảnh đất đang tranh chấp và phía bên nhà máy thì có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phía bên Nhà máy có quyền khởi kiện bà H ra Tòa án nhân dân giải quyết.
Cụ thể, Nhà máy Z sẽ phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất theo điểm c khoản 1, điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011):
Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Vậy, để lấy được khu đất trên thì nếu hòa giải thành các bên sẽ thực hiện theo những gì đã thỏa thuận được, còn nếu hòa giải không thành thì Nhà máy có thể đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản, tức tòa án nhân dân huyện Yên Sơn
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp
2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất ruộng được giao?
3. Tranh chấp đất đai dẫn đến hành vi đe dọa người khác thì xử lý thế nào ?
>> Luật sư trả lời: Hỏi đáp pháp luật về đất đai về cách thức giải quyết tranh chấp đất đai ?
4. Giải quyết tranh chấp đất được thừa kế ?
1/ Họ kiện như vậy tòa có thụ lý không?
2/ Ba anh em chúng tôi có trách nhiệm gì tại vụ kiện này không?
Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, về việc Tòa có thụ lý vụ án hay không?
Theo quy định tại Khoản 1-Điều 171- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 (BLTTDS 2004, sđ 2011), thì Tòa án sẽ được thụ lý vụ án trong trường hợp:
“ Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.”
Xét về thẩm quyền giải quyết vụ án, theo quy định tại Điều 25- BLTTDS 2004 sđ 2011 có ghi:
“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Trường hợp tranh chấp bạn nêu thuộc khoản 7 :” tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.“ cùng với điều kiện những người khởi kiện đủ điều kiện khởi kiện về năng lực chủ thể, vụ án chưa được giải quyết bằng bản án hoặc
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào thì đã đủ các điều kiện để thụ lý. Vì vậy, Tòa án sẽ thụ lý vụ án này.
Thứ hai, về trách nhiệm của anh em bạn ?
Đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất mang tên mẹ bạn, mẹ bạn mất nên quyền sử dụng đất đó sẽ được chia , nếu mẹ bạn không để lại di chúc thì sẽ chia theo pháp luật, di sản sẽ được chia theo các hàng thừa kế tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005, vì vậy 3 anh em bạn sẽ là các đồng thừa kế quyền sử dụng mảnh đất đó, khi tham gia phiên tòa 3 anh em bạn sẽ tham gia với tư cách đương sự, cung cấp các tài liệu chứng cứ để giải quyết vụ án.
>> Tham khảo nội dung: Phần đất và phần không gian trên phần lối đi chung được quy định như thế nào trong xây dựng?
5. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất do cơ quan phân cho Bố Mẹ đã đứng tên anh trai ?
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì từ khi được giao mảnh đất, anh trai bạn là người đứng tên trên các giấy tờ đất, không biết trong đó anh trai bạn đã đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, nếu đã có thì mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của anh trai bạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Trong đó, việc chiếm hữu ngay tình, liên tục được quy định như sau:
Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Điều 182. Chiếm hữu liên tục
1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.
Như vậy, do gia đình bạn đã sinh sống tại mảnh đất đó từ năm 1988 đến nay mà không có tranh chấp nên có quyền chiếm hữu đối với mảnh đất đó. Ngoài ra, điều 101 Luật Đất đai năm 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Vậy nếu bạn thỏa mãn một trong hai điều kiện trên thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên trong trường hợp anh chị bạn có tranh chấp thì để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn cần phải thỏa thuận được với người anh có tên trên giấy tờ đất trước đây. Đơn xác nhận của của các anh chị em khác chưa đủ là điều kiện để xác định mảnh đất không có tranh chấp.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua bộ phận luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162 - Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
6. Tư vấn trường hợp tranh chấp đất lấn chiếm ?
Tuy nhiên, ông B đã xây dựng tường rào lấn chiếm sang đất của tôi. Tôi đã gửi đơn nhờ UBND xã giả quyết yêu cầu ông B trả lại phần đất bị lấn chiếm. Xã đã yêu cầu tôi phải kêu người đến đo đạc lại lô đất tranh chấp, nếu dư sẽ buộc ông B trả lại. Tuy nhiên, nếu trả thì xã giải quyết trả cho tôi phần đất khác (phần đất ông B chưa xây cất), nhưng bên tôi không đồng ý vì phần đất này rất khó khăn trong việc sử dụng và miến đất của tôi không còn được vuông vức như trước nữa.Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
Thứ nhất: Việc đo đạc là do gia đình tôi tự thuê người đo, hay địa chính xã, hay cơ quan nào tiến hành việc đo đạc.
Thứ hai: Gia đình tôi không đồng ý phần đất xã giải quyết, muốn bên B trả đúng phần đất bị lấn chiếm của tôi thì cần làm những thủ tục gì. ?
Rất mong được sự hướng dẫn giúp đỡ của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất: Việc đo đạc là do gia đình bạn tự thuê người đo, hay địa chính xã, hay cơ quan nào tiến hành việc đo đạc?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013 về Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì:Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất;
b) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c) Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ, quyền sở hữu nhà ow và tài sản khác gắn liền với đất.
d) Tư vấn xác định giá đất;
đ) Đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì việc đo đạc để chứng minh ông B có hành vi lấn chiếm sẽ do cơ quan địa chính cấp xã tiến hành đo đạc và bạn phải trả khoản tiền dịch vụ cho việc đo đạc này.
Thứ hai: Gia đình tôi không đồng ý phần đất xã giải quyết, muốn bên B trả đúng phần đất bị lấn chiếm của bạn thì cần làm những thủ tục gì?
Theo quy định tại Điều 208 Luật đất đai 2013 thì:
Điều 208. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Như vậy, trong trường hợp trên, Nếu ông B có hành vi vi phạm là lấn chiếm sang phần đất nhà bạn thì Chủ tịch ủy ban nhân dân xã phải buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Nếu bạn không đồng ý với phần giải quyết của UBND xã thì bạn có hai cách để tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:
Cách thứ nhất là khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013
Cách thứ hai là khiếu nại Quyết định hành chính của Chủ tịch UBND xã theo quy định tại Điều 204 Luật đất đai 2013.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai - Công ty luật Minh Khuê