1. Đối với người tới tuổi hưu vẫn ký tiếp HĐLĐ với cty sẽ không tham gia BHXH nữa, vậy NLĐ này có được tăng lương theo thang lương nữa không? và thời hạn HĐ là bao lâu? nếu qua 2 lần ký HĐ có xác định thời hạn thì lần thứ 3 có được ký HĐ không xác định thời hạn không?
2. Đối với người LĐ làm 1 lúc 2 cty và tham gia BHXH bên cty kia thì HĐLĐ có khác với người LĐ tham gia BHXH bên cty tôi không?
3. Khi có quyết định tăng lương cho người LĐ, có phải làm thêm phụ lục hợp đồng lao động không?
4. Về địa điểm làm việc nếu người LĐ làm ở dự án thì tôi ghi rõ địa chỉ cty và mở ngoặc điền thêm thông tin là (theo sự điều động của trưởng phòng) như vậy có đúng không?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty Luật Minh Khuê
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này
Kính thư!
Người gửi: Phan Huong
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: - 1900.6162
Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến
Trả Lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:
- Bộ luật lao động năm 2012 quy định
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
Như vậy việc có tăng lương theo bảng lương hay không phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Hiện tại thì Bộ luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có một quy định cụ thể về việc giao kết loại hợp đồng lao động nào với người lao động cao tuổi vì vậy công ty có thể kí kết hợp đồng lao động với người lao động theo một trong các loại hợp đồng theo điều 22 BLLĐ.
- Điều 4 nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định: