BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/VBHN- BGDĐT | Hà Nội, 04 tháng 3 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNHQUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊNNGHIỆP
Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêuchuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, có hiệu lựckể từ ngày 01 tháng 12 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục trường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, có hiệu lực kể từngày 01 tháng 01 năm 2013.
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Theođề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục1,
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 22. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 33. ChánhVăn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ trưởngVụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dụcvà Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp; Giám đốc cáctổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊUCHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh vàđối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp.
2. Quy định này được áp dụng đốivới các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc loại hình công lập và tư thụctrong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Chất lượng giáo dục vàtiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp
1. Chất lượng giáo dục trườngtrung cấp chuyên nghiệp là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo cácyêu cầu về mục tiêu giáo dục trung cấp chuyên nghiệp của Luật giáo dục, phù hợpvới yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phươngvà của ngành.
2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục trường trung cấp chuyên nghiệp là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trườngtrung cấp chuyên nghiệp phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chấtlượng giáo dục.
Điều 3. Mục đích ban hành tiêuchuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành làm công cụ để trườngtrung cấp chuyên nghiệp tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đàotạo và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượngđào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trườngtrung cấp chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để người học có cơsở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Chương II
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊNNGHIỆP
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêucủa trường trung cấp chuyên nghiệp
1. Mục tiêu của trường trung cấp chuyênnghiệp được xác định rõ ràng, cụ thể, được công bố công khai, phù hợp với mụctiêu đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp quy định tại Luật giáo dục phùhợp với chức năng và nhiệm vụ của nhà trường; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lựccủa địa phương, của ngành, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
2. Mục tiêu của trường trung cấp chuyênnghiệp là căn cứ cho việc triển khai và đánh giá các hoạt động của nhà trường,được rà soát và điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo cho từng khóahọc.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chứcvà quản lý
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp chuyên nghiệpđược thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệpvà được cụ thể hóa trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Có hệ thống văn bản quy định đểtổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.
3. Tổ chức Đảng và các tổ chứcđoàn thể trong trường trung cấp chuyên nghiệp hoạt động theo quy định của phápluật; hằng năm được đánh giá tốt, có vai trò tích cực trong hoạt động của nhàtrường; công tác kết nạp đảng viên mới, đoàn viên mới trong đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên và người học được chú trọng.
4.4 Xây dựng và thực hiện các quy định về tiêu chuẩnchất lượng đào tạo đối với mỗi ngành đào tạo theo kế hoạch đã đề ra của nhàtrường; định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng đảm bảo và nâng caochất lượng cho từng khóa học.
5. Công tác kiểm tra và đánh giácác hoạt động của nhà trường được định kỳ cải tiến;kết quả kiểm tra vàđánh giá được sử dụng vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
6. Có biện pháp bảo vệ tài sản;đảm bảo an toàn về thân thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học; đảmbảo môi trường giáo dục lành mạnh; có hệ thống y tế học đường hoạt động hiệuquả.
7. Thực hiện quy chế dân chủ, tạo điềukiện để giáo viên, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương,kế hoạch của trường; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo và thực hiện đầyđủ các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáođịnh kỳ với cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý về các hoạt động của trường,lưu trữ đầy đủ các báo cáo.
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Chươngtrình đào tạo
1. Chương trình đào tạo trườngtrung cấp chuyên nghiệp được xây dựng trên cơ sở chương trình khung về đào tạotrung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộtrưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định; bảo đảm tính hệthống, thể hiện mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường laođộng.
2. Chương trình đào tạo trườngtrung cấp chuyên nghiệp được xây dựng theo hướng cập nhật những thành tựu khoahọc công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành nghề đào tạo; chú trọng tính liênthông giữa các trình độ đào tạo và các chương trình đào tạo khác.
3. Chương trình đào tạo trườngtrung cấp chuyên nghiệp được xây dựng với sự tham gia của cán bộ, giáo viêntrong trường, các chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sởsản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định.
4. Giáo trình và tài liệu giảngdạy theo chuyên ngành được biên soạn, thẩm định, phê duyệt theo quy định;đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học; được định kỳ rà soát,chỉnh lý.
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Hoạt độngđào tạo
1. Việc tuyển sinh của nhà trường đượcthực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo kháchquan, công bằng, mọi đối tượng đủ điều kiện đều có cơ hội được dự tuyển.
2. Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nộidung chương trình đã được phê duyệt; định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữacác hoạt động đào tạo với mục tiêu, nội dung chương trình đã được duyệt và điềuchỉnh cho phù hợp.
3. Kế hoạch giảng dạy môn học thể hiệnchi tiết mục tiêu, nội dung, thời gian, điều kiện, phương thức thực hiện vàđược điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường.
4. Có kế hoạch thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học nhằm phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác của ngườihọc; định kỳ tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạyhọc.
5. Đổi mới phương pháp và quytrình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, đảm bảo nghiêm túc,khách quan, chính xác, công bằng, phù hợp với hình thức đào tạo và đặc thù mônhọc; kết quả kiểm tra, đánh giá được thông báo kịp thời, công khai đến ngườihọc; định kỳ thu thập ý kiến phản hồi từ người dạy và người học để tiếp tục cảitiến công tác kiểm tra đánh giá.
6. Tổ chức kiểm tra, thi, thi tốt nghiệp,xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo; có hệ thống lưu trữ kết quả học tập, rèn luyện của người học và báocáo định kỳ cho cơ quan quản lý trực tiếp.
7. Tổ chức các hoạt động ngoạikhóa có tác động thiết thực giúp người học hình thành các kỹ năng giao tiếp,lòng yêu nghề và gắn bó với thực tiễn liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
8. Tổ chức thực nghiệm, thực hành,lao động sản xuất theo ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất,kinh doanh và dịch vụ; sản phẩm của việc triển khai thực nghiệm, thực hành vàlao động, sản xuất bù đắp được một phần kinh phí chi cho hoạt động đó.
9. Đa dạng hóa các phương thức tổ chứcđào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của người học; có sự liên kết với các cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc thực hiện đào tạo và hỗ trợ tìm việclàm cho người học sau khi tốt nghiệp.
10. Có cơ sởdữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình ngườihọctốt nghiệp, tình hình việc làmvà thu nhập sau khi tốt nghiệp.
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởngđáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp, cóphẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn và quản lý, được tập thể cán bộ, giáo viên,nhân viên nhà trường tín nhiệm và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
2.5 Có đủ sốlượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu ngành nghề; đảm bảo trình độ chuyên môn; giáoviên trung cấp chuyên nghiệp có trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn vànghiệp vụ sư phạm theo quy định, có trình độ ngoại ngữ và trình độ tin họctương ứng với nhiệm vụ được giao.
3. Việc phân công giảng dạy phùhợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và các hình thức đào tạocủa nhà trường.
4. Có kế hoạch và thực hiện tốt kếhoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng mục tiêu đàotạo; có chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thamgia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
5.6 Hằng năm,nhà trường có tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; có giáo viên thamgia và đạt giải trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc cấp ngành trởlên trong 05 năm gần đây.
6. Có kế hoạch và phương pháp đánhgiá chất lượng giảng dạy, chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạycủa giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy để thực hiện cácchính sách cho giáo viên.
7. Đội ngũ nhân viên đủ số lượng,có năng lực chuyên môn nghiệp vụ và được định kỳ bồi dưỡng; có kế hoạch tuyểndụng mới để thay thế, bảo đảm yêu cầu của các lĩnh vực công tác.
8. Thực hiện nghiêm túc việc khen thưởngvà kỷ luật; chú trọng việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần chocán bộ, giáo viên, nhân viên.
Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Người học
1. Người học được phổ biến đầy đủvề mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiệntốt nghiệp, nội quy, quy định của nhà trường ngay từ khi nhập học.
2. Người học được đảm bảo các chếđộ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khoẻ định kỳ, được đảm bảo an toàntrong trường học.
3. Người học được phổ biến các quyđịnh của luật pháp, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; đượccung cấp sách báo, tài liệu phục vụ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; địnhkỳ được nghe các buổi nói chuyện, sinh hoạt ngoại khóa để nâng cao nhận thứcchính trị.
4. Thực hiện nghiêm túc, kịp thời cáchình thức khen thưởng và kỷ luật đối với ngườihọc; các hình thức khen thưởng và kỷ luật có tác dụng giáo dục người học.
5. Người học được cung ứng cácdịch vụ phục vụ sinh hoạt, hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi và giải trí,dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu về nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm.
6. Có các hoạt động hỗ trợ hiệuquả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.
7. Người học được tham gia đánhgiá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham giađánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường trước khi tốt nghiệp.
Điều 10. Tiêu chuẩn 7: Nghiêncứu khoa học và hợp tác quốc tế
1. Hàng năm giáo viên của trườngcó các bài báo, công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí, tập san khoa học;biên soạn được giáo trình, đề cương bài giảng; 50% giáo viên có sáng kiến kinhnghiệm phục vụ cho giảng dạy và học tập.
2. Nhà trường hỗ trợ và tạo điều kiệncho cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vàoviệc nâng cao chất lượng dạy học, quản lý trong nhà trường và thực tiễn sản xuất,kinh doanh.
3. Tham gia có hiệu quả các dự án nghiêncứu và chuyển giao công nghệ do các tổ chức trong và ngoài nước triển khai, gópphần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; kết quả của cáchoạt động quan hệ, hợp tác quốc tế góp phần phát triển nguồn lực về tài chính,cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.
Điều 11. Tiêu chuẩn 8: Thưviện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác
1. Thư viện của trường có đủ tài liệu,sách báo, tạp chí để học tập và tham khảo theo yêu cầu của chương trình đàotạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học.
2. Hệ thống phòng học, giảng đườngcó đủ chỗ ngồi cho người học, đáp ứng các yêu cầu về diện tích, ánh sáng, âm thanh;có phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo.
3. Khu thực hành, bao gồm các cơsở phục vụ đào tạo bên trong và bên ngoài nhà trường, được quy hoạch riêngbiệt; được xây dựng kiên cố, có đủ các điều kiện về điện, nước, ánh sáng; códiện tích phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định; định kỳ được cải thiện, đầutư mới.
4. Đảm bảo đủ số lượng, chủng loạicác trang thiết bị, dụng cụ, học liệu cần thiết để phục vụ thí nghiệm, thực hành,thực tập cho người học; đầu tư mua sắm các loại trang thiết bị mới và hiện đại,đảm bảo an toàn trong sử dụng và vận hành.
5. Có phòng máy tính kết nối internetđáp ứng nhu cầu khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viênvà người học; có biện pháp hỗ trợ người học tiếp cận với công nghệ thông tin.
6. Có đủ các khối công trình và cơsở phục vụ đào tạo, phòng làm việc cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các phòng,các khoa, tổ bộ môn, tổ chức Đảng và các đoàn thể; các khối công trình được địnhkỳ đầu tư xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tậpvà làm việc.
7. Ký túc xá đáp ứng ít nhất 60%nhu cầu nội trú của người học; các dịch vụ sinh hoạt phục vụ người học ngàycàng được cải thiện về quy mô và chất lượng; có kế hoạch định kỳ nâng cấp, mởrộng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ.
8. Có quy hoạch tổng thể về sửdụng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoahọc và các hoạt động khác của trường; định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiệnquy hoạch tổng thể và có biện pháp điều chỉnh cần thiết.
Điều 12. Tiêu chuẩn 9: Tàichính và quản lý tài chính
1. Có đủ hệ thống văn bản quy địnhhiện hành về quản lý tài chính, có quy chế chi tiêu nội bộ; hằng năm lập dự toán,thực hiện quyết toán và báo cáo tài chính theo chế độ kế toán tài chính hiệnhành.
2. Có các nguồn lực tài chính ổn định,hợp pháp, đáp ứng các hoạt động của nhà trường; có nguồn thu từ các hoạt độngđào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập,nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
3. Thực hiện công khai tài chínhđể cán bộ, giáo viên, công nhân viên biết và tham gia kiểm tra, giám sát.
4.Có giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính. Hàng năm dành kinh phí để sửa chữa,nâng cấp hoặc xây mới; có biện pháp thu hút nguồn kinh phí từ các dự án trongnước, hợp tác quốc tế, viện trợ, vốn vay, quà tặng để đầu tư cơ sở vật chất,xây dựng nhà xưởng, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ.
Điều 13. Tiêu chuẩn 10: Quan hệgiữa nhà trường và xã hội
1. Phối hợp có hiệu quả với các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp để hoàn thành kế hoạch tuyển sinh hàng năm của nhà trường.
2. Thiết lập được mối quan hệ với cáccơ sở văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương;phát hiện, bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và tạo điều kiện về cơ sở vậtchất, tài chính phục vụ hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho ngườihọc.
3. Phối hợp với địa phương để giớithiệu truyền thống, các hoạt động và kết quả giáo dục của nhà trường, xây dựng cảnhquan sạch đẹp, môi trường lành mạnh trong và xung quanh nhà trường, giáo dục ýthức xây dựng và bảo vệ môi trường cho người học.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ,ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương cótrường trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo những điều kiện cầnthiết để trường trung cấp chuyên nghiệp phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng giáodục.
Điều 15. Tráchnhiệm của trường trung cấp chuyên nghiệp
Trường trung cấp chuyên nghiệp căn cứtình hình cụ thể của trường để lập kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượnggiáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện kế hoạch đề ra.
Điều 15a.Trách nhiệm của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục7
Các tổ chức kiểm định chất lượng giáodục căn cứ vào các tiêu chuẩn này để đánh giá, xem xét và công nhận các trườngtrung cấp chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn./.
1Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐTsửa đổi, bổ sung một số điều củaQuyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục trường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệpcó căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật giáo dục ngày14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm2012;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 củaChính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng giáo dục; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định.”
2Điều 7 và Điều 8 của Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổsung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giáchất lượng giáo dục trường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định vềtiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng; Quyết định số67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấpchuyên nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 quy định như sau:
“Điều 7. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 01 năm 2013.
Điều 8. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dụcvà Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan quản lý các đại học, học viện, trường đạihọc, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng cáctrường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Giám đốc các tổ chức kiểmđịnh chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
3Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐTsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêuchuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học; Quyết định số66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng;Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường trung cấp chuyên nghiệp,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
4Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số37/2012/TT-BGDĐTsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học;Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, có hiệulực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
5Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư số37/2012/TT-BGDĐTsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học;Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, có hiệulực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
6Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư số37/2012/TT-BGDĐTsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học;Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, có hiệulực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
7Điều này được bổ sung theo quy địnhtại khoản 4 Điều 6 của Thôngtư số 37/2012/TT-BGDĐTsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyếtđịnh số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đạihọc; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục trường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giáchất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, có hiệulực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.