Công văn 2264/BGDĐT-GDTX 2014 chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả bền vững
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Lược đồ
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Tải về
Thuộc tính Văn bản
Số hiệu: | - | Loại văn bản: | Văn bản |
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Ngày ban hành: | - | Ngày có hiệu lực: | |
Tình trạng hiệu lực: | Không xác định | Ngày hết hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | - |
Tóm tắt văn bản
Tải Văn bản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2264/BGDĐT-GDTX | Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2014 |
Kính gửi: Các sở giáo dục và đàotạo
Trong thời gian qua, mạng lưới trungtâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đã tiếp tục phát triển mạnh và rộng khắp trongcả nước, giúp cho hàng chục triệu lượt người được học tập tại các trung tâm vớihàng trăm chuyên đề khác nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,...góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện chấtlượng cuộc sống của người dân tại các địa phương và đóng góp vai trò tích cựctrong việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đãđạt được, hoạt động của TTHTCĐ vẫn còn những hạn chế, tồn tại: một số TTHTCĐhoạt động mang tính hình thức hoặc không có điều kiện tổ chức hoạt động; đội ngũcán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, giáo viên vàbáo cáo viên còn thiếu; tài liệu học tập chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu họctập của người dân; nguồn thu chưa được khai thác để tổ chức hoạt động; cơ sởvật chất chưa được tận dụng triệt để; các chuyên đề gắn với từng ngành nghề sảnxuất kinh doanh của từng nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng chưa được chútrọng.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của các TTHTCĐ trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đềnghị các sở giáo dục và đào tạo thực hiện một số công việc cụ thể sau:
1. Đổi mới công tác tuyên truyềnbằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổchức, đoàn thể, các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải phát triển và nângcao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ.
2. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếploại TTHTCĐ cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình ở địa phương theo hướng dẫntại công văn số 2553/BGDĐT-GDTX ngày 18/4/2013 của Bộ GDĐT.
3. Phối hợp với các cơ quan, banngành, đoàn thể:
a) Phối hợp chặt chẽ với hội khuyếnhọc tỉnh tham mưu với UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể nhằmgiúp các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững; tổ chức các hoạtđộng thực hiện xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng“gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học” làm cơ sở xây dựng “đơn vị học tập”,“cộng đồng học tập”;
b) Phối hợp với sở văn hóa, thể thaovà du lịch hướng dẫn các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh việc triển khai xâydựng mô hình TTHTCĐ kết hợp với trung tâm văn hoá - thể thao xã hoạt động cóhiệu quả. Tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng;
c) Phối hợp với sở tài chính tiếptục tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính về hỗ trợ kinh phí từ ngân sáchnhà nước cho các TTHTCĐ; hướng dẫn cụ thể nội dung chi, định mức chi cho cáchoạt động tại TTHTCĐ;
d) Phối hợp với Liên hiệp các Hộikhoa học và kỹ thuật, các sở, ban, ngành của tỉnh biên soạn tài liệu dạy họctại TTHTCĐ.
4. Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo:
a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộmáy TTHTCĐ đảm bảo mỗi trung tâm có 03 cán bộ quản lý (01 giám đốc, 02 phó giámđốc) theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐTvề việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thịtrấn;
b) Bố trí giáo viên biệt phái làmviệc tại TTHTCĐ theo quy định tại Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt độngTTHTCĐ xã, phường, thị trấn;
c) Tham mưu cho UBND huyện, thị xã,thành phố xây dựng mạng lưới giáo viên, báo cáo viên và có kế hoạch phân côngthực hiện nhiệm vụ tại các TTHTCĐ;
d) Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo viêncủa TTHTCĐ mỗi năm ít nhất 02 lần; tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi TTHTCĐ;
đ) Chủ trì phối hợp với các ban,ngành, đoàn thể cấp huyện, trung tâm GDTX cấp huyện tổ chức biên soạn tàiliệu phù hợp với thực tế địa phương. Chỉ đạo các TTHTCĐ tổ chức tự đánh giá,xếp loại và tổ chức đánh giá, xếp loại hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn.
5. Chỉ đạo trung tâm học tập cộngđồng:
a) Chủ động nắm bắt nhu cầu học tậpcủa người dân thông qua sinh hoạt của các hội, đoàn thể, qua các cuộc họpthôn, tổ dân phố, câu lạc bộ, cũng như thông qua nhu cầu của thực tế sản xuất,kinh doanh...; căn cứ nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hộicủa địa phương; thông qua phỏng vấn, hộp thư tại cụm dân cư, tổ dân phố và cáchình thức khác;
b) Hàng năm phân công các công chứcđược giao phụ trách địa chính, tư pháp, nông nghiệp, văn hóa,... và người đứngđầu của các tổ chức, đoàn thể như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hộingười cao tuổi, hội khuyến học,… căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, nhucầu học tập của nhân dân để đăng ký các chuyên đề cần phổ biến, chuyển giao kỹ thuật, tập huấntrong năm. Trên cơ sở đó ban giám đốc trung tâm tổng hợp, xây dựng kế hoạchhoạt động của cả năm;
c) Có các biện pháp động viên,khuyến khích, tôn vinh những người có kinh nghiệm tăng gia, sản xuất, nhữngnghệ nhân và các chuyên gia trong từng lĩnh vực tham gia phổ biến kiến thức,chuyển giao kỹ thuật tại TTHTCĐ; liên kết với các đơn vị, các TTHTCĐ trong vàngoài địa phương để có thêm nguồn báo cáo viên, hướng dẫn viên;
d) Tổ chức các hình thức học tậplinh hoạt, đưa lớp học về gần với người học tạo điều kiện thuận lợi cho ngườidân tham gia học tập;
đ) Tranh thủ các nguồn kinh phí từcác chương trình, dự án tại địa phương để tổ chức lồng ghép các hoạt động tạođiều kiện cho nhiều người được tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm;
e) Tích cực vận động các doanhnghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm đóng góp cho các hoạt động củaTTHTCĐ; khai thác tối đa nội lực của cộng đồng để tổ chức cho người dân đượchọc tập;
g) UBND xã bố trí ít nhất một phòng làmviệc (có tủ tài liệu, bàn ghế làm việc, bảng thông báo kế hoạch,...) có diệntích tối thiểu đủ để ban quản lý TTHTCĐ có thể họp, giao ban và làm phòngthường trực của TTHTCĐ, ngoài ra cần khai thác, tận dụng cơ sở vật chất vànhững phương tiện sẵn có ở địa phương, như trường học, nhà văn hoá thôn, thưviện, hội trường UBND xã... để đặt lớp học;
h) Chủ động khai thác thông tin, tàiliệu học tập trên internet và các loại sách báo, tài liệu từ các nguồn hỗ trợkhác để phục vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ;
i) Tăng cường tổ chức các hoạtđộng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các TTHTCĐ trong và ngoài địabàn nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ.
Nhận được công văn này, yêu cầu các sởgiáo dục và đào tạo khẩn trương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.
Công văn 2264/BGDĐT-GDTX 2014 chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả bền vững
Cơ quan ban hành:
Số hiệu:
Loại văn bản: Văn bản
Ngày ban hành: 01/01/0001
Lĩnh vực: -
Người ký:
Hiệu lực
Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.
Văn bản liên quan
Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.