Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh khuê, liên quan tới tài phán hành chính giai đoạn từ năm 1996 đến nay có những chuyển biến và đặc điểm như thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Mở đầu vấn đề
Tài phán được hiểu đơn giản là "phán xử phải trái, đúng sai". Nhà nước với tư cách trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là chủ thể thực hiện quản lí xã hội sẽ, Nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện nhiều hoạt động, bằng nhiều phương thức khác nhau để thiết lập, duy trì và bảo vệ tật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, trong đó phương tiện chủ yếu nhất là pháp luật.
Nhà nước sẽ căn cứ vào pháp luật để thực hiện quyền phán quyết đối với cách xử sự của chủ thể nào đó là đúng hay sai và đưa ra cách xỷ lí thích ứng đối vối chủ thể có cách xử sự trái pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng. Quyền phán quyết đó, được hiểu là quyền tài phán của nhà nước. Tài phán là quyền luôn gắn với nhà nước, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phải duy trì trật tự, công bằng xã hội. Nhà nước Việt Nam hay bất kì một nhà nước nào cũng có quyền và trách nhiệm thực hiện hoạt động tài phán.
Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, Phạm vi khái niệm tài phán hành chính phụ thuộc vào điều kiện chính trị- xã hội, điều kiện lịch sử và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, ở từng giai đoạn lịch sử của quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau có quan niệm khác nhau về phạm vi khái niệm tài phán hành chính.
Với tất cả các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do các chủ thể quản lí hành chính thực hiện có thể trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là đối tượng quản lí hoặc cũng có thê các đối tượng quản lí chủ quan cho rằng mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đối với những trường hợp như vậy đều có thể nảy sinh những tranh chấp giữa chủ thể quản lí hành chính nhà nước với các đối tượng bị quản lí, đòi hỏi phải có người đứng ra làm trọng tài để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí, đưa ra những biện pháp hợp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Lúc này chủ thể có quyền đứng ra làm trọng tài xem xét, để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính – chủ thể đó không ai khác mà nhà nước phải là chủ thể có quyền và trách nhiệm xem xét về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí.
Với các tranh chấp giữa một bên là nhà nước mà đại diện là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp để ban hành các quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính mang tính mệnh lệnh đơn phương với các cá nhân tổ chức là đối tượng bị quản lí có nghĩa vụ phải phục tùng các quyết định hành chính hành vi hành chính đó, được gọi là các tranh chấp hành chính.
Như vậy ta có thể kết luận: Hoạt động tài phán hành chính chính là việc giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng việc đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành hành chính, hành vì hành chính đồng thời quyết định hình thức xử lí thích hợp cho từng vụ việc tranh chấp hành chính.
2. Hệ thống Tòa án được trao quyền xét xử tranh chấp hành chính theo thủ tục tố tụng tư pháp
Công cuộc đổi mới cùng sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ cải cách bộ máy nhà nưốc, phát huy dân chủ, công bằng xã hội.
Cơ chế tài phán hành chính bằng con đường giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính khép kín đã bộc lộ rõ những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Thời kì mới với xu thế hội nhập đặt ra nhu cầu bức thiết phải xây dựng một cơ chế kiểm soát hữu hiệu đối với hoạt động quản lí hành chính nhà nước, đòi hỏi phải có một cơ quan tài phán hành chính độc lập với hệ thống cơ quan hành chính để thực hiện hoạt động xét xử hành chính độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
Vì vậy tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định " Đẩy mạnh giải quyết các khiếu kiện của dân, xúc tiến việc thiết lập hệ thống tòa án hành chính để xẻt xử các khiếu kiện của dân đối với các quyết định hành chính".
Tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa IX, ngày 28-10-1995, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Tổ chức tòa án đã được thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-1996.
Đối với Luật này đã xác định Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính theo qui định của pháp luật.
Như vậy chính từ đó, hệ thống Tòa án đã chính thức được trao quyền xét xử các tranh chấp hành chính theo thủ tục tố tụng tư pháp.
3. Triển khai thực hiện thẩm quyết xét xử vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng tại tòa án
Vào thời kỳ đó, để có thể triển khai thực hiện thẩm quyết xét xử các vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng tại tòa án, thì vào ngày 21-7-1996 ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi bổ sung lần 1 ngày 25-12- 1998; sửa đổi bổ sung lần 2 ngày 05/04/2006 có hiệu lực ngày 01/06/2006).
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi bổ sung lần 1 ngày 25-12- 1998; sửa đổi bổ sung lần 2 ngày 05/04/2006 có hiệu lực ngày 01/06/2006) này đã đánh dấu bước quan trọng trong việc thiết lập một cơ chế tài phán hành chính ngoài hệ thông hành chính ở Việt Nam.
4. Thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính hiện nay ở Việt Nam
Hiện nay, thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính thuộc về hệ thống tòa án nhân.
Tại Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thành lập tòa hành chính chuyên trách. Tòa án nhân dân cấp quận, huyện không thành lập Tòa hành chính chuyên trách. Việc xét xử hành chính tại cấp quận, huyện được đảm nhận trực tiếp bởi các Thẩm phán.
Mô hình Tòa án hành chính nằm trong cơ cấu Tòa án nhân dân là tương đối phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Sự ra đời của các Tòa hành chính đã khẳng định tầm quan trọng của họat động tài phán hành chính. Trao quyền xét xử hành chính cho hệ thống tòa án, đồng thời thiết lập Tòa hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân cũng khẳng định quyết tâm của nhà nưốc trong việc từng bước tách hoạt động tài phán hành chính độc lập với hoạt động quản lí hành chính, nhằm có được một cơ chế kiểm soát hữu hiệu hơn đối vối hoạt động hành pháp, đáp ứng nhu cầu đổi mới, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Theo pháp luật hiện hành, đối tượng xét xử hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỉ luật buộc thôi việc đốì với cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, Tòa án không có thẩm quyền xét xử tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà chỉ được xét xử những loại quyết định hành chính, hành vi hành chính được pháp luật xác định cụ thể trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Việc xác định các loại tranh chấp hành chính được quyển khởi kiện ra tòa án được xác định theo nguyên tắc liệt kê.
Hiện nay Luật pháp Việt Nam ngày càng có xu hướng mở rộng quyền dự do cho công dân. Phạm vi đối tượng các loại việc hành chính được khỏi kiện ra tòa án yêu cầu tòa án thực hiện quyền xét xử hành chính cũng ngày càng được mở rộng. Nếu trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính vào năm 1996 xác định 8 loại việc, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung 1998 xác định 10 loại việc thì hiện nay theo Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung vào năm 2006 đã xác định 22 loại việc hành chính được khởi kiện ra Tòa án.
Cũng theo pháp luật hiện hành, việc khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải đáp ứng yêu cầu khiếu nại hành chính trước khi khởi kiện. Người có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chinh phải khiếu nại với cơ quan nhà nưởc, người có quyết định hành chính hành vi hành chính. Sau đó, tủy từng loại việc do pháp luật qui định, người đi khiếu nại phải nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà không đồng ý hoặc phải đợi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được quyết định giải quyết khiếu nại thì mới được thực hiện quyền khởi kiện hành chính đôi vởi quyết định hành chính và hành vi hành chính mà họ cho rằng đã xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Xu hưởng sắp tới, dự thảo Luật Khiếu nại, Luật Tố tụng hành chính có thể sẽ qui định theo hướng không bắt buộc phải khiếu nại hành chính trước khi khởi kiện. Cá nhân tổ chức có quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khi thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính tòa án chỉ có quyền phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện mà không có quyền phán quyết về tính hợp lí của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Khi có căn cứ chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì Tòa án chỉ có quyền tuyên hủy một phần hoặc hủy toàn bộ quyết định hành chính mà không có quyền sửa quyết định hành chính bị kiện. Nếu chứng minh hành vi hành chính bị kiện là trái pháp luật thì Tòa án sẽ tuyên buộc cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước phải chấm dứt hành vi trái pháp luật buộc người bị kiện phải thực hiện trách nhiệm công vụ của mình. Sự qui định này, xuất phát từ quan niệm cho rằng hoạt động của tòa án là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội. Mặt khác, hoạt động tài phán hành chính thuộc quyền tư pháp không thể thay thế hoạt động quản lí hành chính và cũng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lí hành chính.
Như vậy, hiện nay việc kiểm soát tính hợp của hoạt động hành chính đồng thời tồn tại các phương thức, đó là:
- Phương thức giải quyết khiếu nại, tổ cáo theo thủ tục hành chính;
- Phương thức thực hiện hoạt động thanh tra, kiển tra trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước và phương thức xét xử hành chính bởi tòa án theo thủ tục tô tụng tư pháp được qui định chặt chẽ.
=> Các phương thức này đều ít nhiều mang tính tài phán hành chính. Tuy nhiên, đối với phương thức tài phán hành chính bằng xét xử hành chính tại tòa án, các phương thức giải quyết khiếu nại hay thanh tra, kiểm tra trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính, thực chất chỉ được xem là khâu cuối của qui trình quản lí nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quản quản lí. Đây là nội dung phù hợp trong tài phán hành chính.
5. Kết thúc vấn đề
Trong điều kiện cụ thế hiện nay, tài phán hành chính ở Việt Nam đang còn là vấn đề cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Pháp luật Tố tụng hành chính tiếp tục được hoàn thiện tốt hơn nữa, Bộ luật Tố tụng hành chính được ban hành để thay thế Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành đang có quá nhiều điểm bất cập. Đồng thời, chúng ta cũng hi vọng là trong thời gian tối Dự thảo về Luật Khiếu nại cho phép bỏ điều kiện tiền tố tụng, đó là bỏ khiếu nại hành chính trước khi khởi kiện và mở rộng phạm vi cho phép cả cá nhân và tổ chức được khởi kiện bất kỳ lúc nào nếu có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và không phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng, tức là không phải khiếu nại hành chính nữa. Bên cạnh đó, các vấn đề có liên quan trực tiếp như đội ngũ thẩm phán, chất lượng Hội thẩm nhân dân ... cũng cần được quan tâm đúng mức để có thể đáp ứng nhu cầu đảm bảo chất lượng của hoạt động tài phán hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Trân trọng!