1. Tiểu sử về Carl Menger
Menger sinh ra tại thành phố Neu-Sandez ở Galicia, Đế quốc Áo, nay là Nowy Sącz ở Ba Lan. Anh là con trai của một gia đình tiểu quý tộc giàu có; cha anh, Anton, là một luật sư. Mẹ anh, Caroline, là con gái của một thương gia Bohemian giàu có. Ông có hai anh trai, Anton và Max, cả hai đều nổi tiếng là luật sư. Con trai của ông, Karl Menger, là một nhà toán học đã giảng dạy nhiều năm tại Học viện Công nghệ Illinois .
Sau khi tham dự Gymnasium, ông học luật tại Đại học Praha và Vienna và sau đó nhận bằng tiến sĩ luật học tại Đại học Jagiellonian ở Kraków. Vào những năm 1860, Menger rời trường học và làm phóng viên báo cáo và phân tích tin tức thị trường, đầu tiên là tại Lemberger Zeitung ở Lemberg, Galicia thuộc Áo (nay là Lviv, Ukraine ) và sau đó là tại Wiener Zeitung ở Vienna.
Trong quá trình làm báo, ông nhận thấy có sự khác biệt giữa điều mà kinh tế học cổ điển mà ông được dạy ở trường nói về việc xác định giá và những gì mà những người tham gia thị trường thế giới thực tin tưởng. Năm 1867, Menger bắt đầu nghiên cứu về kinh tế chính trị mà đỉnh cao là vào năm 1871 với việc xuất bản Nguyên lý kinh tế của ông (Grundsätze der Volkswirtschaftslehre), do đó trở thành cha đẻ của Trường phái tư tưởng kinh tế Áo. Chính trong công trình này, ông đã thách thức các lý thuyết giá trị dựa trên chi phí cổ điển với lý thuyết về giá trị cận biên của mình - rằng giá được xác định theo biên độ.
Năm 1872 Menger được ghi danh vào khoa luật tại Đại học Vienna và dành nhiều năm tiếp theo để giảng dạy tài chính và kinh tế chính trị cả trong các cuộc hội thảo và bài giảng cho một số lượng lớn sinh viên. Năm 1873, ông nhận chức vụ trưởng khoa lý thuyết kinh tế của trường đại học khi mới 33 tuổi.
Năm 1876 Menger bắt đầu dạy kèm Archduke Rudolf von Habsburg , Thái tử Áo về kinh tế chính trị và thống kê. Trong hai năm, Menger đã tháp tùng hoàng tử trong các chuyến du hành của mình, đầu tiên là qua lục địa Châu Âu và sau đó là qua Quần đảo Anh. Ông cũng được cho là đã hỗ trợ thái tử trong việc sáng tác một cuốn sách nhỏ, được xuất bản ẩn danh vào năm 1878, được nhiều người chỉ trích đối với tầng lớp quý tộc Áo cao hơn. Mối quan hệ của ông với hoàng tử sẽ kéo dài cho đến khi Rudolf tự sát vào năm 1889.
Năm 1878, cha của Rudolf, Hoàng đế Franz Josef , bổ nhiệm Menger vào ghế phụ trách kinh tế chính trị tại Vienna. Danh hiệu Hofrat đã được phong cho ông, và ông được bổ nhiệm vào Herrenhaus của Áo vào năm 1900.
Năm 1884, Menger đã phản hồi bằng tập sách nhỏ Những sai sót của chủ nghĩa lịch sử trong kinh tế học Đức và khởi động cuộc tranh luận khét tiếng Methodenstreit , hay phương pháp luận, giữa Trường phái Lịch sử và Trường phái Áo. Trong thời gian này, Menger bắt đầu thu hút các môn đồ có cùng chí hướng, những người sẽ tiếp tục tạo dấu ấn riêng trong lĩnh vực kinh tế, nổi bật nhất là Eugen von Böhm-Bawerk và Friedrich von Wieser.
Vào cuối những năm 1880, Menger được bổ nhiệm làm người đứng đầu một ủy ban cải cách hệ thống tiền tệ của Áo. Trong suốt thập kỷ tiếp theo, ông là tác giả của rất nhiều bài báo sẽ cách mạng hóa lý thuyết tiền tệ, bao gồm "Lý thuyết về vốn" (1888) và "Tiền" (1892). Phần lớn do quá bi quan về tình trạng học bổng của Đức, Menger đã từ chức giáo sư vào năm 1903 để tập trung vào việc học.
2. Menger - người chỉ đạo trong methodenstreit
Thoạt nhìn, Menger có vẻ như hình ảnh thu nhỏ của viện sĩ hàn lâm tận tụy và giản dị. Nhưng thực ra ông là lãnh đạo cuộc cách mạng lý thuyết thực sự, người sáng lập một trường phái tư tưởng, một người thích ẩu đả bằng lời ở mức xuất sắc đến mức được xem là những người cực đoan trong chủ nghĩa lịch sử Đức.
Menger là người chỉ đạo trong methodenstreit (đấu tranh phương pháp) với người theo chủ nghĩa lịch sử Gustav Schmoller. Menger cũng nổi tiếng khi công kích Schmoller năm 1883 và qua việc bênh vực cách tiếp cận của người Áo tập trung vào bản chất chủ quan, nguyên tử của kinh tế học. Nhấn mạnh các yếu tố chủ quan đều là quan trọng, Menger bênh vực tư lợi, tối đa hóa hiệu dụng và kiến thức hoàn hảo làm nền tảng xây dựng kinh tế học. Các quan điểm tổng hợp, tập thể không thể là nền tảng thích hợp trừ phi dựa vào các thành phần riêng.
3. Tư tưởng của Schmoller
Schmoller bênh vực phương pháp lịch sử như phương pháp duy nhất liên quan đến việc phân tích tổ chức xã hội. Theo quan điểm của Schmoller, người Áo bằng cách tập trung vào hành vi cá nhân bị kiềm chế, sẽ xóa đi những vấn đề quan trọng nhất - định chế động học. Sau cùng, cuộc tranh luận trở thành mang tính cá nhân, và kết quả, vô ích. Schmoller cùng môn đệ (có vẻ rất hiệu quả) tẩy chay các giáo sư người Áo dạy ở các Đại học ở Đức, và điều này diễn ra rất lâu trước khi nước Đức sản sinh những lý thuyết gia hàng đầu. Tuy nhiên, sau cùng, ảnh hưởng từ Principles của Menger và tác phẩm của môn đệ mà ông lôi kéo bắt đầu đánh thắng sự phê bình của chủ nghĩa lịch sử, cuộc tranh luận kết thúc với phần thắng thuộc về người Áo. Kinh tế học Áo đón nhận những người ủng hộ ở Anh (William Smart và James Bonar), và sau cùng phân tích hiệu dụng chủ quan chiếm ưu thế trong thời kỳ này. Lúc này chúng ta chuyển sang trung tâm lý thuyết của Ao, Principles của Menger.
4. Menger phân tích về hàng hóa
Menger bắt đầu nghiên cứu lý thuyết giá trị với thảo luận dài, có hệ thống về hàng hóa. Ông phân biệt hàng hóa với điều mà ông gọi là “vật có ích”. Đối với một đồ vật phải có tính chất của hàng hóa, phải thỏa cùng lúc bốn điều kiện: (1) vật phải thực hiện nhu cầu con người, (2) vật phải có thuộc tính khiến nó có khả năng mang lại sự kết hợp ngẫu nhiên với sự thỏa mãn nhu cầu, (3) phải có sự thừa nhận sự kết hợp ngẫu nhiên này, và (4) phải có sự làm chủ vật thích hợp để điều khiển nó đối với sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu thiếu một trong những điều kiện này, tất cả con người đều có một vật có ích.
Menger cũng phân biệt hàng hóa theo lớp. Hàng hóa ở lớp đầu phải có khả năng trực tiếp thỏa mãn nhu cầu con người, trong khi hàng hóa ở lớp cao hơn (vein, hàng hóa sản xuất) tìm thấy tính chất hàng hóa từ khả năng của chúng tạo ra hàng hóa ở lớp thấp hơn. Hàng hóa lớp cao chỉ có thể gián tiếp thỏa mãn nhu cầu con người, vì Menger nêu rõ khi sản xuất bánh:
“Những gì con người có thể được thỏa mãn bằng một dịch vụ lao động cụ thể của một người làm bánh công nhật bằng dụng cụ nướng bánh hay thậm chí bằng một số lượng bột mì thông thường?” (Principles, trang 56-57).
Để trình bày chi tiết các định luật không chế tính chất hàng hóa, Menger nhấn mạnh tính bổ trở của hàng hóa lớp cao. Thỏa mãn nhu cầu của hàng hóa lớp cao đòi hỏi phải làm chủ hàng hóa bổ trợ lẫn nhau thuộc
Một đoạn văn lý thú trong đó Menger liên hệ sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hàng hóa lớp đầu và hàng hóa lớp cao với thuốc lá. Giả sử, với Menger, vì lý do thay đổi khẩu vị, nhu cầu về thuốc hút biến mất (mang lại sự thích thú cho Hiệp hội ung thư Mỹ). Thế kết quả ra sao? Theo Menger:
“Nếu, kết quả của sự thay đổi khẩu vị, nhu cầu về thuốc hút hoàn toàn biến mất, kết quả thứ nhất sẽ là tất cả kho dự trữ thuốc hút thành phẩm có sẵn đều bị tước đoạt tính chất hàng hóa. Kết quả thứ hai là chừa lại thuốc lá nguyên liệu, máy móc, công cụ và thiết bị có thể áp dụng dành riêng cho việc gia công thuốc lá, kho chứa giống thuốc lá, v.v... sẽ mất đi tính chất hàng hóa. Dịch vụ, hiện nay được trả lương hậu, từ những đại lý có nhiều kỹ năng trong việc phân loại và buôn bán thuốc hút ở những nơi như Cuba, Manila, Puerto Rico, và Havana, cũng như các dịch vụ lao động chuyên môn hóa của nhiều người ở cả châu Âu lẫn những quốc gia xa xôi ấy, những người được tuyển dụng trong ngành sản xuất xì-gà, sẽ chấm dứt việc trở thành hàng hóa”. (Principles, trang 65).
Chính chuỗi nhân quả này, nghĩa là khái niệm cho rằng giá trị (và tính chất hàng hóa) của hàng hóa lớp đầu được chuyển hay quy vào hàng hóa lớp cao, vì thế điển hình cho kinh tế Áo. Menger cũng nhấn mạnh tính bổ trợ cơ bản và sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi hàng hóa chúng ta đang tiêu dùng, và ông hình thành cơ sở đối với sự tối đa hóa hiệu dụng bị kiềm chế qua phát biểu, “Sự thỏa mãn hoàn toàn nhất của một nhu cầu riêng lẻ không thể duy trì đời sống và phúc lợi”. Tính bổ trợ này, mà Menger đánh vào sự tiêu dùng như thế cũng được mang sang sự sản xuất của người Áo, chúng ta sẽ chứng kiến.
5. Hàng hóa kinh tế và đánh giá tiến trình
Sau khi phân tích thật chi tiết về hàng hóa, Menger bắt đầu chứng minh con người trên cơ sở hiểu biết cung cầu sẵn có, chi phối số lượng hàng hóa sẵn sàng thỏa mãn cao nhất như có thể ra sao. Theo quan điểm của Menger, nguồn gốc kinh tế của con người là trùng hợp ngẫu nhiên với nguồn gốc hàng hóa kinh tế. Hàng hóa kinh tế được định nghĩa như những hàng hóa cầu lớn hơn cung. Hàng hóa phi kinh tế trái lại là hàng hóa chẳng hạn như không khí hay nước, mà cung vượt quá cầu. ở đây Menger tạo ra một điểm lý thú - rằng cơ sở cho tài sản là sự bảo vệ quyền sở hữu của hàng hóa kinh tế. (Trái lại, chủ nghĩa cộng sản được hình thành trên cơ sở những mối quan hệ phi kinh tế). Dĩ nhiên, không có gì vốn có trong hàng hóa khiến cho chúng mang tính kinh tế hay phi kinh tế, tính chất của chúng có thể thay đổi với những thay đổi trong cung cầu.
Theo Menger, món hàng được cho là giá trị khi con người nhận thức sự tiết kiệm thỏa mãn một trong những nhu cầu của mình (hay tính chất trọn vẹn nhiều hay ít hơn) tùy theo sự làm chủ của họ đối với hàng hóa. Hiệu dụng là khả năng của một vật làm thỏa mãn nhu cầu con người, và - miễn là công nhận tính hiệu dụng - đây là điều kiện tiên quyết của tính chất hàng hóa. Menger nêu tỉ mỉ hàng hóa phi kinh tế cũng có tính hiệu dụng vì giá trị khách quan giữa sử dụng và nhu cầu (nhu cầu của một người về không khí hoặc nước, chẳng hạn) liên quan đến một số lượng cụ thể, giá trị sử dụng là đặc điểm của hàng hóa kinh tế vì nó bao hàm sự khan hiếm.
Những phân biệt của Menger khiến liên tưởng đến tình trạng khó xử nước-kim cương của Smith. Nhắc lại, Smith lúng túng trước thực tế rằng nước có quá nhiều giá trị sử dụng như thế, trong khi kim cương trong thực tế không có giá trị sử dụng, lại được trao đổi với giá cao. Menger lập luận rằng cả nước lẫn kim cương rõ ràng đều có tính hiệu dụng, sự khác biệt là kim cương khan hiếm so với nhu cầu đối với chúng. Ngoài ra, sự đánh giá chủ quan giữa việc sử dụng và sự cần thiết của nước không thể liên quan đến một số lượng cụ thể, vì thế nước không thể có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng bao hàm tính khan hiếm, và chỉ riêng hàng hóa kinh tế mới có giá trị sử dụng.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)