1. Khi còn trẻ

Léon Walras sinh năm 1834 tỉnh Normandy, Pháp. Ông vẫn giữ quyền công dân sau khi sinh cho dù ông phần lớn quãng đời thanh niên ông sông ở một nước khác. Như John Stuart Mill, ông được nuôi dưỡng trong nhà của một nhà kinh tế học, mặc dù giáo dục đầu đời của không quá khắt khe như Mill. Tuy nhiên, bố ông, Auguste, chỉ là một giáo viên kinh tế học mà ông biết. Sau này, Walras phải sát cánh bên bố trong nhiều vấn đề chính sách kinh tế, nhưng trong lý thuyết kinh tế ông đạt đỉnh điểm của sự độc đáo.

Auguste Walras là bạn học và có lẽ là người ái mộ Cournot ở trường Ecole Normale Supérieure ở Paris. Do đó, trong khi Cournot trong tư cách một nhà kinh tế học không ai biết đến, thì Léon Walras đã hiểu hết nội dung quyển Mathematical Principles of the Theory of Wealth do chính bố ông trao cho. Sau này, chính Léon Walras, hơn các tác giả khác, đã kêu gọi mọi người chú ý đến tác phẩm tiên phong của Cournot. Bất kể sự nổi danh của mình, Cournot rút lại vấn đề phân tích cân bằng tổng quát, tuyên bố đã đi quá khả năng phân tích toán học. Walras không những chứng minh rằng Cournot sai về điểm này mà lúc này còn được thừa nhận là người hình thành phân tích cân bằng tổng quát.

Ít có dấu hiệu trong thời thanh niên của Walras cho thấy ông sẽ trở thành một nhà kinh tế học quan trọng. Ông tiếp nhận một nền giáo dục bình thường, chỉ lấy hai bằng tú tài văn chương và khoa học. Tuy nhiên ông lại thi trượt môn toán khi thi tuyển vào trường École Polytechnique - trường dự bị đào tạo kỹ sư dân dụng của Pháp. Có lẽ là điều thích hợp, vì sau này khi vào trường École des Mines ông ít quan tâm vào các môn kỹ thuật. Trường kỹ thuật mỏ này lấy điểm tuyển sinh thấp hơn trường É cole des Fonts et Chaussées nơi Dupuit học rất xuất sắc. Năm 1858, ông trở lại theo đuổi văn chương, xuất bản một tiểu thuyết hạng xoàng cùng năm, năm sau viết tiếp một truyện ngắn không đáng giá cho lắm. Nếu như thừa nhận khuyết điểm của mình như là một litterateur. Walras hứa với bố mình năm 1858 rằng ông sẽ theo đuổi kinh tế học suốt đời. Trước khi ông làm giáo sư trong lĩnh vực đã chọn, ông ăn ở không kết hôn với một phụ nữ, sinh đôi hai cháu gái, biên tập nguyệt san chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, làm việc trong một công ty đường sắt và hai ngân hàng. Dù sao ông cũng nghiên cứu kinh tế học trong thời gian rảnh và viết một số tác phẩm về chủ đề này.

Tư tưởng không mang tính đại chúng của Walras - trong thời thanh niên cũng giống như bố ông (cả hai đều ủng hộ quốc hữu hóa đất đai, kinh tế học toán học, và lý thuyết giá trị chủ quan, trái với lý thuyết phí tổn sản xuất của Ricardo) - đã giúp ông có được một chân dạy học ở Pháp, nhưng năm 1870 sau cùng ông được bổ nhiệm - với sự phản đối 3/7 trong ủy ban tuyển chọn - làm giáo sư khoa luật ở trường sau này gọi là Đại học Lausanne (Thụy Sĩ). Walras thành công về tri thức, nếu không nói về mặt kinh tế. ông không lúc nào có tiền cho đến khi kết hôn với một góa phụ giàu có năm 1884, người vợ đầu tiên đã mất năm năm trước. Nhưng ở Lausanne, ông bắt đầu hoạt động sôi nổi và sau cùng dẫn đến việc xuất bản tất cả những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

2. Tác phẩm Elements d’economie politique pure

Năm 1874 và 1877 ông xuất bản hai phần trong quyển Elements d’economie politique pure, một tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng về lý thuyết giá trị hiệu dụng biên tế và phân tích cân bằng tổng quát. Tiếp đến năm 1881 là Théorie mathématỉque de bimétallisme và thành công khá nhanh là Théorie mathématique de la richesse sociale (1883) và Théorie de la monnaie. Walras luôn có kế hoạch viết hai chuyên luận hệ thống về kinh tế học ứng dụng và kinh tế học xã hội kèm với tác phẩm của ông về lý thuyết thuần túy năm 1874, nhưng ở Lausanne ông phải cố gắng rất nhiều làm cạn sức lực ông năm 1892. Cùng năm ấy ông nghỉ dạy, sau này ông đồng ý xuất bản những bài viết tuyển chọn của ông (đúng ra là những tác phẩm có hệ thống ông đã hình dung trước đây) dưới nhan đề Etudes d’economie sociale (1896) và Etudes d’economie politique appliquée (1898).

Vào lúc sự nghiệp của ông phát triển rực rỡ nhất ở Lausanne, Walras trao đổi thư từ với tất cả các nhà kinh tế học nổi tiếng trong thế giới văn minh. Một phần ông làm thê' là do sự thất vọng, vì sinh viên luật của ông trong Đại học tỏ ra ít quan tâm đến kinh tế. Không được sự khuyến khích của bạn đồng nghiệp và sinh viên (ít nhất trong khoa kinh tế), Walras tiếp tục thông lệ gửi tất cả những bản thảo đã xuất bản đến các nhà kinh tế học khác để nhờ họ góp ý phê bình. Thông lệ này sau cùng phát triển thành quan hệ thư tín rất tích cực và đồ sộ.

Sự thất vọng về tri thức không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho Walras trao đổi thư tín không mệt mỏi. Số thư còn lại cho thấy ông rất nhiệt tâm thuyết phục, van xin, tán tỉnh, hay cũng tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà kinh tế học khác phổ biến phương pháp phân tích toán học khi áp dụng vào lý thuyết kinh tế. Không xét đến động cơ, Walras thành công trên diện rộng trong việc thúc đẩy sự truyền bá tư tưởng trên khắp thế giới chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến bộ trong các ngành khoa học.

3. Walras báo trước toàn bộ lĩnh vực kinh tế học

Tóm lại, Walras báo trước toàn bộ lĩnh vực kinh tế học. Dĩ nhiên, tác động của ông mở ra các giới hạn mới trong phân tích kinh tế. Theo lời William Jaffe, người viết tiểu sử chính của ông:

“Đây là thành tựu của Walras, một học giả khó tính, đơn độc, thường tỏ ra thẳng thắn, mắc chứng nghi bệnh và hoang tưởng, vô cùng bền chí xuyên qua lãnh thổ thù nghịch chưa ai thám hiểm, để khám phá một nơi có vườn nho xanh tốt từ đó nhiều thế hệ các nhà kinh tế học tiếp theo sau có thể lên đường tìm những khám phá của riêng mình”. (International Encyclopedia of the Social Sciences, trang 452).

Ông có khả năng phán đoán sắc sảo về tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vững chắc trên đó có thể dựng nên những tiến bộ khác. Trong một đánh giá sâu sắc về tiếp cận điều nghiên khoa học của chính mình, Walras viết cho Étienne Antonelli: “Nếu người ta muốn thu hoạch nhanh chóng, người ta phải trồng cà rốt và xà lách, nếu người ta có tham vọng trồng sồi, thì phải tự nhủ với mình rằng: con cháu sau này sẽ nhớ bóng mát của cây là do mình trồng”.

4. Định luật Walras

Định luật Walras là một nguyên tắc trong lý thuyết cân bằng chung khẳng định rằng các hạn chế về ngân sách ngụ ý rằng giá trị của lượng cầu dư thừa (hoặc ngược lại, nguồn cung thị trường dư thừa) phải tổng bằng không bất kể giá có phải là giá cân bằng chung hay không.

Định luật Walras được đặt theo tên nhà kinh tế học Léon Walras của Đại học Lausanne, người đã hình thành khái niệm trong Yếu tố kinh tế học thuần túy của ông năm 1874. Mặc dù khái niệm này đã được John Stuart Mill thể hiện trước đó theo một cách ít chặt chẽ hơn về mặt toán học. trong Tiểu luận của mình về Một số câu hỏi chưa được giải quyết của nền kinh tế chính trị (1844), Walras lưu ý mệnh đề tương đương về mặt toán học rằng khi xem xét bất kỳ thị trường cụ thể nào, nếu tất cả các thị trường khác trong nền kinh tế đều ở trạng thái cân bằng, thì thị trường cụ thể đó cũng phải ở trạng thái cân bằng. Thuật ngữ "định luật Walras" được đặt ra bởi Oskar Lange để phân biệt với định luật Say. Một số nhà lý thuyết kinh tế cũng sử dụng thuật ngữ này để chỉ mệnh đề yếu hơn rằng tổng giá trị của những nhu cầu dư thừa không thể vượt quá tổng giá trị của những cung cấp dư thừa.

5. Nội dung Định luật Walras

Định luật Walras tuyên bố rằng tổng các giá trị của nhu cầu vượt mức trên tất cả các thị trường phải bằng 0, cho dù nền kinh tế có ở trạng thái cân bằng chung hay không. Điều này ngụ ý rằng nếu lượng cầu dư thừa dương tồn tại ở một thị trường, thì lượng cầu dư thừa âm phải tồn tại ở một số thị trường khác. Do đó, nếu tất cả các thị trường, trừ một thị trường ở trạng thái cân bằng, thì thị trường cuối cùng đó cũng phải ở trạng thái cân bằng.
Hàm ý cuối cùng này thường được áp dụng trong các mô hình cân bằng tổng quát chính thức. Đặc biệt, để mô tả trạng thái cân bằng chung trong một mô hình có m tác nhân và n hàng hóa, người lập mô hình có thể áp đặt bù trừ thị trường cho n - 1 hàng hóa và "bỏ điều kiện bù trừ thị trường thứ n ." Trong trường hợp này, người lập mô hình nên bao gồm các ràng buộc về ngân sách của tất cả m tác nhân (với sự bình đẳng). Việc áp đặt các ràng buộc ngân sách cho tất cả m tác nhân đảm bảo rằng luật Walras tuân theo, khiến điều kiện thanh toán bù trừ thị trường thứ n trở nên dư thừa.

Trong ví dụ trước đây, giả sử rằng hàng hóa duy nhất trong nền kinh tế là anh đào và táo và không có thị trường nào khác tồn tại. Đây là một nền kinh tế trao đổi không có tiền, vì vậy anh đào được đổi lấy táo và ngược lại. Nếu nhu cầu dư thừa đối với quả anh đào bằng 0, thì theo định luật Walras, lượng cầu vượt mức đối với quả táo cũng bằng không. Nếu có dư cầu đối với quả anh đào, thì quả táo sẽ có thặng dư (cung vượt quá mức, hoặc lượng cầu dư thừa âm); và giá trị thị trường của lượng cầu dư thừa đối với quả anh đào sẽ bằng giá trị thị trường của lượng cung thừa táo.

Luật của Walras được đảm bảo nếu mọi ràng buộc ngân sách của đại lý được giữ bình đẳng. Ràng buộc ngân sách của đại lý là một phương trình cho biết tổng giá trị thị trường của các khoản chi tiêu theo kế hoạch của đại lý, bao gồm cả tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai, phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng giá trị thị trường của doanh thu dự kiến ​​của đại lý, bao gồm cả việc bán tài sản tài chính như trái phiếu hoặc tiền bạc. Khi giới hạn ngân sách của đại lý được giữ bình đẳng, đại lý sẽ không có kế hoạch mua hàng miễn phí (ví dụ: bằng cách ăn cắp), cũng như không có kế hoạch cho đi miễn phí bất kỳ hàng hóa nào. Nếu giới hạn ngân sách của mọi đại lý được giữ bằng nhau, thì tổng giá trị thị trường của tất cả các khoản chi tiêu theo kế hoạch của đại lý cho tất cảhàng hóa (bao gồm cả tiết kiệm, đại diện cho các lần mua trong tương lai) phải bằng tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và tài sản theo kế hoạch của đại lý. Theo đó, giá trị thị trường của tổng lượng cầu dư thừa trong nền kinh tế phải bằng 0, đó là tuyên bố của định luật Walras. Định luật Walras ngụ ý rằng nếu có n thị trường và n - 1 trong số này ở trạng thái cân bằng, thì thị trường cuối cùng cũng phải ở trạng thái cân bằng, một tính chất cần thiết để chứng minh sự tồn tại của trạng thái cân bằng.


LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)