1. Tiểu sử về Eugen Bohm-Bawerk

Eugen Böhm-Bawerk, anh vợ và cũng là bạn của Friedrich von Wieser, là người thứ ba trong những người sáng lập chính kinh tế học Vienna. Nhiều tác phẩm đặt Böhm-Bawerk vào hàng ngũ các lý thuyết gia về vốn, thậm chí một số người còn đánh giá ông là nhà lý thuyết về vốn hàng đầu. Chắc chắn tác động của ông đối với các lý thuyết gia Tân cổ Điển và hậu Tân cổ điển, như Knut Wicksell và Friedrich Hayek, đều vô cùng quan trọng. Nhưng Böhm-Bawerk có được nhiều thành tựu đa dạng ngoài vai trò của một người phát triển chính lý thuyết về vốn của Áo.

Sinh ra ở Brunn, Áo năm 1851, Böhm-Bawerk là con của một quan chức chính phủ cấp cao. Ông phục vụ chính phủ một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp khoa luật Đại học Vienna, nhưng sau đó không lâu chuyển sang nghiên cứu kinh tế học. Cùng với Wieser, Böhm-Bawerk giới thiệu công trình nghiên cứu kinh tế của mình ở Đức, nơi đây ông làm việc dưới sự dìu dắt của sử gia Đức Karl Knies. Ông được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế học, Đại học Innsbruck năm 1881, và hoàn thành quyển sách đầu tay, về giá trị của những giấy chứng nhận như những khẳng định trừu tượng, hợp pháp.

Năm 1884, Böhm-Bawerk xuất bản tập đầu tiên trong kiệt tác gồm ba tập mang tên chung là Capital and Interest (Kapital und Kapitalzins). Tập đầu tiên mang tên History and Critique of Interest Theories (1884), tập thứ hai (chắc hẳn là quan trọng nhất) là The Positive Theory of Capi­tal (1889), và tập thứ ba là tập hợp những phụ lục dành cho lần tái bản thứ ba quyển The Positive Theory of Capital mang tên Further Essays on Capital and Interest (1909-1912). Tất cả những công trình quan trọng này đều dịch sang tiếng Anh.

Ngoài những tác phẩm của mình, Böhm-Bawerk còn nổi tiếng trong vai trò một chính khách. Năm 1889 ông được điều về Bộ tài chính với nhiệm vụ soạn thảo cải cách thuế và tiền tệ. Ông được chỉ định làm Bộ trưởng tài chính Áo lần đầu tiên năm 1895, lần thứ hai năm 1897, và lần sau cùng năm 1900. Nhiệm kỳ của ông thường mang lại sự ổn định và nhiều tiến bộ trong quản lý tài chính của Áo, một mục tiêu mà Böhm-Bawerk đạt được không phải kết hợp với bất kỳ đảng phái chính trị nào. Năm 1904, ông từ chức, tiếp tục biên soạn và giảng dạy ở Đại học Vienna.

2. Nhận xét về tác phẩm của Bohm-Bawerk

Mặc dù Böhm-Bawerk là một học giả không biết mỏi mệt, tác phẩm của ông thường bị gián đoạn do các nhiệm vụ dân sự. Phần lớn đều đưa in vội vã, thật không may, điều này cũng xảy ra với quyển The Positive Theory of Capital. Vì thế tác phẩm của ông đã bị chỉ trích là không đầy đủ hay mơ hồ. Nhưng chắc chắn tác phẩm của ông không phải là khó hiểu đối với bất kỳ người nào có vốn kiến thức chuyên môn nhất định. Nhưng ngay cả ông tỏ ra quá nhiệt tâm với tác phẩm của người thầy cũ của ông - Schumpeter - được nhắc lại để so sánh Böhm-Bawerk với Ricardo và phải nói rằng quyển Positive Theory of Capital là “một nỗ lực so sánh những thành tựu cao nhất mà kinh tế học cho phép, và thành tựu thực sự đạt đến mức độ nơi chỉ tìm thấy một vài người”.

Các sử gia tư tưởng kinh tế khác không đồng tình với Schumpeter, và có lẽ giáo sư Stigler cũng nên xếp trong nhóm này (xem quyển Production and Distribution của ông, trang 227). Bất kể những quan điểm trái ngược này, ảnh hưởng của Böhm-Bawerk đối với các nhà kinh tế học sau này (như Stigler tự thú nhận) thậm chí còn nhiều hơn cả ảnh hưởng của Menger và Wieser. Ngoài ra, nhất là trong lĩnh vực lý thuyết về vốn và tiền lãi, tiếng tăm của Böhm-Bawerk vẫn còn. Nhiều lý thuyết gia về vốn thời đương đại nghĩ rằng, không phải là không có sự biện minh, rằng lý thuyết về vốn Tân cổ Điển có cội nguồn từ Böhm-Bawerk. Cho dù giá trị của những quan điểm trái ngược đến đâu đi nữa, thì chắc chắn Bohm-Bawerk vẫn là ứng viên đáng giá trong nghiên cứu của chúng ta về lịch sử phân tích kinh tế. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu đôi nét giải thích dễ hiểu của ông về vai trò các yếu tố chủ quan trong việc hình thành giá trị trao đổi.

3. Giá trị và trao đổi chủ quan

Cùng với Wieser, Böhm-Bawerk là người đầu tiên tán thành lý thuyết giá trị của Menger. Ngoài ra, ông còn tán thành hầu hết những đề xuất của Wieser về xử lý của Menger, và ông sử dụng khái niệm phí tổn cơ hội (như Wieser đã làm năm 1884) trong thảo luận hệ thống định giá đầu vào và đầu ra của Áo.

Tóm lại, Böhm-Bawerk không có tiến bộ đáng kể trong lý thuyết giá trị hơn những gì mà bạn bè và bạn đồng nghiệp của ông tiến hành, Wieser. Giả định của ông hầu hết cũng giống hệt như giả định của Wieser, kể cả giả định về chức năng sản xuất tỉ lệ cố định, một lý thuyết quy vào đánh giá đầu vào (và đầu ra) và giả định cung cấp cố định cứng nhắc của đầu vào. Bohm-Bawerk đóng góp nhiều sắc thái vào chủ đề do Menger và Wieser phát triển ban đầu, nhưng ông không tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế học này của Áo.

4. Những đánh giá chủ quan có tác động ra sao đối với người bán và người mua

Một trong những biến thể thành công và lý thú nhất của Böhm-Bawerk về chủ đề giá trị khách quan là tầm quan trọng hàng đầu của thuyết ở tính rõ ràng lẫn sự tài tình. Đây chính là thảo luận của Böhm-Bawerk về những đánh giá chủ quan có tác động ra sao đối với người bán và người mua trong xác định giá của họ hay giá trị khách quan. Cùng với lợi nhuận, ngày nay ví dụ có thể sử dụng để minh họa các yếu tố chủ quan làm nền tảng trong trao đổi.

BẢNG 13-2

 

Người mua mạnh

 

Người mua yếu

Người mua

A, A2 A3 A4

As A,

A7 Ag Ag A10

Định giá một

$300 $280 $260 $240

$220 XX $210

$200 $180 $170 $150

con ngựa

$100 $110 $150 $170

$200 $215

$250 $260

Người bán

B, B2 B3 B4

Người bán yếu

B5 b6

B7 Ba

Người bán mạnh

Trong The Positive Theory of Capital, Böhm-Bawerk chứng minh xác định giá với sự cạnh tranh hai mặt. Ví dụ nổi tiếng của ông là ví dụ về 10 người mua và 8 người bán ngựa trong một thị trường tự do. Tất cả số ngựa chào bán có cùng chất lượng như nhau, tất cả ứng viên trao đổi đều có hiểu biết hoàn hảo về tình hình thị trường.

Böhm-Bawerk đưa ra một bảng chuyển tải hình ảnh của 10 người mua (Ar*A10) và 8 người bán (BX-*B8) ngựa và mức độ đánh giá chủ quan của mỗi bên đối với sự trao đổi ngựa. Mô phỏng bảng Böhm-Bawerk được trình bày trong Bảng 13-2.

Từ bảng trên chúng ta nhận thấy người mua Ax đặt 300 đô-la đánh giá chủ quan cho một con ngựa, ông cần mua con ngựa với bất kỳ giá nào bằng hay thấp hơn 300 đô-la. Tương tự người bán ví dụ Bg, đánh giá 215 đô-la cho một con ngựa anh ta cần bán, nghĩa là anh ta sẽ bán con ngựa bằng giá hay cao hơn 215 đô-la. Theo quy ước, chúng ta nhận biết sức mạnh của người mua đang giảm dần từ Ap^-A^, còn sức mạnh của người mua đang tăng dần từ Vì thế, người bán B1 là người yếu nhất khi anh ta đặt giá thấp nhất do đánh giá chủ quan thấp nhất đối với số ngựa, còn người mua A10 là người yếu nhất vì anh ta có mức thấp nhất trong đánh giá chủ quan cao nhất đối với số ngựa.

Giá trị trao đổi được quyết định ra sao? ở sự đặt giá 150 đô-la, tình huống nào sẽ thắng thế trong thị trường? Ớ giá 150 đô-la, 10 người sẵn sàng mua vẫn còn trong thị trường, nhưng chỉ có 3 người muôn bán, nghĩa là, bởi vì đánh giá chủ quan, chỉ những người bán Bp B2 và B3) muôn trả giá cho mỗi con ngựa ở giá trị trao đổi 150 đô-la. Rõ ràng, thị trường chưa kết toán vì có 10 người mua và chỉ có 3 người bán với giá 150 đô-la.

Khi giá tăng hơn 150 đô-la, thị trường ngựa bắt đầu phải điều chỉnh. Người mua yếu hơn - những người đánh giá chủ quan thấp hơn - bị loại khỏi thị trường, còn khi giá tăng, người bán sẽ đông thêm. Ví dụ, ở giá 210 đô-la, 4 người mua bị loại khỏi nghề (những người mua A7~*A10), tổng số gồm 5 người bán. Nhưng với giá 210 đô-la có thể có giá kết toán thị trường hay không? Rõ ràng là không, vì ở giá 210 đô-la, 6 người mua (A1-*-Ag), nhưng chỉ có 5 người bán (Bp*B5) đều muốn buôn bán.

Nếu giá tăng thêm 5 đô-la thành 215 đô-la có thể có sự cân bằng hay không? Thật không may, mặc dù người mua Ag giảm giá trong cuộc mặc cả, giá 215 đô-la sẽ bổ sung thêm người bán Bg. Vì thế, giá 215 đô-la, có 5 người mua nhưng có đến 6 người bán. Thị trường không thể kết toán ở giá 215 đô-la.

Lúc này, vấn đề rõ ràng. Người ta có thể làm giảm giá người mua Ag trong sự trao đổi nhưng cùng lúc không bao hàm một người bán bổ sung (trong trường hợp này là Bg) hay không? Câu trả lời thật đơn giản. Giá phải tăng trên 210 đô-la để loại trừ A6, nhưng không cao bằng 215 đô-la, đến mức không tính cả B6). Vì thế, căn cứ vào dữ liệu trong Bảng 13-2, giá giới hạn sẽ được ấn định như sau: giá phải cao hơn 210 đô-la nhưng thấp hơn 215 đô-la. Giá 213 đô-la hay bất cứ giá trung gian nào sẽ kết toán được thị trường.

5. Những yếu tố xác định trong giá trị trao đổi

Böhm-Bawerk đề cập đến một trong những yếu tố xác định trong giá trị trao đổi, ảnh hưởng của đôi biền tế gồm người bán và người mua trong giá quyết định. Người mua Ag và người bán B5 thành công, sẽ nhóm thành đôi với người mua A6 và người bán B6 thất bại là những đặc điểm chính trong xác định giá. Người ta có thể diễn đạt bằng cách khác (nhưng ít nhiều gây nhầm lẫn). Chính là sự đánh giá người yếu nhất trong số người mua thành công (A5) và người mạnh nhất trong số người bán thành công (Bg) nhóm thành đôi với sự đánh giá người mạnh nhất trong số người mua (Ag) thất bại và người yếu nhất trong số người bán thất bại (B6) ấn định hạn chế đối với giá trị trao đổi.

Vì thế, Böhm-Bawerk cho rằng chính những đôi biên tế gồm người mua và người bán này - và chỉ riêng những đôi biên tế này - xác định giá cả. Ngoài những giới hạn này, người mua và người bán phải bổ sung vô hạn không ảnh hưởng đến giá cân bằng. Sự bổ sung người bán hay người mua với đánh giá chủ quan trong giới hạn do các đôi biên tế ấn định có tác dụng thu hẹp giới hạn ấn định dành cho giá. Sự bổ sung với số lượng lớn vô hạn của người mua và người bẩn sẽ làm cho các hàm cung cầu trông giống như những hàm cung cầu điển hình và suôn sẻ kiểu Marshall mà ngày nay chúng ta chứng kiến. Nhưng Böhm-Bawerk muốn nhấn mạnh tính chất rời rạc, không liên tục của các hàm (hình dung hay rút ra các hàm cung cầu theo hình bậc thang từ số liệu trong Bảng 13-2). Tình huống thị trường trong thế giới thực, theo quan điểm của Böhm-Bawerk (và theo giả định điển hình của Áo), đều không có đặc điểm những hàm cung cầu khác nhau liên tục và suôn sẻ, kể cả số lượng người bán và người mua vô hạn. Đúng ra theo quan điểm Áo, bất kỳ tình huống trao đổi thực tế chỉ bao gồm một số lượng thương nhân hạn chế, và phải tính đến tính chất rời rạc trong đánh giá người mua và người bán. Giả định theo kiểu Áo điển hình này là điểm tương phản rõ nét với sự thắng thế của quan điểm Marshall, giả định tính liên tục. Tiếp cận sau (và đang thịnh hành) dễ hơn nhiều so với dùng toán học xử lý, có thể tính đến với một số thành công. Nhưng Böhm-Bawerk nghi ngờ giả định trong quan điểm Marshall, và thay vì tán thành trong tình huống thực tế, trong thế giới thực, thì những giả định này không giữ vững và phân tích kinh tế cũng tính đến cho thực tế này.

Bất kể giá trị tương đối của hai quan điểm đối lập này trên thế giới, điều chắc chắn là quan điểm Áo có giá trị. Nhưng, chính Böhm-Bawerk là người giải thích rõ nhất tính chất xác định giá trong thế giới gồm nhiều người mua và người bán rời rạc. Vai trò của đánh giá chủ quan trong trao đổi không hề được mô tả rõ ràng hơn. Mặc dù Menger và Wieser tiếp tục nghiên cứu bản chất lý thuyết giá trị Áo, nhưng chính Böhm-Bawerk mới là người giải thích tiến trình trao đổi.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)