1. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Về thương mại hay còn gọi là hoạt động thương mại, chúng ta có thể hiểu theo hai nghĩa:

Về nghĩa rộng: Hoạt động thương mại - Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

=> Theo nghĩa này, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2005 Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.

Về nghĩa hẹp: Cụ thể theo Luật thương mại năm 2005 , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“.

Như vậy, rào cản kỹ thuật đối với thương mại có thể do những đòi hỏi chung về các sản phẩm ở một nước (hay khu vực kinh tế) tạo nên. Những đòi hỏi này có thể liên quan tới đặc tính sản phẩm; quy trình và các phương pháp sản xuất; bao gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp; và việc đánh giá sự phù hợp. Chẳng hạn, các đặc tính sản phẩm có thể liên quan tới kiểu dáng, kích cỡ, vệ sinh và an toàn, công dụng, các thành phần hóa chất, giá trị dinh dưỡng...

Những yêu cầu về quy trình và phương pháp sản xuất chủ yếu được sử dụng khi các đặc tính sản phẩm không thể đo lường hay thử nghiệm một cách khả thi. Các ví dụ điển hình là những yêu cầu về các phương pháp hàn đối với các bình áp suất, hay những yêu cầu vệ sinh đối với các lò mổ và các cơ sở chế biến sữa. Cũng thuộc loại này là những đòi hỏi nhà sản xuất phải vận hành một hệ thống chất lượng.Những đòi hỏi vế đóng gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp tăng mạnh, đặc biệt đối với lương thực và các mặt hàng tiêu dùng khác. Thay vì tuyên truyền một số đặc tính nào đó của sản phẩm, thì nay sự lựa chọn cuối cùng thuộc về người tiêu dùng đã có đủ thông tin.

Trong thương mại quốc tế, khái niệm “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất đó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).

Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.

Tuy nhiên, ở trên thực tế, biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế có tầm quan trọng và nó gia tăng trong 30 năm qua cả ở khía cạnh tương đối và khía cạnh tuyệt đối. Nói một cách tương đối, thì rào cản kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì các rào cản truyền thống như thuế quan và những hạn chế về số lượng phần lớn đã được loại bỏ sau khi Hiệp định Chung về Thuế quan & Thương mại (GATT) và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ra đời.

Theo đó: Thương mại quốc tế được hiểu là tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế. Quan hệ thương mại quốc tế cũng có thể có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thể giới (WTO) hoặc của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)…

2. Yếu tố tạo nên rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Như đã nói ở trên, trong thương mại quốc tế, khái niệm “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất đó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).

Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại có thể do những đòi hỏi chung về các sản phẩm ở một nước (hay khu vực kinh tế) tạo nên. Các đòi hỏi này có thể liên quan tới các yếu tố như: Đặc tính sản phẩm; quy trình và các phương pháp sản xuất; bao gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp; và việc đánh giá sự phù hợp.... Dưới đây ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những yếu tố này.

3. Phân tích cụ thể về yếu tố tạo nên rào kỹ thuật đối với thương mại

Những đòi hỏi chung về các sản phẩm ở một nước (hay khu vực kinh tế) tạo nên như: Đặc tính sản phẩm; quy trình và các phương pháp sản xuất; bao gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp; và việc đánh giá sự phù hợp.

Theo đó:

Đối với các đặc tính sản phẩm có thể liên quan tới kiểu dáng, kích cỡ, vệ sinh và an toàn, công dụng, các thành phần hóa chất, giá trị dinh dưỡng...

Đối với những yêu cầu về quy trình và phương pháp sản xuất chủ yếu được sử dụng khi các đặc tính sản phẩm không thể đo lường hay thử nghiệm một cách khả thi.

Các ví dụ điển hình là những yêu cầu về các phương pháp hàn đối với các bình áp suất, hay những yêu cầu vệ sinh đối với các lò mổ và các cơ sở chế biến sữa. Cũng thuộc loại này là những đòi hỏi nhà sản xuất phải vận hành một hệ thống chất lượng.

Đối với những đòi hỏi vế đóng gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp tăng mạnh, đặc biệt đối với lương thực và các mặt hàng tiêu dùng khác. Thay vì tuyên truyền một số đặc tính nào đó của sản phẩm, thì nay sự lựa chọn cuối cùng thuộc về người tiêu dùng đã có đủ thông tin.

4. Những đòi hỏi trong rào cản đối với thương mại

Về nghĩa rộng: Hoạt động thương mại - Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Về nghĩa hẹp: Cụ thể theo Luật thương mại năm 2005 , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“.

Đối với các rào cản đối với thương mại xuất hiện khi những đòi hỏi nói trên ở mỗi nước lại khác nhau và khi việc đánh giá sự phù hợp cứ phải được làm đi làm lại riêng rẽ đối với từng nước. Điều quan trọng cần lưu ý là những đòi hỏi dù là bắt buộc cũng như tự nguyện đều có thể tạo nên các rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

Những đòi hỏi của các công ty riêng lẻ hay người tiêu dùng không bị coi là tạo nên rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

Những đòi hỏi bắt buộc được gọi là các quy định kỹ thuật, và do pháp luật ban hành hoặc là quyết định của các cơ quan công quyền.

Những đòi hỏi tự nguyện có thể được gọi là khuyến nghị hay là bản hướng dẫn, và có thể do các cơ quan công quyền hay các tổ chức phi chính phủ ban hành.

Về lý thuyết, sự khác biệt giữa hai loại này là rõ ràng, song trên thực tế lại không phải như vậy. Tiêu chuẩn DIN theo luật là tự nguyện, song bất kỳ ai đã cố gắng xuất khẩu gì đó sang Đức mà làm sai tiêu chuẩn DIN sẽ mau chóng nhận ra tiêu chuẩn này trên thực tế là “tự nguyện” như thế nào. Tương tự, tại Mỹ các giấy chứng nhận hay các kết quả thử nghiệm do Trung tâm thí nghiệm của các cơ quan bảo hiểm (UL) cấp cho nhiều loại sản phẩm theo luật là tự nguyện song lại có tầm quan trọng thực tiễn là bắt buộc.

Một loại đòi hỏi cụ thể nhưng lại mơ hồ đối với nhà xuất khẩu chưa nắm rõ- là những yêu cầu về các tiêu chuẩn, về mặt chính thức và pháp lý, tiêu chuẩn ở hầu hết tất cả các nước đều là tự nguyện.

5. Kết thúc vấn đề

Như đã phân tích ở các mục ở trên, mặc dù có những đòi hỏi như vậy, tuy nhiên, ở nhiều nước, chứ không phải chỉ ở riêng Đức, tiêu chuẩn quốc gia có một loại thân phận có thể được xem như là bắt buộc. Thêm vào đó, một số chính phủ đang đẩy mạnh việc áp dụng trong luật pháp về chuyên môn cái gọi là “Phương pháp theo tiêu chuẩn”. Kết quả là một số lượng lớn các tiêu chuẩn đã trở thành bắt buộc. Những vấn đề xảy ra với các nhà xuất khẩu là do các tiêu chuẩn này thường không có bất kỳ chỉ dẫn nào cho thấy chúng là tự nguyện hay bắt buộc.

Ở nhiều nước Tây Âu, có sự phân quyền giữa các cơ quan chính phủ và phi chính phủ trong việc đưa ra những đòi hỏi đối với sản phẩm: tiêu chuẩn và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn lớn nhất trong các lĩnh vực sản phẩm và thường nằm trong tay của các tổ chức phi chính phủ còn chính phủ thì phụ trách về các quy định mang tính kỹ thuật. Sự phân chia này đã thay đổi ở Tây Âu theo thời gian. Sự phân chia này không có hoặc không tới mức độ tương tự ở nhiều nước khác mà tại đó ảnh hưởng của chính phủ rõ nét hơn và hầu như không có việc tiêu chuẩn hóa do các tổ chúc phi chính phủ tiến hành.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).