1. Tiểu sử về John Kenneth Galbraith
John Kenneth Galbraith (sinh ngày 15 Tháng 10 năm 1908 - mất ngày 29 tháng 4 năm 2006) là một nhà kinh tế học người Canada (và sau đó là Mỹ), nhân viên nhà nước, nhà ngoại giao, và là một người đứng hàng đầu trong việc ủng hộ chủ nghĩa tự do hiện đại ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Những cuốn sách của ông về các chủ đề kinh tế bán chạy nhất từ thập niên 1950 đến những năm 2000, trong thời gian đó Galbraith hoàn thành vai trò nhà trí thức của công chúng. Là một nhà kinh tế, ông thiên về phía kinh tế Hậu Keynes từ một quan điểm Kinh tế học thể chế.
Galbraith trong một thời gian dài là thành viên Harvard và ở lại tại Đại học này đến nửa thế kỷ như là một giáo sư kinh tế. Ông cũng là một tác giả sung mãn, đã viết khoảng bốn chục cuốn sách, trong đó có nhiều tiểu thuyết, và xuất bản hơn một nghìn bài báo và bài tiểu luận về các chủ đề khác nhau. Trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là một bộ ba được ưa chuộng về kinh tế: chủ nghĩa tư bản Mỹ (1952), Xã hội giàu có (1958), và Nhà nước công nghiệp mới (1967).
Galbraith hoạt động tích cực chính trị trong Đảng Dân chủ, phục vụ trong chính quyền của Franklin D. Roosevelt, Harry S Truman, John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson. Ông từng là Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ dưới thời chính quyền Kennedy. Những hoạt động chính trị, sản lượng và sự bộc trực về văn học của ông đã làm ông, mặc dù có thể tranh cãi, thành "nhà kinh tế học nổi tiếng nhất trên thế giới" trong suốt cuộc đời của mình. Galbraith là một trong số ít những người nhận cả hai Huân chương Tự do (1946) và Huân chương Tự do của Tổng thống (2000) cho các dịch vụ công cộng của mình và đóng góp cho khoa học. Chính phủ Pháp phong ông là Commandeur de la Légion d'honneur.
2. Các tác phẩm của Galbraith
Ông viết vô số sách dị giáo, rất thuyết phục về hệ thống kinh tế, xã hội. Nói chung, tác phẩm của Galbraith là kho chứa tư tưởng chính thông hiện đại. Tư tưởng của ông bị ảnh hưởng bởi nhiều tác giả từ truyền thống ấy, nhất là Veblen. Mặc dù lĩnh vực tri thức của Galbraith đa dạng, chúng ta nhận dạng trong cách xử lý ngắn gọn ít nhất là hai tư tưởng rõ rệt của ông: (1) tiến trình sức mạnh đối trừ và (2) nhận dạng sự mất căn bằng xã hội bên trong bối cảnh xã hội sung túc.
Đầu năm 1952, trong quyển American Capitalism, Galbraith quan tâm đến cách giải thích truyền thông (theo phái Marshall chính thống) về “hàng hóa hoạt động ra sao” trong hệ thống kinh tế Mỹ. Bằng cách diễn đạt hoa mỹ ông lập luận sự sung túc (giàu có không thích đáng) là hạnh phúc hỗn hợp. Nhất là, ông buộc tội lý thuyết kinh tế chính thống là phi hiện thực, vì bất kỳ sự biểu hiết với thực tế của thế giới thực sẽ phủ nhận tính tương quan của mô hình cạnh tranh - bộ đồ nghề trong kinh tế học Marshall. Thế nhưng trong phê bình của mình, Galbraith bao gồm một số đánh giá giá trị trong lý thuyết xã hội động thái hình thành bàn đạp để phê bình kinh tế chính trị học chính thống, tĩnh tại của ông. Vì thế ông lập luận rằng sự bất bình đẳng thu nhập “xáo trộn sử dụng tài nguyên” vì:
“Nó chuyển việc sử dụng từ nhu cầu của nhiều người sang nguyện vọng của một ít người - ít ra không phải từ bánh mì sang bánh ngọt hay từ ô tô hiệu Chevrolets sang Cadillacs. Sự không bình đẳng không cần thiết trong thu nhập - không nhất thiết theo nghĩa không tưởng thưởng sự khác nhau trong tri thức, ứng dụng, hay bằng lòng chịu rủi ro - cũng làm sút kém tính ổn định kinh tế”. (American Capitalism, trang 104-105).
3. Sức mạnh đối trừ
Galbraith cho rằng mô hình hệ thống cạnh tranh hoạt động trôi chảy, đảm nhận tác động điều tiết có sẵn của nhiều người mua và bán trong thị trường là kịch bản học thuật rẻ tiền. Thành viên trong truyền thông chính thống, hay người khác bất kỳ nghiên cứu vấn đề này, đều không nhận biết sự hiện diện của sức mạnh đối trừ. Cạnh tranh bị phá vỡ, theo Galbraith, hình thành sự tập trung và khả năng độc quyền. Tuy nhiên chỉ xuất hiện như thể tất cả hạn chế đã được hủy bỏ. Galbraith lập luận:
“Thực ra, những hạn chế mới quyền hạn tư nhân đã xuất hiện để thay thế cạnh tranh. Chúng không được nuôi dưỡng trong cùng tiến trình tập trung làm sút kém hay phá hủy cạnh tranh. Nhưng chúng xuất hiện không chỉ trong cùng phía của thị trường mà ở phía đối diện, không phải với các nhà cạnh tranh mà với khách hàng và người cung cấp. Thật thuận tiện khi định rõ đối tác cạnh tranh này và tôi gọi đó là sức mạnh đối trừ”. (American Capitalism, trang 111).
Rõ ràng Galbraith hình dung sức mạnh đối trừ như một tiến trình theo chiều hướng Veblen vì ông cho rằng lý thuyết chính thống độc quyền song phương, mới thoạt nhìn có vẻ tương tự với chính đề sức mạnh đối trừ của ông, là “khả năng xảy ra ngẫu nhiên”. Mặt khác, sức mạnh đối trừ là một tiến trình phát triển hưởng ứng quyền hạn kinh tế tư hữu xuất hiện từ thất bại của cạnh tranh ban đầu. Mặc dù có ngoại lệ đối với lý thuyết này, Galbraith đẩy mạnh công cụ xem đó là giải thích quan trọng đối với nhiều phát triển, kể cả chủ nghĩa công đoàn, hợp tác xã bán lẻ, cửa hàng chuỗi, và v.v... Khái niệm của ông về thị trường và sản phẩm, không cần phải nói, có nghĩa rộng hơn khái niệm lý thuyết truyền thống. Gần giống với khái niệm sản phẩm dị biệt hóa của E. H. Chamberlin trong cạnh tranh độc quyền.
Sự tồn tại hay không tồn tại của sức mạnh đối trừ đều có nhiều tương quan với chính sách công. Nhất là, Galbraith xem thất bại của sức mạnh đối trừ là lý do tồn tại của việc chính phủ can thiệp vào kinh tế cá thể. Ông viết:
“Không có chính hiện tượng đang được công nhận hoàn toàn, thì việc cung cấp hỗ trợ của nhà nước đối với sự phát triển sức mạnh đối trừ trở thành một chức năng quan trọng của chính phủ - có lẽ là chức năng nội bộ quan trọng của chính phủ. Phần lớn pháp luật ban hành trong nước trong hai mươi năm qua, nhất là trong giai đoạn Chính sách kinh tế, xã hội mới, chỉ hoàn toàn hiểu được khi xét theo quan điểm này”. (American Capitalism, trang 128).
Ông viết thêm:
“Nhóm người tìm kiếm sự hỗ trợ của chính phủ trong việc xây dựng sức mạnh đối trừ, tìm kiếm sức mạnh ấy để dùng nó chông lại uy thế của thị trường vốn trước đây họ phải chịu lệ thuộc”. (American Caplfalism, trang 136).
4. Chính sách chống độc quyền nên được sửa đổi
Galbraith cũng cảm thấy chính sách chống độc quyền nên được sửa đổi nhằm khuyến khích sự phát triển sức mạnh đối trừ sao cho sức mạnh độc quyền ban đầu có thể kiểm soát bất cứ ở đây nếu có thể. Ngoài ra, Galbraith khẳng định nơi chính phủ can thiệp, thì thường là kết quả của sự phá vỡ sức mạnh đôi trừ, chứ không phải là cạnh tranh.
Tuy nhiên, có những kẽ hở nghiêm trọng trong lý thuyết sức mạnh đối trừ của Galbraith. Nếu sức mạnh đối trừ được dừng như một công cụ của chính sách công, thì người ta phải có khả năng xác định sức mạnh đôi trừ ban đầu so với sức mạnh đối trừ phát sinh. Trong tác phẩm American Capitalism, Galbraith nhận dạng hai nhóm độc quyền: (1) độc quyền phát sinh như kết quả của sự phá vỡ độc quyền (ban đầu) và (2) độc quyền phát triển để đáp lại sức mạnh thị trường hiện hữu (đối trừ), Ông cũng thêm vào nhóm thứ ba, phát sinh do nhu cầu quản lý công nghiệp - dưới dạng hỗ trợ, trợ cấp và hợp đồng không đề cập đến sự kiểm soát gia nhập (Như chúng ta đã thấy, Veblen dự đoán sự phát triển này).
Nhìn chung, lý thuyết của Galbraith thiếu sự giải thích cố kết sức mạnh đầu tiên phát sinh thế nào và ảnh hưởng tiến trình thị trường và hệ thống chính trị ra sao, tất cả là sự quan tâm lý thú, hợp pháp của nhà kinh tế học trong tư cách nhà khoa học xã hội. Người ta tự hỏi sức mạnh đối trừ được giả thiết ra sao để ảnh hưởng giá cả và phân phối thu nhập, một chủ đề đáng quan tâm trong nhà nước xã hội chủ nghĩa của Galbraith. Khi nào chính phủ tiến hành xã hội hóa hay kiểm soát các khu vực của nền kinh tế (cung cấp nhà ở phí tổn thấp)? Chúng ta chờ bao lâu để các tiến trình thị trường phát triển trong các khu vực “không phòng thủ” của nền kinh tế trước khi chính phủ tiến hành? Thật không may, lý thuyết của Galbraith không đưa ra lời đáp cho những câu hỏi này. Dù sao, thảo luận của ông vẫn chỉ đường tổng hợp theo định chế mới.
5. Mất cân bằng xã hội
Trong tác phẩm The Affluent Society (1958), Galbraith phản đối xã hội Mỹ vì xã hội này giàu có và giá trị của nó bị hướng dẫn sai. Thời điểm này Galbraith chọn tính chính thống qua lý thuyết nhu cầu tiêu dùng. Ông cho rằng (1) lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, phương hại đến nó, đã không cho phép “bất kỳ khái niệm hàng hóa cần thiết so với không cần thiết hay quan trọng so với không quan trọng” (trang 147) và (2) sau khi xem nhẹ một số ngụ ý hiệu dụng biên tế giảm dần, các nhà kinh tế học không thể nhìn thấy qua thời gian việc có nhiều hàng hóa nào đó sẽ không tốt hơn là có ít hàng hóa. Dĩ nhiên, đây là hàng hóa quy phạm. Trong phê bình kinh tế học thực chứng, Galbraith nhận xét:
“Bất cứ khái niệm hàng hóa cần thiết so với không cần thiết hay quan trọng so với không quan trọng đều bị loại trừ khắc nghiệt khỏi vấn đề... Không có gì trong kinh tế học lại chú ý nhanh một cá nhân đào tạo non kém như tùy ý sử dụng để nhận xét tính chính đáng của nguyện vọng có hàng hóa nhiều hơn và sự phù phiếm của nguyện vọng muốn có nhiều ô tô cầu kỳ hơn” (The Affluent Society, trang 147).
Galbraith khẳng định rằng chủ quyền tiêu dùng chỉ là chuyện hoang đường và trong thời hiện đại chuỗi nhân quả điều khiển từ sản xuất đến tiêu dùng. Nhằm duy trì một xã hội sung túc, một xã hội trong đó sản xuất và thu nhập đang phát triển, phải tạo ra các nhu cầu mới. Vì thế, Galbraith tập trung vào vai trò quyết định của việc quảng cáo trong khi hình thành và sử dụng nhu cầu đối với hàng tiêu dùng mới, cung cấp bằng phí tổn phải trả của hàng hóa xã hội. Sự mất cân bằng xã hội tạo ra dược Galbraith xem là không hợp lý.
Trong truyền thông của Henry George, người Mỹ bất tuân quy tắc của tổ chức khác, Galbraith cho rằng vấn đề kinh tế dẫn đến tệ nạn xã hội:
“Con người mua được càng nhiều hàng hóa hơn, thì họ vứt bỏ nhiều bao bì hơn và phải mang rác đi đổ nhiều hơn. Nếu dịch vụ vệ sinh thích hợp không được cung ứng thì bản sao sung túc ngày càng tăng đang sẽ nhận chìm trong rác rưởi. Người nào có nhiều của cải hơn thì người đó càng rác rưởi hơn” (The Affluent Society, trang 256).
Thái độ chống đối của thanh niên cũng được giải thích tương tự vì:
“Trường học không cạnh tranh nổi với truyền hình và điện ảnh” và “những anh hùng đáng ngờ của truyền hình, điện ảnh, chứ không phải là Miss Jones, trở thành thần tượng của giới trẻ” (trang 257).
Galbraith nêu toàn bộ chi tiết tệ nạn xã hội sinh ra từ việc phá vỡ các tác động kinh tế cạnh tranh và hệ thống giá trị khích lệ tiêu dùng cá nhân lãng phí bằng phí tổn phải trả trong cung cấp hàng hóa công cộng. Trọng tâm của hệ thống giá trị “không thích hợp” này là thực tế công việc quảng cáo và ganh đua chủ yếu dựa vào sự hình thành nhu cầu cá nhân. Thực ra, phần lớn lý thuyết của Galbraith dựa vào khái niệm của Veblen về tiêu dùng phô trương được đề cập trong chương này.
Để khôi phục sự mất cân bằng xã hội, Galbraith đề xuất chính phủ tăng cường đánh thuế ở mọi mức độ và tái định hướng (chắc chắn không phải là quốc phòng) trong chi tiêu của chính phủ. Ông giữ quan niệm (giải thích đầy đủ trong quyển The New Industrial State) rằng:
“Nếu chính phủ không can thiệp, thì sản xuất tư nhân sẽ độc quyền hóa mọi tài nguyên” (The Affluent Society, trang 310).
Do đó, chính phủ phải đảm nhiệm vai trò tích cực hơn để chứng kiến sự cân bằng xã hội và được bảo vệ trong tiến trình.