Mục lục bài viết
1. Đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1.1. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
Căn cứ theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại cá c điểm a,b,c,d,đ và điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, đó là: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được kí kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Người quản lí doanh nghiệp, người quản lí điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
1.2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
- Đối với điều kiện hưởng chế độ ốm đau, Luật BHXH 2014 quy định: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hơp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau
Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
Đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau, được quy định cụ thể tại các khoản 1,2 tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- ĐIều kiện để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội (Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định các điều kiện áp dụng với người lao động)
>> Tham khảo: Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
2. Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH
Dựa theo phụ lục 7- Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, mẫu giấy chứng nhận nghỉ viêc hưởng BHXH có mẫu như sau:
Liên số 1 Mẫu số:............. Số:........../KCB Số seri:.......... GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú) I) Thông tin người bệnh Họ và tên: ........................... Ngày sinh: .................. Mã số BHXH/ Số thẻ BHYT: ....................................... Giới tính:................................................ Đơn vị làm việc: ......................................................... II) Chuẩn đoán và phương pháp điều trị ........................................................ Số ngày nghỉ: .......................................... (Từ ngày ..... đến hết ngày ...... ) III) Thông tin cha mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: .................................................. - Họ và tên mẹ: ................................................... Ngày ..... tháng ..... năm .....
| Liên số 02 Mẫu số:......................... Số:........../KCB Số seri:.......... GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú) I) Thông tin người bệnh Họ và tên: ............... Ngày sinh ............. Mã số BHXH/ Số thẻ BHYT: .................. Giới tính: ................................................ Đơn vị làm việc: ... .............................................................. II) Chuẩn đoán và phương pháp điều trị ............................................................ ........................................................... Số ngày nghỉ: ............................................ (Từ ngày ..... đến hết ngày .....) III) Thông tin cha mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: ............................................... - Họ và tên mẹ: .................................................. Ngày ..... tháng ..... năm .....
|
>> Tham khảo: Nghỉ việc có giấy nghỉ ốm của bệnh viện có bị trừ lương?
3. Hướng dẫn viết giấy nghỉ ốm hưởng BHXH
Việc viết giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH nhằm xác định số ngày nghỉ làm căn cứ tính trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luât về bảo hiểm xã hội
Theo đó, cách ghi được chia theo các phần:
1. Phần thông tin người bệnh
- Dòng đầu: ghi đầy đủ thông tin, ngày tháng năm sinh của người bệnh. Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh
- Dòng hai: Ghi đầy đủ mã số BHXH, ghi đầy đủ mã thẻ BHYT số (cả chữ và số, trong đó phần chữ viết in hoa)
- Dòng thứ ba: Ghi rõ giới tính
- Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng BHXH, trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vi cha hoặc mẹ làm việc
2. Phần chuẩn đoán và phương pháp điều trị
- Nội dung chuẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe, trường hợp chữa bệnh dài ngày thì ghi mã bệnh, không có mã bệnh thì ghi tên bệnh. Đối với thai nghén, ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai
- Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén thì: dưới 22 tuần tuổi căn cứ tình trạng thực tế trong các trường hợp: sảy thai, nạo thai, hút,... Dưới 22 tuần tuổi ghi rõ đẻ thường , đẻ thủ thuật hay mổ đẻ
- Số ngày nghỉ: Việc quyết định số ngày nghỉ dựa theo tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy. Riêng bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy. Việc ghi ngày bắt đầu phải trùng với ngày người bệnh đến khám
3. Phần thông tin cha mẹ
Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi
4. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người được đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh ủy quyền được kí và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người được đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh ủy quyền được kí và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần kí và đóng dấu ở phần này và không phải kí tên ở phần y, bác sĩ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.