1. Đặc điểm "Toà hành chính" có điểm gì ưu thế hơn so với "Toà dân sự"
Cụ thể là ta tìm hiểu về đặc điểm "Toà hành chính" so với "Toà dân sự" đã có trước đó giai đoạn năm 1996 xem xem Tòa này có những ưu thế hay điểm nào khác biệt.
Khi cho ra đời Toà hành chính, các nhà làm luật đã không đụng chạm gì đến loại hình Toà dân sự đang tồn tại. Như vậy, kể từ ngày 01/07/1996 (thời điểm có hiệu lực của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính), cùng lúc ở nước ta đã hoạt động song song cả hai loại hình tư pháp hành chính. Đương nhiên, loại hình "Toà hành chính" có quy mô lớn hơn nhiều "Toà dân sự" đã có trước đó.
Đặc điểm loại hình "Toà hành chính" có quy mô lớn hơn nhiều "Toà dân sự" được thể hiện trên các điểm chủ yếu sau:
- Thứ nhất, loại hình toà hành chính có cơ cấu riêng, chuyên giải quyết tranh chấp hành chính. Đó là các Toà hành chính trong Toà án các cấp tỉnh và trung ương và thẩm phán ỏ Toà án cấp huyện. Trong khi đó, ở loại hình toà dân sự, Toà án xét xử tranh chấp hành chính không phải là cơ cấu hình thành chủ yếu đê giải quyết tranh chấp hành chính.
- Thứ hai, toà hành chính là thiết chế chỉ giải quyết và giải quyết bộ phận đáng kề các tranh chấp hành chính quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh sửa đổi bổ sung tháng 12/1998, còn Toà dân sự chỉ xét xử một vài tranh chấp hành chính. Khi Bộ luật Tô' tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội đã quyết định chuyển việc giải quyết tranh chấp về việc lập danh sách cử tri sang Toà án hành chính. Do đó, nói chung, các việc liên quan đến hành chính đã do Toà án giải quyết
- Thứ ba, thủ tục hành chính giải quyết khiếu nại của công dân là hình thức tố tụng hành chính riêng biệt, với các quy định sát với việc giải quyết tranh chấp hành chính. Trong khi đó, thủ tục tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp hành chính tuy về cơ bản có các nguyên tắc, các giai đoạn và chế định và nhiều quy định giống thủ tục tố tụng hành chính (do chỗ cùng là việc kiện và cùng trong một hệ thống pháp luật), nhưng dầu sao thì cũng chủ yếu quy định thích hợp cho việc giải quyết các vụ án dân sự.
Tuy chưa thể nói là đã thật hoàn chỉnh, nhưng nhìn chung, vối sự hiện diện hai loại hình tài phán hay tư pháp hành chính, chúng ta đã có định chế tài phán hành chính cần thiết để có thể bảo vệ ở cấp độ cao nhất quyền công dân.
2. Nhận xét về về quá trình hình thành và phát triển của tài phán hành chính của Việt Nam
Nhìn tổng thể, tư khi có quan điểm về tài phán hành chính, chúng ta có thể nêu ra nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của tài phán hành chính ở nước ta như sau:
- Thứ nhất, tài phán hành chính từ chỗ là định chế hình thành ít nhiều có tính chất ngẫu nhiên hoặc chính xác hơn là nhằm tiện hoặc giống vối các nưốc tư bản trong giải quyết các việc tranh chấp hành chính đơn lẻ, đã đến chỗ phát triển thành định chế lớn, dần thể hiện rõ rệt một đặc điểm quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thứ hai, tài phán hành chính ngày càng được hoàn thiện. Sự hoàn thiện này được thể hiện ở các điểm:
Một là, từ chỗ tranh chấp hành chính chỉ do Toà dân sự giải quyết đã đi đến chỗ có riêng Toà hành chính song song vối toà dân sự trong hệ thống Toà án nhân dân để xét xử loại tranh chấp hành chính riêng biệt;
Hai là, từ chỗ chỉ một vài tranh chấp hành chính được giải quyết bởi Toà án tiến đến việc đưa vào xét xử bởi Toà án 22 nhóm việc về tranh chấp hành chính có tầm quan trọng lớn đối vối việc bảo vệ quyền công dân;
Ba là, từ chỗ tranh chấp hành chính được giải quyết theo các hướng dẫn đơn lẻ, rải rác của Toà án nhân dân tối cao về tố tụng dân sự do Toà án dân sự áp dụng đến chỗ có các quy định về thủ tục tố" tụng hành chính áp dụng riêng cho tranh chấp hành chính được giải quyết tại Toà hành chính.
3. Những khó khăn về quá trình ra đời và phát triển của tài phán hành chính ở Việt Nam
Trong quá trình ra đời và phát triển của tài phán hành chính ở Việt Nam diễn ra không hoàn toàn thuận lợi.
Tại vì ngay từ đầu, việc xác lập tài phán hành chính đã vấp phải sự không đồng thuận. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Quốc hội nước ta đã phải thể hiện sự lựa chọn giữa nhiều mô hình tổ chức cơ quan xét xử tranh chấp hành chính để tìm ra mô hình tài phán hành chính hợp lý nhất.
Khi đó, Ban dự thảo Luật Tổ chức toà án hành chính dưới sự chủ trì soạn thảo của Thanh tra nhà nước đã đề xuất ra 4 phương án tổ chức Toà án hành chính, cụ thể 4 phương án như sau:
- Phương án 1, Toà án hành chính là một hệ thống riêng thuộc Quốc hội, song song với hệ thông Toà án nhân dân đang có. Lập luận cho mô hình này, người ta xuất phát từ lý do cần lập một cơ quan tài phán hành chính có đủ thẩm quyền và khả năng xem xét, phán quyết tính hợp pháp của mọi hoạt động của các cơ quan hành pháp. Cách tổ chức toà hành chính như vậy cũng phù hợp vối xu hướng của pháp luật hiện đại và cải cách hệ thống tư pháp của ta là dần xây dựng các toà án chuyên môn.
- Phương án 2, Toà án hành chính là hệ thống độc lập với các cơ quan hành pháp do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Quan điểm này xuất phát từ chỗ xem hành chính tài phán cùng với hành chính quản lý là một nội dung trong nền hành chính quốc gia thống nhất. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về toàn bộ hoạt động hành pháp. Để tránh tình trạng cơ quan hành chính vừa là người bị kiện, vừa là người xét xử thì Toà án hành chính tuy do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu nhưng độc lập với các cơ quan hành chính các cấp. Toà án hành chính trung ương không phải là cơ quan thuộc Chính phủ. Chánh án Toà án hành chính trung ương không phải là thành viên của Chính phủ.
- Phương án 3, Toà án hành chính được tổ chức gần như Toà án quân sự. Đó là hệ thống toà án độc lập ở địa phương, nhưng đến cấp trung ương thì nằm trong cơ cấu của Toà án nhân dân.
- Phương án 4, tổ chức Toà án hành chính thành các phân toà như các phân Toà hình sự, dân sự nằm trong Toà án nhân dân. Phương án này được xác định là có ưu điểm trong việc thống nhất việc tổ chức các cơ quan xét xử, thu gọn đầu mối. Toà án hành chính chuyên trách sẽ được tổ chức ở cả 3 cấp huyện, tỉnh, trung ương.
=> Qua 4 phương án trên, khi lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội khoá IX về việc lựa chọn một trong bốn mô hình tổ chức Toà án hành chính nói trên thì điều không bất ngờ đã xảy ra. Đó là có 276 trong số 322 đại biểu trả lời, chiếm 85,7% tổng số đại biểu được hỏi tán thành mô hình tổ chức Toà án hành chính theo phương án 4, tức là Toà án hành chính là một bộ phận nằm trong hệ thống Toà án nhân dân. Và, như đã thấy, việc lựa chọn phương án thứ tư trong điều kiện thực tế ở Việt Nam là thực tế và hợp lý, đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau: phù hợp với quan điểm phân công chức năng lập pháp với chức năng hành pháp trong bộ máy nhà nước, góp phần tinh giản bộ máy nhà nước, trực tiếp kế thừa các thành quả, kinh nghiệm xét xử của hệ thống tư pháp, đáp ứng được các đòi hỏi về tính đặc thù của việc xét xử tranh chấp hành chính... Và, trong văn bản pháp luật đã nêu ở trên, Quốc hội đã thông qua phương án này.
4. Bàn luận về tài phán hiến pháp và tài phán hành chính với nhà nước pháp quyền
Về cả lý luận và thực tiễn, nếu so sánh tài phán hiến pháp với tài phán hành chính thì dễ nhận thấy tài phán hành chính gắn chặt hơn với nhà nước pháp quyền.
Bởi vì nhà nước pháp quyền là nhà nước mà quan hệ giữa nó với công dân là quan hệ bình đắng qua lại về quyền và nghĩa vụ. Mà sự tranh chấp giữa nhà nưốc và công dân chủ yếu là tranh chấp hành chính. Các tranh chấp này khi được gửi đến toà án hành chính thì cơ quan này bắt buộc phải xem xét, giải quyết.
Trong khi đó, tài phán hiến pháp không chỉ xem xét vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân mà còn xem xét cả các loại việc khác.
Ví dụ, tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương về thẩm quyền, xem xét tư cách của các chính khách,... Hơn nữa, cơ quan tài phán hiến pháp cũng chỉ xem xét vấn đề nào liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản.
Trên thực tiễn tổ chức tài phán hiến pháp ở các nước cho thấy, không phải khiếu nại (khiếu kiện) nào của công dân cũng được cơ quan tài phán hiến pháp thụ lý và giải quyết mà chỉ khi vụ việc có tầm quan trọng nào đó mới thuộc về của cơ quan tài phán.
Bởi vậy, nếu nhà nước pháp quyền sinh ra trước hết là để chống lại các nhà nước chuyên chế, cảnh sát để bảo đảm, bảo vệ quyền của công dân thì tài phán hành chính là định chế thân thiện và thiết thực hơn. Do đó, có thể hiểu được nhận định rằng tài phán hay tư pháp hành chính là dấu hiệu đặc trưng gắn liền với nhà nước pháp quyền.
5. Mối liện hệ tài phán hành chính với xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam từ năm 2001
Ở Việt Nam, vào năm 2001, Nhà nước mới chính thức ghi nhận tại Điều 2 của Hiến pháp Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Đây chính là kết quả của sự cân nhắc thận trọng trong nhiều năm về sự thừa nhận hay không thừa nhận phạm trù nhà nước phân quyền. Trong khi đó, theo sự trình bày trên đây thì dường như giữa tài phán hành chính và Nhà nước pháp quyền Việt Nam – đôi khi tài phán hành chính và Nhà nước pháp quyền Việt Nam không có mối liên hệ lôgic chặt chẽ nào.
- Tài phán hành chính có trước nhà nước pháp quyền rất nhiều. Việc xây dựng tài phán hành chính không phải xuất phát từ quan niệm về nhà nước pháp quyền. Chỉ là đến những năm gần đây, nhận thức về nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền Việt Nam nói riêng mới từng bước trở nên rõ hơn. Không nên dễ dãi hoặc chính trị hoá vấn đề một cách đơn giản rằng chúng ta đã xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam ngay từ khi giành được chính quyền năm 1945. Không thể từ những điểm tương đồng, trùng hợp của quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước Việt Nam trước đây với tinh thần của lý luận nhà nước pháp quyền hiện nay mà có thể đi tới kết luận là chúng ta đã sớm xây dựng nhà nước pháp quyền được.
Tuy nhiên, nhận định như trên không có nghĩa là tài phán hành chính không có mối liện hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Bởi vì dù ít hay nhiều, việc hình thành tài phán hành chính ở Việt Nam có mối liên hệ vối các nước xây dựng nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền thể hiện qua việc tham khảo tài phán hành chính ở các nước xây dựng nhà nước pháp quyền.
Khi đã xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thì cần chú trọng hơn đến tài phán hành chính. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc đương nhiên thừa nhận có tài phán hành chính thì cũng có nhà nước pháp quyền và khiên cưỡng chứng minh rằng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)