Mục lục bài viết
Đảm bảo nguồn thu, cân đối ngân sách nhà nước; đảm bảo có sự chấp thuận từ phía người nộp thuế. Những đảm bảo này giúp cho nhà nước, bằng hệ thống pháp luật thuế và hệ thống các tổ chức hành thu, có được nguồn vật chất phục vụ cho việc thực hiện chức năng nhà nước đồng thời cũng không tạo ra sự phản ứng trong công chúng về thuế. Yêu cầu đặt ra cho hệ thong pháp luật thuế cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ cấu hệ thống pháp luật thuế; thủ tục thu nộp thuế. Mức độ xem xét các yêu cầu cho hệ thống pháp luật thuế ở các quốc gia trong moi giai đoạn, điều kiện cụ thể là khác nhau. Đây cũng là một trong những nội dung khác biệt về hệ thống pháp luật thuế của quốc gia này so với quốc gia khác. Việc lựa chọn một hệ thống pháp luật thuế, một đạo luật thuế phải được xem xét trên cơ sở đáp ứng những tiêu chí nhất định. Mặc dù các tiêu chí này không phải là duy nhất và không phải nhất thiết phải đáp ứng toàn bợ nhưng chúng thường được đưa ra như những căn cử để xây dựng một hệ thống pháp luật thuế, một đạo luật thuế cụ thể.
1. Căn cứ khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế
Xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cần phải xem xét và thực hiện theo những căn cứ cơ bản sau đây:
- Đảm bảo nguồn vật chất cho chi tiêu của nhà nước. Cho dù pháp luật thuế được ban hành bởi các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau nhằm hướng tới đồng thời nhiều mục đích nhưng mục đích trước hết và chủ yếu là phải đáp ứng được tối đa nhu cầu chi tiêu cho chính phủ có quyền thu thuế. Tuy vậy, cũng cần phải xem xét, có phải pháp luật thuế được ban hành chỉ nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu chi tiêu rất cao của chính phủ hay không. Thực tế, các quốc gia đều hướng tới công chúng, mặc dù có thể ở mức độ khác nhau. Chính phủ phải chịu gánh nặng đặc biệt mà không bất kì một chủ thể nào khác phải gánh chịu, đó là các chi tiêu công cộng như an ninh, quốc phòng, ngoại giao, trợ cấp xã hội, giải quyết việc làm... Thụ hưởng kết quả của chi tiêu này đều là công chúng. Như vậy, hệ thống pháp luật thuế được ban hành giúp cho nhà nước có được nguồn thu, qua đó, với tư cách là người đại diện cho công chúng, thực hiện chi tiêu, phân bổ hợp lí cho xã hội.
- Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. về nguyên tắc, việc đánh thuế không được tạo nên sự khánh kiệt của dân chúng. Những yêu tố liên quan đến tình hình phát triển kinh tế, thu nhập của dân cư, định hướng của nhà nước về phát triển ngành, miền có tác động trực tiếp đến việc ban hành hay thay đổi cơ cấu của hệ thống pháp luật thuế. Bên cạnh đó, những yếu tố về chính trị cũng chi phối tới hệ thống pháp luật thuế một quốc gia. Ở Việt Nam trước năm 1990, hệ thống pháp luật thuế đơn giản, không áp dụng giống nhau cho mọi đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Cơ cấu các luật thuế trong hệ thống pháp luật thuế cũng đơn giản, không đa dạng và đầy đủ như hệ thống pháp luật thuế từ những năm 1990 trở lại đây.
- Yêu cầu phải bao quát hết nguồn thu. Bao quát nguồn thu được hiểu: các quy định pháp luật thuế phải đảm bảo không bỏ sót đối tượng nộp thuế, đối tượng nằm trong diện cần phải điều tiết... Đáp ứng yêu cầu này, pháp luật thuế không chỉ tạo căn cứ pháp lí để có được nguồn thu tối đa mà chính là một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc công bằng, bình đẳng.
- Yêu cầu của các quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II trở lại đây, sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ đã trở thành trào lưu trong thời đại mới. Sự liên kết, hợp tác được thực hiện trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Chính sách hợp tác giữa các quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế quốc tế. Đe đảm bảo quyền lợi công dân quốc gia mình, để kinh tế ưong nước phát triển, các quốc gia thường phải ban hành hệ thống pháp luật thuế phù hợp với chính sách khuyến khích, chính sách đầu tư của nhà nước trong từng giai đoạn. Chính sự tác động này lí giải vì sao hệ thống pháp luật thuế nói chung, từng luật thuế nối riêng có thể thay đổi trong từng giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn, trong giai đoạn 1970-1990 chính sách thuế quan dành rất nhiều ưu đãi cho hàng hoá có xuất xứ từ quốc gia thành viên của CEFT. Trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay, bên cạnh các ưu đãi dựa trên các cam kết song phương, chính sách thuế quan của Việt Nam lại dành rất nhiều ưu đãi cho hàng hoá cóxuất xứ từ các thành viên của CEPT và ngày càng mở rộng khi chúng ta có nguyên vọng tham gia vào tổ chức thương mại có số lượng thành viên lớn nhất thế giới - WTO.
2. Căn cứ ban hành tmột sắc thuế cụ thể
Việc ban hành một văn bản luật thuế, ngoài việc tuân thử những căn cứ của hệ thống pháp luật thuế, cần phải dựa trên những điều kiện cụ thể. Chính điều kiện cụ thể đối với mỗi luật thuế giải thích cho việc các luật thuế có thể được ban hành vào những thời điểm khác nhau, khi các căn cứ ban hành cho luật thuế đó đã đạt được.
- Phải đảm bảo tính thống nhất của đạo luật thuế cụ thể trong cơ cấu hệ thống pháp luật thuế
Luật thuế cụ thể chỉ là bộ phận trong tổng thể hệ thống pháp luật thuế được áp dụng ở một quốc gia trong một thời kì. Luật thuế được ban hành đương nhiên phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu chung của hệ thống pháp luật thuế. Do sự liên kết nội tại về kinh tế giừa các loại thuế, bất kì sự thay thế, sửa đổi, bổ sung nội dung cùa một luật thuế sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận còn lại của hệ thống pháp luật thuế nói chung.
- Phải đảm bảo tính ổn định nội tại trong quá trình áp dụng từng luật thuế và ổn định trong tổng thể hệ thống pháp luật thuế. Pháp luật tự thân nó đã eó yêu cầu ổn định. Pháp luật thuế tác động trực tiếp tới thu nhập, tới lợi ích của người nộp thuế, của nhà nước, nếu không ổn định sẽ tác động xẩu tới dân cư, tới nguồn thu tài chính nhà nước. Mặt khác, các nhà nghiên cứu kinh tế thị trường cũng đã chỉ ra, “thuế có tính ổn định nội tại bên trong” vì vậy, văn bản pháp luật ghi nhận loại thuế đó Cũng phải đảm bảo tính ổn định. Yêu cầu ổn định của một luật thuế không có nghĩa nó cần phải duy trì mà không thể bị loại bỏ, sửa đổi, bổ sung khi các điều kiện khác không còn đảm bảo. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp phải cân nhắc kĩ trước khi ban hành, sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số quy định về thuế; bên cạnh đó, trước khi ban hành một đạo luật thuế, cần xem xét chi tiết những điều kiện cần thiết để thực hiện loại thuế đó trong thực tiễn và có khả năng áp dụng lâu dài.
- Đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Bản thân thuế đã đặt ra yêu cầu công bằng. Tuy vậy, công bằng chỉ có thể được thực hiện khi có những quy định phấp luật về nội đung đó cũng như đủ biện pháp pháp lí buộc cẩc bên có liên quan thực hiện nguyên tắc công bằng.
Tính công bằng trong một đạo luật thuế có thể có mức độ khác nhau trong mỗi giai đoạn, điều này phụ thuộc vào chính sách của nhà nước đối với nền kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại. Trước năm 1999, các đạo luật thuế của Việt Nam còn có sợ phân biệt đối xử giữa thành phần kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Hiện nay, những yêu cầu về chống phân biệt đối xử đã được Nhà nước Việt Nam đặc biệt tôn trọng và đảm bảo thực hiện.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)