1. Tiểu sử về Johann Heinrich von Thünen

Johann Heinrich von Thünen (1783-1850) là một nông dân thành đạt và cũng là nhà lý thuyết nổi bật, ông làm việc cô lập trong điền trang của mình ở Mecklenburg, Đức.

Tác phẩm nổi bật của ông là Der isolierte Staat in Beziehung auf Landwirtschaft und Nationalökonomie: Untersuchungen über den Einfluß, den die Getreidepreise der Reichtum, des Bodens und die Abgaben auf den Ackerbau ausüben, thường gọi tắt là Der isolierte Staat (Nhà nước đơn độc).

Fujita Masahisa, một học giả tiên phong trong lĩnh vực địa lý kinh tế thấy trong những lý luận đi trước thời đại của Thünen đã có những yếu tố của:

- Lý luận hội tụ ngành của Marshall-Weber

- Thuyết hệ thống vị trí trung tâm của Christaller-Lösch

- Lý thuyết Địa lý Kinh tế Mới

Von Thünen hiểu rằng, như một vài nhà nhà kinh tế học trước và sau ông, mối quan hệ chính đáng giữa thực tế và lý thuyết - vốn là đặc điểm của bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Chính đặc điểm này trong tư tưởng của ông khiến Alfred Marshall quý mến ông, Marshall khẳng định rằng:

“Yêu mến [ông] hơn cả mọi người thầy của mình” (Memorials, trang 360).

Một trong những vấn đề mà Marshall học được từ von Thünen là cách áp dụng nguyên tắc mà tất cả mọi hình thức chi phí nên tiến hành đến một điểm ở đó sản phẩm của đơn vị sau cùng phải bằng với phí tổn: tổng sản phẩm được tối đa hóa chỉ khi nào tài nguyên được phân phối đồng biên tế.

2. Một số tư tưởng của von Thünen về kinh tế học

Von Thünen được công nhận với nhiều dự đoán quan trọng và độc đáo về thuyết kinh tế hiện đại, chẳng hạn như khái niệm tổ kinh tế, lợi suất giảm dần, phí tổn cơ hội, và lý thuyết sức sản xuất biên tế tiền lương. Thế nhưng, trên hết, ông là người tiên phong trong lý thuyết địa điểm kinh tế, vì thế chúng ta sẽ khảo sát sự đóng góp của ông vào phân tích biên tế chủ yếu trong bối cảnh này.

Như Ricardo, von Thünen thừa nhận sự khác nhau về phí tổn sản xuất nông sản từ sự sử dụng đất có chất lượng và địa điểm khác nhau (nghĩa là khoảng cách từ một điểm bán trung tâm). Nhưng trong khi Ricardo tập trung vào những khác nhau về tính màu mỡ của đất, thì von Thiinen lại tập trung phân tích những khác biệt về vị trí đất. Đồng thời, ông thừa nhận những sản phẩm ấy rất cồng kềnh trong mối quan hệ với giá trị khi vận chuyển phải tốn kém nhiều hơn những sản phẩm ít hơn thế và một số nông phẩm không thể quá cảnh trong một thời gian dài bởi khả năng có thể hư hỏng của chúng.

Vì thế, vấn đề là phải nghĩ ra hệ thống sử dụng đất tốt nhất (có lợi nhuận nhiều nhất). Giải pháp của von Thünen là phải tính toán thật tỉ mỉ đến mức ông hoàn toàn xứng đáng với tên gọi cha đẻ lý thuyết địa điểm trong kinh tế học. Lập luận của ông diễn đạt trong cấu trúc lý thuyết hay mô thức, mang những đặc điểm sau. Một thành phố (thị trường) lớn tọa lạc ở trung tâm một đồng bằng phì nhiêu không hề có kênh đào cũng như sông ngòi tàu bè có thể đi lại. Phương tiện vận chuyển duy nhất là bằng các xe do ngựa kéo hay các phương tiện vận chuyển tương tự. Tất cả vùng đất ở đồng bằng đều có độ màu mỡ như nhau, và không hề có lợi thế cạnh tranh sản xuất giữa các lô đất. Ở một khoảng cách cách thành phố khá xa, cuối đồng bằng là vùng hoang vu chưa khai phá. Thành phố thu hút sản phẩm của đồng bằng, cư dân đồng bằng được cung cấp bằng hàng công nghiệp. Không hề có thương mại với thế giới bên ngoài.

Một mô thức do Melvin Greenhut phát triển chứng tỏ những giới hạn sản xuất được xác định như thế nào đối với hai vụ mùa cạnh tranh một khi phí tổn sản xuất và vận chuyển đã biết. O là điểm thị trường trung tâm nằm ở giữa đồng bằng đồng nhất. OA là phí tổn sản xuất ra số khoai tây trị giá một đô-la và A’S’ là phí tổn vận chuyển số khoai tây qua một khoảng cách OJ dặm. Tương tự, A”T và OK tượng trưng cho phí tổn và khoảng cách y hệt nhưng theo chiều ngược lại. AS và AT cho thấy sự tăng dần trong phí tổn vận chuyển (và tổng phí tổn) khi khoảng cách từ o gia tăng. Mặt khác, OB tượng trưng phí tổn sản xuất lúa mì trị giá một đô-la và B’M (B”N) tượng trưng cho phí tổn vận chuyển trong một khoảng cách OX’ (OX). Vận phí khoai tây được cho là cao hơn lúa mì vì khoai tây thu hoạch ở mỗi acre đất cồng kềnh hơn lúa mì.

Giả định của Von Thünen về một đồng bằng đồng hạng, đồng nhất ngụ ý lao động và vốn đều có sức sản xuất như nhau ở tất cả các địa điểm và phí tổn sản xuất sản lượng trên mỗi acre đều bằng nhau. Có thể nhìn thấy khoảng cách phía trên OL, phí tổn giao hàng số khoai tây trị giá một đô-la (đường phí tổn AS) vượt quá phí tổn giao hàng lúa mì trị giá một đô-la (đường phí tổn BM). Vì thế, các nhà sản xuất khoai tây sẽ có khuynh hướng tìm địa điểm ở phía tây L và phía đông H, trong khi các nhà sản xuất lúa mì sẽ tìm địa điểm ở phía đông L và phía tây H.

Ngoài ra, nếu phí tổn vận chuyển cùng như nhau ở mọi hướng, OL trở thành bán kính của vòng tròn trong đó diễn ra việc sản xuất khoai tây. Nói cách khác, mô thức của von Thünen cung cấp cho chúng ta địa điểm có phí tổn thấp nhất đối với mỗi vụ mùa trong tình trạng bị cô lập. Điều này cũng minh họa nguyên tắc phân phối đồng biên tế. Tài nguyên sẽ được phân phối cho. Việc sản xuất khoai tây chỉ đến điểm nơi phí tổn sản xuất ra số khoai tây trị giá một đô-la bằng với phí tổn sản xuất số lúa mì trị giá một đô-la. Sau cùng, mô thức có thể khái quát hóa để bao hàm hơn vụ mùa.

Lý thuyết của von Thünen giải quyết vấn đề cổ Điển trong phân tích địa điểm, nghĩa là địa điểm của nhà sản xuất trên một diện tích phục vụ cho người tiêu dùng ở một điểm trung tâm. Mặc dù giả định của thuyết còn hạn chế, tuy nhiên đánh dấu sự khởi đầu có ý nghĩa trong phân tích địa điểm và trong kinh tế học toán học. Ngoài ra, Greenhut cũng chứng minh việc phân tích không hạn chế ở các địa điểm nông nghiệp mà còn thích hợp khi quyết định chọn địa điểm của các ngành sản xuất khác.

3. Hermann Heinrich Gossen

Tác giả đầu tiên phát triển lý thuyết tiêu dùng đầy đủ trên cơ sở nguyên tắc biên tế là Hermann Heinrich Gossen (1810-1858), cũng là một người Đức. Ông phục vụ trong cương vị nhân viên thẩm định thuế cho chính phủ Phổ nhưng từ bỏ chức vụ này khi ông viết một trong những tác phẩm quan trọng vào năm 1854 mang tên Development of the Laws of Human Relationships and of Rules to Be Derived Therefrom for Human Action. Bất kể khả năng rất cao của tác giả, quyển sách hầu như không được chú ý đến. Trong sự thất vọng cay đắng, Gossen lây lại tất cả những bản sách đã bán từ nhà xuất bản (chỉ ấn hành theo sự ủy nhiệm) và tiêu hủy chúng. Không lâu sau đó ông mắc bệnh lao và mất năm 1858, nhưng ông vẫn tin rằng quan điểm của mình độc đáo và có giá trị nhưng không hề mang danh dự về cho mình. Vì thế kết thúc trong một cuộc đời bi kịch kéo dài mà ông đóng góp cho kinh tế học lý thuyết nhiều hơn là nhận được sự công nhận thậm chí còn ít hơn cả cuộc đời của Cournot.

Về mặt kỹ thuật, tác phẩm của Gossen là một bộ phận trong tác phẩm của Dupuit, Jevons, Walras, và ở một mức có phần ít hơn là Menger. Thế nhưng hơn cả mọi người khác, với ngoại lệ có thể của Jevons - kinh tế học của Gossen có vẻ có bắt nguồn từ nỗ lực toán học hóa phép tính khoái lạc của Bentham. Gossen xem kinh tế học như lý thuyết về thích thú và đau khổ, hay cụ thể hơn, con người trong tư cách cá nhân và tập thể có thể nhận biết sự thích thú với sự tối thiểu hóa các cố gắng đau khổ như thế nào. Ông nhất mực cho rằng cách xử lý toán học là biện pháp vững chắc duy nhâ't trong xử lý các mốì quan hệ kinh tế và áp dụng phương pháp này xuyên suốt tác phẩm của ông nhằm xác định tối đa và tối thiểu.

4. Tác phẩm của Gossen

Sách của Gossen gồm hai phần có độ dài như nhau. Phần thứ nhất, dành cho lý thuyết thuần túy, thu hút nhiều sự chú ý (dù muộn) nhiều nhất vì sự phát biểu có hệ thông đầu tiên hai định luật mang tên ông. Định luật thứ nhất của Gossen phát biểu trọng tâm thuyết hiệu dụng giảm dần và thể hiện bằng đồ thị. Định luật thứ hai của ông mô tả điều kiện tối đa hóa hiệu đụng: muôn tối đa hóa hiệu dụng một số lượng hàng hóa nhất định phải được chia cho các sử dụng khác nhau theo cách mà tính hiệu dụng biên tế bằng nhau trong mọi cách sử dụng. Cũng trong phần thứ nhất trong sách này là các định luật trao đổi của Gossen (cùng với cách thể hiện hình học phức tạp) và lý thuyết của ông về tiền thuê đất. Phần thứ hai trong sách dành cho lý thuyết áp dụng, bao gồm “các quy luật hạnh kiểm duy trì sự khát khao và thích thú” và bác bẻ một số “sai sót xã hội” về giáo dục, tài sản, tiền tệ và tín dụng, về triết học, Gossen là người theo thuyết hiệu dụng và cũng là người theo chủ nghĩa tự do cổ Điển, nghĩa là, ông phản đối sự can thiệp của chính phủ, nhất là trong những trường hợp khi cá nhân có sáng kiến và cạnh tranh tự do thích hợp như những nguyên tắc trật tự kinh tế.

Sự xem nhẹ tác phẩm của Gossen là bước thụt lùi trong sự tiến bộ lý thuyết kinh tế. Năm 1879, Jevons tái phát hiện Gossen, nhưng chỉ sau khi những khám phá độc lập với cùng biên độ được Jevons, Menger và Walras tiến hành trong kinh tế học. Những đóng góp quan trọng đối với lý thuyết giá trị chủ quan và nguyên tắc biên tế đi trước đóng góp của Gossen, dĩ nhiên (sự đóng góp của Dupuit có sớm hơn một thập kỷ), nhưng không có tác phẩm nào chuyển tải tư tưởng đi xa như Gossen đã làm cho đến sau năm 1870. Sự thất vọng cay đắng của ông vì tác phẩm của ông bị xem nhẹ là điều có thể hiểu được, nhưng phải lưu ỷ rằng Gossen ngây thơ giống như một đứa trẻ. Ông công khai tuyên bố tác phẩm của mình dành cho kinh tế học như những gì Copernicus đã làm cho ngành thiên văn - khẳng định có phần kiêu ngạo mà Léon Walras dù sao cũng nói bớt đi cho ông. Nhưng lúc ấy chúng ta phải nhớ sự thất vọng của chính Walras khi ông không nhận giải Nobel hòa bình sau khi có tên trong danh sách đề cử. Cũng như đốì với Gossen, có lẽ vấn đề đáng nói nhâ't về bi kịch cá nhân ông là tương lai không ủng hộ ông.

5. Hans Karl Emil von Mangoldt

Công trình lý thuyết của Mangoldt chia thành hai phần. Quyển sách đầu tay của ông (1855) phát triển lý thuyết lợi nhuận và vai trò của nhà doanh nghiệp. Quyển sách này cho thấy ảnh hưởng kết hợp của Roscher và von Thünen (thông qua Hanssen). Có lẽ được truyền cảm hứng một phần bằng sự không thừa nhận chủ nghĩa xã hội, khiến Mangoldt chọn cách nhìn mới về cách phân phối yếu tố phần thưởng. Mangoldt là một trong số ít tác giả đầu tiên tách nhà doanh nghiệp ra khỏi nhà tư bản và liên kết lợi nhuận doanh nghiệp với rủi ro. Nhất là, ông mô tả đặc điểm lợi nhuận doanh nghiệp như một phần thưởng đối với một dải các hoạt động, kể cả việc tìm thị trường đặc biệt, sự chiếm đoạt thông minh các yếu tố sản xuất, sự kết hợp có kỹ năng các yếu tố sản xuất ở quy mô thích hợp, chính sách kinh doanh thành công, và trong phân tích sau cùng, sự đổi mới. Frank Knight nhận xét lý thuyết lợi nhuận của Mangoldt như:

“Một phân tích tỉ mỉ và toàn diện nhất”. (Risk, Uncertainty and Profit, trang 27).

Phần thứ hai trong tác phẩm của Mangoldt (the Outline) bao gồm việc nghiên cứu lại các bộ phận chính trong lý thuyết kinh tế từ quan điểm khó hiểu kỳ lạ, một quan điểm kết hợp các khía cạnh phân tích cổ Điển và Tân CỔ Điển. Bất kể sự khó hiểu này, bảng liệt kê các đóng góp ban đầu của Mangoldt khá ấn tượng, xét đến thực tế Principles của Mill mô tả tình hình của môn học trong thời đại của ông. Bảng liệt kê này bao gồm xử lý cung cầu kiểu “Marshall”, khái niệm phôi thai về tính co dãn và hiệu quả kinh tế quy mô lớn, thảo luận về đa cân bằng, khái quát hóa nguyên tắc phân phối (sức sản xuất biên tế) của von Thiinen (nhất là khái niệm khái hóa quá tiền thuê đất) và phân tích hình thành giá cả bằng đồ thị trong điều kiện cung cầu tương quan.

Lý thuyết giá trị chủ quan của Mangoldt phải được bổ sung vào bảng liệt kê các xử lý như thế tuy không dài nhưng đang phát triển trước năm 1871, nhưng quan điểm chủ quan không tràn ngập phân tích của ông như chuyện xảy ra sau này trong các tác phẩm của người Áo. Thực ra, cho dù Menger hiểu tác phẩm của Mangoldt, nhưng dường như ông không bị ảnh hưởng nhiều.

Đối với von Thünen và Gossen, những người ảnh hưởng nhiều đến Menger, tất cả cũng xa lạ đốì với ông. Các nhà kinh tế học người Đức mà Menger thể hiện có sự quen thuộc nhiều nhất, hầu hết nhưng không loại trừ những người theo chủ nghĩa lịch sử, như Hermann, Hildebrand, Hufeland, Knies, Rau, Roscher, Schăíĩle, và Storch. Do đó, mục đích của phần này không liên kết von Thiinen, Gossen, và Mangoldt với trường phái Áo trong bất kỳ chiều hướng công khai mà đơn thuần chỉ biểu thị độ sâu và rộng tư tưởng kinh tế Giéc-man trong thế kỷ 19. Bằng cách này, giai đoạn ấn định để đánh giá sự đóng góp của người Áo. Thế nhưng chúng tôi muốn lưu ý rằng khi xét sự đóng góp của các lý thuyết gia Đức ban đầu tạo ra một tác động và ý nghĩa mới đối với phát biểu của Alfred Marshall rằng “công trình kinh tế quan trọng nhất đã được biên soạn ở châu Âu trong thế kỷ này là công trình của nước Đức”. (Principles, trang 66).

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)