Mục lục bài viết
1. Vài nét về William Stanley Jevons
Jevons sinh ra ở Liverpool, Lancashire, Anh. Cha của ông - Thomas Jevons, là một nhà buôn sắt, người cũng viết về các chủ đề kinh tế và luật. Mẹ của ông là Mary Anne Jevons là con gái của William Roscoe. Năm mười lăm tuổi, ông được gửi đến London để theo học trường Đại học Cao đẳng. Khoảng thời gian này, dường như ông đã hình thành niềm tin rằng mình có khả năng đạt được những thành tựu quan trọng với tư cách là một nhà tư tưởng. Vào cuối năm 1853, sau khi học hai năm tại Đại học Cao đẳng, nơi các môn học yêu thích của ông là hóa học và thực vật học, ông nhận được lời đề nghị làm người khảo nghiệm luyện kim cho loại đúc mới ở Úc.. Ý tưởng rời khỏi Vương quốc Anh thật khó chịu, nhưng những cân nhắc về tiền bạc, do hậu quả của sự thất bại của công ty cha ông vào năm 1847, trở nên vô cùng quan trọng và ông đã nhận chức vụ này.
Jevons rời Vương quốc Anh đến Sydney vào tháng 6 năm 1854 để đảm nhận vai trò Người khảo nghiệm tại Xưởng đúc tiền. Jevons đã sống với đồng nghiệp và vợ của mình trước tiên tại Church Hill, sau đó ở Annangrove tại Petersham và tại Double Bay trước khi trở về Anh. Trong những bức thư gửi gia đình, anh mô tả cuộc sống của mình, chụp ảnh và tạo ra một bản đồ xã hội của Sydney. Jevons trở lại Anh qua Mỹ 5 năm sau đó.
Vào mùa thu năm 1859, trở lại Đại học College London với tư cách là một sinh viên. Ông đã được cấp bằng BA và MA của Đại học London . Ông dành sự quan tâm chủ yếu cho khoa học đạo đức, nhưng sự quan tâm của ông đối với khoa học tự nhiên không có nghĩa là cạn kiệt: Trong suốt cuộc đời của mình, ông tiếp tục viết các bài báo thường xuyên về các chủ đề khoa học và kiến thức của ông về khoa học vật lý đã góp phần rất lớn vào sự thành công của ông công việc logic chính, Các nguyên tắc của Khoa học . Không lâu sau khi lấy bằng Thạc sĩ, Jevons nhận được một vị trí trợ giảng tại Đại học Owens, Manchester. Năm 1866, ông được bầu làm giáo sư logic và triết học tinh thần và đạo đức và Cobden giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Owens.
2. Lý thuyết trao đổi của Jevons
Sử dụng lý thuyết hiệu dụng cùng với định luật trung lập, Jevons phát triển lý thuyết trao đổi - nghĩa là, giải thích lý do tại sao và bằng cách nào buôn bán hàng hóa giữa các cá nhân trên thị trường. Định luật trung lập của Jevons phát biểu bất cứ thị trường tự do và mở cửa vào bất cứ thời điểm nào, không thể có nhiều hơn một giá đối với cùng một loại hàng hóa (đồng nhất).
Jevons giới thiệu “nhóm kinh doanh”, một khái niệm như chúng ta sẽ thấy, không phải là không có một số khó khăn. Bằng nhóm kinh doanh, Jevons muốn nói “bất cứ nhóm nào của người mua hay người bán” đều trải qua hết từ cá nhân đến toàn bộ dân số. Ngoài ra, mỗi nhóm kinh doanh, “hoặc là cá nhân hay sự tổng hợp nhiều cá nhân, và định luật về sự tổng hợp phải tùy thuộc vào sự thực hiện định luật về cá nhân”. Trong nhất thời, bỏ qua bất kỳ vấn đề trong khái niệm, chúng ta hãy cho rằng, cùng với Jevons, có một nhóm kinh doanh (A) đang sở hữu một kho dự trữ thịt bò (a) và nhóm kinh doanh khác (B) đang có một kho dự trữ ngũ cốc (C). Việc trao đổi diễn ra thế nào? Jevons như thường lệ đưa ra cách xử lý đồ thị và ký hiệu.
Hãy để hàm số hiệu dụng-biên tế đối với ngũ cốc và thịt bò được tượng trưng như trong đồ thị, ở đây chúng ta thừa nhận, với sự thay đổi không đáng kể, từ đồ thị của chính Jevons.
Hãy tăng (giảm) số lượng ngũ cốc (thịt bò) từ trái sang phải và tăng (giảm) số lượng thịt bò (ngũ cốc) từ phải sang trái trong cùng hình này. Các đơn vị của cả hai mặt hàng phải được tượng trưng bằng độ đài như nhau.
Hãy xét nhóm kinh doanh A và cho rằng nhóm này đang có một số lượng a’ ngũ cốc. Tăng số ngũ cốc A đang có được tượng trưng bằng đường nhỏ a’a, cùng lúc tượng trưng sự giảm thịt bò A đang có. Nhưng điểm quan trọng là A thu nhập bằng việc trao đổi thịt bò lấy ngũ cốc. Tại sao? Bởi vì A sẽ thu được hiệu dụng nhiều hơn bằng cách có nhiều ngũ cốc hơn là bị thua lỗ do nhường hết bò. Nhất là, A sẽ thu nhập vùng a’hea, còn thu nhập ròng là vùng hdgc.
A sẽ tiếp tục trao đổi cho đến khi đạt đến điểm cân bằng m, trong trường hợp đơn giản này tượng trưng bằng sự giao nhau các đường cong hiệu dụng biên tế. B cũng làm tương tự (Lần theo hành vi tối đa hóa của B bên trái bạn đọc). Ở m, không có thu nhập thêm từ trao đổi có thể thực hiện bằng nhóm kinh doanh hay bằng mục đích kinh doanh. Vì thế, Jevons kết luận sự tự do trao đổi, dự đoán những kết quả này, phải là sự thuận lợi dành cho tất cả. Vì thế bất can thiệp được xúc tiến mạnh do khía cạnh của lý thuyết hiệu dụng này.
3. Lý thuyết lao động
Một trong những ứng dụng lý thú nhất của thuyết hiệu dụng là lý thuyết cung lao động. Với lao động, cũng như với mọi hoạt động khác, hai lượng có tầm quan trọng nhất đối với Jevons trong giải thích hành vi: phí tổn phát sinh và hiệu dụng đạt được (đại diện cho đau khổ và thích thú). Jevons định nghĩa lao động như “bất kỳ sử dụng chịu đựng một phần hay toàn bộ sự nhọc nhằn về trí óc và thể xác với quan điểm hàng kỳ hạn”. Có người phản đối rằng hầu hết con người ít nhất cũng khẳng định mình thích công việc. Thế nhưng, Jevons nghĩ đến một số khái niệm đau khổ tịnh, nghĩa là sự cân bằng giữa đau khổ và thích thú trong khi làm việc. Ông cũng ngụ ý rằng công nhân trong hệ thống khoán sản phẩm và họ có thể thay đổi số lượng công việc thực hiện. Giả định sau này, có lẽ ngoại trừ trong một thời gian dài hạn, không trình bày một hình ảnh thật chính xác điều kiện hiện tại hay thậm chí điều kiện đạt được trong thời điểm của Jevons. Dù sao, quan điểm của ông cũng có một số khả năng ứng dụng bất cứ khi nào điều kiện ông giả định đang tồn tại.
Trong phân tích quyết định công việc, Jevons tập trung vào ba lượng: sự đau khổ tịnh từ công việc, số lượng sản xuất và số lượng hiệu dụng thu được. Trong hệ thống khoán sản phẩm, đồng lương thực sự và thu nhập của công nhân lệ thuộc vào mức độ sản xuất. Đường cong pq có thể xem là mức độ hiệu dụng buộc vào sản xuất hay sản lượng của công nhân. Phần thưởng dành cho lao động, nói cách khác, có thể xem là sản phẩm của tỉ lệ sản xuất và mức độ hiệu dụng. Phí tổn lao động được thể hiện bằng đường cong lần theo bởi ed. Ở đây Jevons cho rằng hành động bắt đầu công việc là khó nhọc (một số chúng ta có thức dậy lúc sáng sớm hay không?) và tạo ra sự đau khổ tịnh. Nhưng khi công việc tiếp tục, sự đau khổ trở thành ngày càng thích thú hơn cho đến khi đạt đến điểm nơi mà sự đau khổ bắt đầu áp đảo thích thú trong công việc. Vì thê' đường cong đau khổ tịnh của lao động lên cao và hạ xuống trở thành âm.
Điểm quan trọng mà Jevons nêu ra là công nhân sẽ ngừng sản xuất khi đau khổ tịnh trong công việc tương đương với mức độ hiệu dụng của đồng lương thực tế được tạo ra. Điều này xảy ra ở điểm m. Ở điểm m, nơi phí tổn công việc md (đau khổ tịnh) bằng với phần thưởng từ công việc mq (phần thưởng hiệu dụng), thì công nhân sẽ ngừng làm việc. Muốn vượt khỏi điểm này sẽ làm phí tổn cao hơn phần thưởng. Vì thế, Jevons xây dựng lý thuyết cung lao động trên cơ sở khái niệm của ông về hiệu dụng.
4. Jevons trong tư cách lý thuyết gia thuần túy
Qua tìm hiểu về về tiếp cận hiệu dụng đối với giá trị, trao đổi và lao động khiến cho chúng ta tin chắc Jevons là một nhà tư tưởng độc đáo, sáng tạo.
Mặc dù lý thuyết hiệu dụng cách mạng hóa lý thuyết giá trị, quan điểm của chính Jevons về giá trị trao đổi không cân xứng đến mức kỳ lạ. Mặc dù ông không hề dựa vào đường cong cung cầu, từ tác phẩm của Fleeming Jenkin, chắc chắn ông nhận thức vai trò của chúng trong xác định giá. Ông lưu ý “Lý thuyết của chúng ta hoàn toàn nhất quán với định luật cung cầu, và nếu chúng ta xác định hàm số hiệu dụng, thì có thể diễn đạt đường cung cầu”.
Nhưng bất kể thực tế ông phát biểu “Vì thế định luật cung cầu là kết quả những gì đối với tôi như một lý thuyết giá trị hay trao đổi thực sự”, ông phủ nhận gần như dành riêng cho hiệu dụng như nguồn giá trị. Vì thế chúng ta có phát biểu nổi tiếng của Jevons:
Phí tổn sản xuất xác định cung,
Cung xác định mức độ hiệu dụng sau cùng,
Mức độ hiệu dụng sau cùng xác định giá trị.
Giá trị lao động và có lẽ là giá trị của tất cả đầu vào, được xác định bằng hiệu dụng hay giá trị sản phẩm chứ không phải ngược lại. Những thay đổi độc lập trong cung do sự thay đổi phí tổn đầu vào sản xuất không tính đến. Cung hàng hóa, như trong lý thuyết trao đổi được cho là cố định.
5. Tầm quan trọng của phí tổn sản xuất
Khám phá độc lập của Jevons về phân tích hiệu dụng khiến ông xem nhẹ tầm quan trọng của phí tổn sản xuất ban đầu của các tác giả cổ Điển, kể cả Smith, Ricardo, và Mill. Thật ra, Jevons nghĩ rằng lý thuyết hiệu dụng bác bẻ hiệu quả lý thuyết giá trị lao động, mà ông nhận dạng (sai lầm) như là yếu tố quyết định độc nhất giá trị trong Principles của Ricardo. Những gì mà Jevons không thừa nhận trong phân tích kinh tế của ông là cung cầu xác định giá cả lẫn nhau. Fleeming Jenkin cũng đề xuất nhiều vào năm 1870 hay sớm hơn, nhưng chính Alfred Marshall đạt thành tựu quan trọng khi công nhận rõ ràng và hoàn thiện trên sự đồng tác động của cung cầu được xác định độc lập đôi với xác định giá.
Mặc dù có sự chỉ trích cơ bản này đối với lý thuyết giá trị của ông, quyết định của Jevons không liên kết chính thức những đường cong cầu với đường cong hiệu dụng biên tế vốn được các nhà kinh tế học tán dương, đáng kể nhất là Léon Walras. Như chúng ta chứng kiến, Jevons đi trước thời đại khi những “hàm số’ hiệu dụng” này có thể xác định bằng thực nghiệm, ít nhất theo nghĩa thứ tự (xếp hạng). Nhưng cho đến thời đại ấy, ông không muốn liên kết các hàm cung cầu trong sự cân bằng từng phần, như Dupuit đã làm trước ông và Marshall sau này.
Đối với đường cong cầu thậm chí của một cá nhân riêng biệt trong thể hiện cách đánh giá hiệu dụng (nghĩa là giá cả và hiệu dụng biên tế phải ngang bằng, như trường hợp của Dupuit), phải được áp đặt bằng những giả định thật hạn chế. Hiệu dụng biên tế của tiền tệ phải bất biến đối với giá cả hay số lượng của tất cả các loại hàng hóa, hàng hóa trong ngân sách tiêu dùng phải được cho là không có quan hệ, v.v... Những điều kiện này không thể đáp ứng trong bất kỳ thế giới thực, và đây chính là giá trị của ông khi ông thừa nhận điểm quan trọng này.
Thế nhưng, cũng giống như tính chất mâu thuẫn của ông, Jevons sai lầm trong vấn đề liên quan. Hãy nhớ lại ông định nghĩa nhóm kinh doanh như bất cứ người mua hay người bán. Có thể như chúng ta phát hiện trong mối quan hệ với lý thuyết trao đổi, ông cho rằng hàm tổng hợp mức độ hiệu dụng có thể hình thành để phân tích kinh doanh. Sự xây dựng như thế hiển nhiên là không chính đáng, vì cần có sự tổng kết các hàm mức độ hiệu dụng khác nhau của cá nhân đốì với một số hàng hóa. Vì thu nhập, thị hiếu và sự thiên vị thay đổi, không có lý do nào cho rằng MU của những cá nhân này có thể so sánh được. Thực ra Jevons chỉ cần sự xếp hạng theo thứ tự nhưng không giúp được ông trong tình trạng khó xử này. Sự tổng kết xếp hạng giữa cá nhân với nhau không tránh được vấn đề.
Vì thế nhiều sự mơ hồ trong bộ máy lý thuyết của Jevons. Phân tích hiệu dụng của ông mang tính mở đường, và đây là chìa khóa chính đối với lý thuyết giá trị, nhưng chuyên đi của ông vào phân tích kinh tế vi mô thiếu sự tinh vi và hoàn hảo như phân tích của Marshall, vẫn còn nhiều phân tích mở đường trong tác phẩm Theory of Political Economy của ông. Người ta có thể nghĩ rằng ông phải sống để hoàn tất Principles, Jevons lẽ ra đã làm cho kinh tế học phong phú hơn, tuy nhiên, khoa học này vẫn dừng lại do đóng góp lý thuyết thuần túy của ông mặc dù chắp vá nhưng rất vững chắc. Keynes (có lẽ là học trò nổi tiếng nhất của Marshall) mô tả Theory của Jevons “đơn giản, dễ hiểu, không loạng choạng được chạm vào tảng đá nơi Marshall dùng để dệt thành len”.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)