1. Thời niên thiếu
Con người với tư tưởng của mình làm thay đổi một nửa thế giới - Karl Heinrich Marx sinh ra năm 1818 ở Trier, Prussia (Phổ). Ông là con trai của một gia đình trung lưu người Do Thái sau này cải sang đạo Cơ Đốc. Thời thanh niên của Marx trải qua những ngày hạnh phúc - bạn bè đều quen biết ông và có mối quan hệ đặc biệt vui vẻ với bố ông. Ở tuổi 17, Marx vào học ngành luật ở Đại học Bonn. Mặc dù ông có suy nghĩ sắc sảo, nhưng thay vì chuyên cần trong học tập, Marx lại dùng thời gian này để tiêu khiển. Ông hiếm khi đến lớp, dường như trong suốt năm học đầu tiên ở Bonn ông chỉ gieo trồng yến mạch mọc hoang. Do đó, năm đầu tiên học ở Bonn đối với ông cũng là năm cuối cùng. Thất vọng trước kết quả học tập của con trai, vào năm học thứ hai bố của Marx rút tên ông ra khỏi trường và đăng ký cho ông vào học ở Đại học Berlin, nơi đây hoàn toàn không có bầu không khí “đàn dúm vui chơi” như ở Đại học Bonn. Trong khi tiếp tục môn luật học và kinh tế chính trị học ở Berlin, Marx chịu ảnh hưởng của Hegel và Feuerbach, tư tưởng của họ giúp ông định hình quan điểm của riêng mình về lịch sử, tôn giáo và xã hội.
2. Từ năm 1841 đến năm 1857
Sau khi hoàn tất luận văn Tiến sĩ triết học ở Đại học Jena năm 1841, Marx chuyển về Bonn, hy vọng tìm được vị trí giảng dạy tại Đại học nơi trước đây ông đã từng học. Ông từ bỏ hy vọng của mình năm 1842 và đảm nhận chức chủ bút của tờ Rheinische Zeitung năm 1843, một nhật báo Đức, trong đó ông thổi luồng tư tưởng có phần không chính thống và mong muốn làm bạn với tác phẩm văn học của những người Pháp ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Sự kiểm duyệt gắt gao đối với nhật báo Rheinische Zeitung năm 1843 khiến ông phải từ chức chức chủ bút. Sau đám cưới vào tháng Sáu với một tình nhân từ thời ông còn thơ ấu (Jenny von Westphalen), Marx dọn sang Paris và đảm nhận việc thành lập một tạp chí mới - Deutsch-Franzosische Jarbucher. Trong suốt thời gian này, ông vẫn tiếp tục viết, mặc dù phần lớn về chủ đề triết học. Thế nhưng, chính thời gian ở Paris, ông mới bắt đầu nghiên cứu kinh tế học có hệ thống, nhất là về Smith và Ricardo. Ớ Paris, ông cũng nghiên cứu các triết gia chủ nghĩa duy vật, trong đó có Locke, ông bắt đầu làm quen với Proudhon, và sàng lọc những tư tưởng quan trọng của ông ta. Một thập niên tích cực biên soạn nhất của ông vẫn chưa đến, nhưng năm 1844, Marx viết nhiều bản thảo, sau này được tập hợp và ấn bản với tựa đề Economic and Philosophic Manuscripts of 1844.
Đồng thời, Marx không hề có vinh dự nào ở quê hương. Chính phủ Phổ tuyên bố ông phạm tội phản bội vào năm 1844 vì các bài báo của ông đăng trên Jarbucher, vì thế điều này không thể giúp ông trở về quê hương được. Vào năm sau, do Phổ chủ mưu, Pháp cũng trục xuất Marx. Ông chạy sang Brussels, nơi đây, ông cho ấn hành đúng trình tự Theses on Feuerbach (1845), The German Ideology (1846 với Engels), và The Poverty of Philosophy (1847) - trong đó quyển sau cùng là lời phê bình gay gắt quyển Philosophy of Poverty ban đầu của Proudhon. Năm 1847 Marx có hàng loạt bài diễn thuyết, sau này xuất bản với tên gọi Wage Labour and Capital (1849). Vào năm sau, 1848, ông cho ra đời The Communist Manifesto (tuyên ngôn Đảng Cộng Sản), năm 1949 Marx cùng gia đình định cư ở London nơi đây ông sông hết phần đời còn lại, hầu hết thời gian ông dành để sáng tác và nghiên cứu kinh tế học trong thư viện của Viện bảo tàng Anh. Năm 1851, Marx bắt đầu giai đoạn 10 năm trong tư cách người viết bài không thường xuyên cho tờ New York Daily Tribune, lấy tiền nhuận bút để nuôi sống gia đình trong cảnh đạm bạc.
3. Giai đoạn từ năm 1857 trở đi
Bắt đầu năm 1857, Marx bắt đầu sáng tác tích cực nhất. Chỉ riêng năm này ông chuẩn bị một bài chỉ trích khá dài về kinh tế chính trị học dùng như bản phác họa cho kiệt tác sau này của ông. Hiện nay được gọi là Grundrisse, những bản thảo này chưa được phát hiện và chưa xuất bản cho đên Thế chiến II. A Contribution to the Critique of Political Economy bắt đầu viết năm 1858 và hoàn tất vào năm sau. Năm 1863, Marx cũng hoàn tất Theories of Surplus Value. Tập đầu tiên của bộ Capital ra đời năm 1867, nhưng Marx mất năm 1883, trước khi xuất bản tập hai và ba. Tập ba có vẻ do bạn tri kỷ và cộng tác của Marx là Friedrich Engels biên tập. Chính Engels mất năm 1895, chỉ một năm sau khi xuất bản tập thứ ba và cũng là tập cuối của bộ Capital (Tư bản luận).
Chắc chắn, Marx là người cảm nhận sâu sắc nhất sự cay đắng về nỗi gian nan của bản thân mình. Ông không có nỗ lực nào để che giấu sự chua xót, khi gần cuối đời, ông chua chát viết: “Tôi hy vọng giai cấp tư sản sẽ nhớ đến những viên ngọc granat đỏ của tôi trong suốt cuộc sống còn lại của họ!” Lúc ấy không có gì phải ngạc nhiên rằng Marx thường được mô tả như một thiên tài buồn thảm, nghiền ngẫm. Nhưng sự mô tả đặc điểm này che giấu một trong những vấn đề đáng lưu ý nhất về con người - thành công phi thường của ông, bất kể nghịch cảnh, trong môi quan hệ cá nhân có ý nghĩa quan trọng nhất. Tình yêu của ông đối với người vợ và tình yêu của người vợ đối với ông, luôn bền bỉ và vững chắc. Con ông cũng thán phục ông cũng như ông yêu mến và thán phục bố mình. Dù sao những viên ngọc granat đỏ mà Marx đang có theo một số tiêu chuẩn là cuộc đời rất thành công của ông.
4. Tư tưởng của Marx
Friedrich Engels có ghi nhận trong "Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức":
"Từ sự tan rã của trường phái Hegel cũng còn nảy ra một khuynh hướng khác, khuynh hướng duy nhất thực sự đem lại kết quả - khuynh hướng này gắn liền với tên tuổi của Marx... Ở đây, xin cho phép tôi trình bày một giải thích có liên quan đến cá nhân tôi... đại bộ phận các tư tưởng chỉ đạo cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch sử, và đặc biệt là trong việc trình bày các tư tưởng ấy thành những công thức chặt chẽ cuối cùng, thì đó là phần của Marx. Phần đóng góp của tôi - nhiều lắm là trừ một vài ngành chuyên môn - Marx vẫn có thể làm được mà không cần có tôi. Nhưng điều mà Marx đã làm thì tôi không thể làm được. Marx hơn tất cả chúng tôi, nhìn xa hơn, rộng hơn và nhanh hơn tất cả chúng tôi. Marx là một thiên tài... Nếu không có Marx, thì lý luận thật khó mà được như ngày nay, vì vậy gọi lý luận đó bằng tên của Marx là điều chính đáng".
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa Marx đã đương đầu với nhiều đợt công kích từ những tư tưởng khác. Nhà học giả về Marx người Mỹ Hal Draper từng lưu ý, "có ít nhà tư tưởng trong lịch sử hiện đại có tư tưởng bị hiểu nhầm tai hại như vậy, bởi những người Marxist và cả những người chống Marxist." Di sản tư tưởng của Marx đã bị tranh cãi dữ dội giữa nhiều khuynh hướng và mỗi bên đều coi mình là người giải thích chính xác nhất về Marx, gồm cả (nhưng không hạn chế bởi) Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Trotsky, Chủ nghĩa Mao, Chủ nghĩa Luxemburg, và Chủ nghĩa Marx tự do.
5. Chịu ảnh hưởng
Tư tưởng của Marx thể hiện những ảnh hưởng mạnh từ:
- Phương pháp biện chứng và khuynh hướng lịch sử của Hegel
- Kinh tế chính trị cổ điển của Adam Smith và David Ricardo
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và xã hội Pháp, đặc biệt là tư tưởng của Jean-Jacques Rousseau, Henri de Saint-Simon và Charles Fourier
- Chủ nghĩa duy vật triết học Đức thời kỳ đầu, đặc biệt là của Ludwig Feuerbach
- Sự đoàn kết với tầng lớp lao động của Friedrich Engels
Quan điểm của Marx về lịch sử, sẽ được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử (bị sửa đổi theo cách gây tranh cãi như triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng bởi Engels và Lenin) rõ ràng cho thấy ảnh hưởng của khẳng định của Hegel rằng một người phải quan sát thực tế (và lịch sử) theo cách biện chứng. Hegel tin rằng lịch sử loài người có đặc trưng bởi sự di chuyển từ sự tan rã tới tổng thể và thực tế (cũng là sự di chuyển theo hướng ngày càng hợp lý hơn). Sự phát triển tiến hoá này của sự Tuyệt đối (the Absolute) liên quan tới sự tích tụ dần dần mang tính cách mạng lên tới đỉnh điểm là sự nhảy vọt cách mạng—những sự bất ổn theo tính chu kỳ chống lại tình trạng nguyên trạng đang hiện hữu. Ví dụ, Hegel phản đối mạnh mẽ chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ trong thời gian cuộc đời mình, và ông đã dự báo một thời điểm khi các quốc gia Thiên chúa giáo sẽ loại bỏ nó khỏi nền văn minh của mình.
Sự chỉ trích của Marx với chủ nghĩa duy tâm triết học Đức, kinh tế chính trị Anh, và chủ nghĩa xã hội Pháp dựa chủ yếu vào sự ảnh hưởng của Feuerbach và Engels. Hegel đã suy nghĩ trong các khái niệm duy tâm, và Marx tìm cách viết lại các biện chứng theo các khái niệm duy vật. Ông viết rằng chủ nghĩa Hegel đặt sự vận động của thực tế trên đầu, và rằng mọi người cần phải đặt nó dưới chân. Sự chấp nhận của Marx với khái niệm biện chứng duy vật này phản đối lại chủ nghĩa duy tâm của Hegel bị ảnh hưởng nhiều từ Ludwig Feuerbach. Trong Bản chất của Thiên chúa giáo, Feuerbach cho rằng Chúa thực tế là một sản phẩm của con người và rằng các tính chất mà loài người gán cho Chúa thực tế là các tính chất của loài người. Vì thế, Marx cho rằng chính thế giới vật chất là thực và rằng các tư tưởng của chúng ta là hậu quả của nó, chứ không phải là nguyên nhân của thế giới. Vì thế, như Hegel và các nhà triết học khác, Marx phân biệt giữa vẻ ngoài và thực tế. Nhưng ông không tin rằng thế giới vật chất ẩn giấu khỏi chúng ta thế giới "thực" của lý tưởng; trái lại, ông nghĩ rằng về mặt lịch sử và xã hội ý tưởng riêng biệt khiến con người không thấy được các điều kiện vật chất của cuộc đời họ một cách rõ ràng.
Cống hiến quan trọng khác của Marx cho việc sửa đổi lại chủ nghĩa Hegel có trong cuốn sách của Engel, Điều kiện của Tầng lớp Lao động tại Anh năm 1844, khiến Marx hình thành biện chứng lịch sử theo những khái niệm xung đột giai cấp và xem giai cấp lao động hiện đại là lực lượng tiến bộ nhất của cách mạng. Bài viết của Engel "Đề cương Kinh tế Chính trị" trong Deutsch-Französische Jahrbücher cũng có ảnh hưởng lớn khiến ông nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế tư bản.
Marx tin rằng ông có thể nghiên cứu lịch sử và xã hội một cách khoa học và phân biệt các khuynh hướng của lịch sử và kết quả của những cuộc xung đột xã hội. Một số người theo Marx, vì thế, đã kết luận, rằng một cuộc cách mạng cộng sản là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Marx đã xác nhận một cách nổi tiếng trong phần mười một của cuốn Theses on Feuerbach của mình rằng "các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới, theo nhiều cách; tuy nhiên việc thiết yếu là thay đổi nó", và ông rõ ràng đã dành cả đời mình để tìm cách làm thay đổi thế giới. Vì thế, hầu hết những người theo Marx không tán thành thuyết định mệnh, mà là chủ nghĩa tích cực: họ tin rằng những cuộc cách mạng phải tổ chức thay đổi xã hội.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)