1. Tiểu sử về Wassily Leontief
Wassily Leontief sinh ngày 5 tháng 8 năm 1906 tại Munich, Đức, là con trai của Wassily W. Leontief (giáo sư Kinh tế) và Zlata (tiếng Đức đánh vần là Slata; sau này là Evgenia) Leontief (nhũ danh Becker). Ông W. Leontief thuộc một gia đình thương nhân người Nga theo đạo cũ sống ở St.Petersburg từ năm 1741. Evgenia (Genya) Becker thuộc một gia đình Do Thái giàu có đến từ Odessa. Lúc 15 tuổi năm 1921, Wassily Leontief vào Đại học Leningrad ở St.Petersburg ngày nay. Ông đã lấy được bằng Kinh tế học đã học của mình (tương đương với Thạc sĩ Nghệ thuật) vào năm 1925 khi mới 19 tuổi.
Từ năm 1927 đến năm 1930, ông làm việc tại Viện Kinh tế Thế giới của Đại học Kiel. Tại đây, ông đã nghiên cứu về nguồn gốc của các đường cung và cầu thống kê. Năm 1929, ông đến Trung Quốc để hỗ trợ Bộ Đường sắt với tư cách là cố vấn.
Năm 1931, ông đến Hoa Kỳ và được làm việc cho Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Leontief là cố vấn tại Văn phòng Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ.
Leontief gia nhập khoa kinh tế của Đại học Harvard vào năm 1932 và năm 1946 trở thành giáo sư kinh tế tại đây.
Năm 1949, Leontief sử dụng một máy tính đầu tiên ở Harvard và dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ để chia nền kinh tế Hoa Kỳ thành 500 lĩnh vực. Leontief đã lập mô hình từng ngành bằng một phương trình tuyến tính dựa trên dữ liệu và sử dụng máy tính Harvard Mark II để giải hệ thống, một trong những ứng dụng quan trọng đầu tiên của máy tính để lập mô hình toán học, cùng với việc sử dụng máy tính Atanasoff – Berry của George W. Snedecor.
Leontief thành lập Dự án Nghiên cứu Kinh tế Harvard vào năm 1948 và giữ chức giám đốc của nó cho đến năm 1973. Bắt đầu từ năm 1965, ông chủ trì Hiệp hội Nghiên cứu sinh Harvard.
2. Phân tích đầu vào - đầu ra Leontief
Lập trình tuyến tính thực sự là một bộ phận trong kỹ thuật toán học bao quát hơn gọi là phân tích đầu vào - đầu ra, do nhà kinh tế học Wassily Leontief - người đoạt giải Nobel năm 1973 nghĩ ra. Phân tích đầu vào - đầu ra là một kỹ thuật toán học nhấn mạnh sự tương thuộc chung của đầu vào và đầu ra của toàn bộ nền kinh tế, khu vực hay thậm chí toàn thế giới. Leontief, từng là giáo sư ở Harvard năm 1932, xuất bản các bảng đầu vào - đầu ra đầu tiên cho nền kinh tế Mỹ trong Thế chiến II. Các bảng đầu tiên của ông mô tả kinh nghiệm của Mỹ từ năm 1919 đến 1929.
Phân tích đầu vào - đầu ra bao gồm cả thành phần quy nạp lẫn suy diễn. Phân tích phác họa theo cách quy nạp dữ liệu thực tế và sự tương thuộc thực tế của tất cả các bộ phận khác nhau của nền kinh tế. Thế nhưng những sự tương thuộc này trong phạm vi mô thức toán học tạo điều kiện thuận tiện cho tính toán và phân tích ảnh hưởng của những thay đổi ngoại sinh chẳng hạn như thay đổi trong thành phần nhu cầu sau cùng hay cung cấp đầu vào - thành phần suy diễn của cuộc nghiên cứu đầu vào - đầu ra. Phân tích đầu vào - đầu ra cũng có thể trái ngược với lý thuyết Keynes mang tính tổng hợp cao, tới mức các bảng thực tế thường dựa trên cơ sở dữ liệu kinh tế không tổng hợp.
3. Bảng đầu vào - đầu ra
Hãy xét bảng đầu vào - đầu ra cơ bản chỉ có ba khu vực trong nền kinh tế đơn giản. Các bảng đầu vào - đầu ra thực tế bao gồm hàng trăm khu vực và khu vực phụ mô tả các nền kinh tế thế giới thực. Kinh tế học đơn giản này bao gồm ba khu vực tương quan khu vực lương thực và nguyên liệu thô, khu vực sản xuất và khu vực gia đình.
Như tất cả bảng biểu đầu vào - đầu ra, Bảng 22-1 gồm nhiều hàng và cột xếp theo dạng ma trận đầu vào-đầu ra. (Ma trận 3x3 bao gồm ba hàng và ba cột, ma trận 75 X 75 gồm 75 hàng và 75 cột). Mỗi hàng và cột tương ứng tượng trưng một khu vực cụ thể của nền kinh tế, như ô tô, lò nướng điện, lê tàu, v.v... Trong trường hợp đơn giản mô tả trong Bảng 22-1, khu vực lương thực-nguyên liệu thô sản xuất 1000 giạ ngũ cốc phân phối ở các số lượng khác nhau trong các cột hệt kê theo tiêu đề cột. 200 giạ giữ lại trong khu vực lương thực-nguyên liệu thô (bổ sung thêm hạt), 100 giạ phân phối cho khu vực sản xuất và 400 giá phân phối cho khu vực gia đình (báo lần chót). Các khu vực khác, không thể hiện trong bảng, ở mức cân bằng, vì thế các hàng không cộng thêm vào tổng số sản xuất ra. Bút toán có thể bằng 0 đối với một số khu vực cột vì một số khu vực không phân phối gì cả cho các khu vực khác của nền kinh tế. Như bộ phận nông nghiệp, bộ phận sản xuất phân phối đầu ra cho các khu vực khác. Khu vực sản xuất được tượng trưng bằng nhà sản xuất plastic trong Bảng 22-1, chúng ta nhận thấy sản xuất phân phối 100 tấn plastic cho khu vực nông nghiệp, cung ứng 25 tấn cho khu vực gia đình và giữ lại 150 tấn để sử dụng riêng.
BẢNG 22-1 BẢNG ĐẦU VÀO - ĐẦU RA
Khu vực |
Lương thực và nguyên liệu thô |
Sản xuất |
Gia đình |
Tống cộng |
Lương thực và |
200 |
100 |
400 |
1,000 giạ ngũ cốc |
nguyên vật liệu thô |
|
|
|
|
Sản xuất |
100 |
150 |
25 |
300 tấn plastic |
Gia đình |
250 |
200 |
- |
450 năm công lao động |
* Nhu câu sản xuất của các khu vực khác nhau của một nền kinh tế được tóm tát theo hàng và cột
Mỗi cột được hiểu như đang hiển thị nhu cầu sản xuất trong khu vực tượng trưng. Hãy xét cột lương thực-nguyên liệu thô trong Bảng 22-1, cho thấy sản xuất 1 giạ ngũ cốc đòi hỏi 1/5 (200/1.000) hay 0,20 giạ ngũ cốc, 1/ 10 (100/1000) hay 0,10 tấn plastic và Vi (250/1000) hay 0,25 năm công lao động. Sản xuất 1 tấn plastic (đọc từ trên xuống ở cột 2) cần 1/3 (200/300) hay 0,33 giạ ngũ cốc, Vì (150/300) hay 0,50 tấn plastic và 2/3 (200/300) hay 0.66 năm công lao động.
4. Hệ số kỹ thuật sản xuất được hình thành và sắp xếp theo hình thức toán học
Trong khi ví dụ có vẻ không thực tế, nhưng mục đích là chứng minh hệ số kỹ thuật sản xuất được hình thành và sắp xếp theo hình thức toán học ra sao. Một khi biết được hiệu số kỹ thuật (một thuật ngữ vô lý để chỉ nhu cầu sản xuất một hàng hóa hay dịch vụ bất kì), và một khi biết được đầu ra thực tế sau cùng, thì có thể phát triển các phương trình liên kết đầu vào vối đầu ra. Những phương trình này, có thể vận dụng qua việc sử dụng đại số ma trận, lúc ấy cung cấp thông tin tới hạn qua thay đổi giữa các khu vực trong đầu vào và nhu cầu sản xuất đang phát sinh, nghĩa là nếu mức báo ngũ cốc hay plastic lần chót thay đổi. Sự tương thuộc chung của một hệ thống kinh tế bất kỳ có nghĩa sự thay đổi trong mức cầu của một bộ phận sẽ và phải ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thế giới thực những thay đổi giữa các khu vực tương thuộc này đều có tác động rất lớn đối với sự sử dụng tài nguyên ở một số khu vực, kể cả việc làm trong khu vực cụ thể.
Phân tích đầu vào - đầu ra là công cụ hữu dụng để ước tính thay đổi trong nhu cầu sản xuất giữa các bộ phận phát sinh từ thay đổi ở mức báo lần chót. Chẳng hạn cách sử dụng ban đầu mô thức của Leontief là phải dự đoán mức độ khan hiếm thép trong Thế chiến II. Tác động đến toàn bộ sản xuất do sự thay đổi công nghệ ở một bộ phận có thể ước tính bằng công cụ. Phân tích đầu vào-đầu ra vừa là công cụ mô tả cho phép ước tính việc lập mô hình của một nền kinh tế từ dữ liệu thực tế vừa là công cụ phân tích cho phép ước tính sự khan hiếm hay thặng dư giữa các bộ phận trong giả định có sự thay đổi cụ thể ở mức báo lần chót hay công nghệ. Trong khi bản thân kỹ thuật mang tính trung lập về chính trị, thì rõ ràng cũng được sử dụng để giải quyết kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế. Thế nhưng, các nhà kinh tế học Marxist không chấp nhận kỹ thuật mà không phê phán. Chẳng hạn, Liên Xô sử dụng kỹ thuật điện toán để xác định đầu ra mục tiêu và cái gọi là giá ẩn với thành công hạn chế.
5. Tóm tắt: Mối quan hệ tuyến tính
Việc sử dụng hệ thống toán học tuyến tính minh họa bằng lập trình tuyến tính và phân tích đầu vào - đầu ra được phát minh và phát triển máy vi tính hỗ trợ trong những biện pháp tới hạn. Khả năng lớn hơn và tốc độ tính toán gia tăng cho phép phát triển các mô thức dự đoán kinh toán học ở mức tinh vi hơn (như mô thức của Quỹ Dự trữ Liên bang St. Louis hay mô thức MIT). Ma trận đầu vào - đầu ra hiện nay được vận dụng, phân tích với hàng trăm lĩnh vực, nhờ vào công nghệ máy tính tiên tiến. Ngoài ra, khái niệm lập trình tuyến tính và lý thuyết đầu vào - đầu ra đã lấp kín khoảng trống mênh mông giữa loại lý thuyết Kinh tế Vĩ mô của Keynes mang tính tổng hợp cao rất phổ biến trong kỷ nguyên chưa có máy tính và nguyên tắc kinh tế vi mô của lý thuyết cân bằng tổng quát.
Chất lượng của “đầu vào” (dự đoán tổng thu nhập quốc dân, việc làm, lạm phát, nhu cầu đầu vào của bộ phận, v.v...) thậm chí những máy tính tinh vi nhất đều phụ thuộc vào chất lượng “đầu vào” - dữ liệu lấy từ các nguồn đa dạng và đôi khi đáng ngờ. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng kinh tế học vẫn còn là một môn khoa học xã hội tùy thuộc vào hành vi con người (vì thế không thể dự đoán chính xác). Các quan hệ sản xuất thực tế và tiêu dùng không thể rút gọn chính xác thành các hàm tuyến tính. Nói cách khác, các nền kinh tế và bất kinh tế tồn tại trong các mẫu sản xuất và tiêu dùng trong thế giới thực. Nhưng những vấn đề này không làm hỏng tính hữu dụng của việc ứng dụng công cụ toán học đại số đương đại trong vấn đề kinh tế. Trong hầu hết trường hợp, một số ước lượng vẫn còn tốt hơn là không ước lượng gì cả, và sự ước lượng thường được cải thiện qua thời gian bằng lý thuyết kinh tế và trực quan tốt hơn với sự hỗ trợ của các phương pháp tính toán tốt hơn. Nếu sử dụng thích đáng, đại số tuyến tính là một công cụ hiệu quả soi sáng và tiếp thêm sinh khí trong nghiên cứu kinh tế đương đại.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)