1. Trường phái chủ nghĩa lịch sử Đức
Trường phái chủ nghĩa lịch sử Đức thường chia thành hai nhóm tác giả: trường phái “lớn tuổi” cũng là trường phái ít cực đoan, và trường phái “trẻ tuổi”, quan điểm của họ về phương pháp cực đoan và kiên quyết hơn. Nhóm các tác giả lớn tuổi về truyền thống do Wilhelm Roscher, nhà sáng lập, Karl Knies, và Bruno Hildebrand làm đại diện, nhóm trẻ tuổi do Gustav Schmoller cố chấp chi phối.
Việc xác định nguồn gốc tư tưởng luôn là việc làm vất vả (không phải là không thể), và trường hợp chủ nghĩa lịch sử kinh tế rõ ràng không phải là ngoại lệ. Trong khi các tác giả, những người kết hợp các chủ đề kinh tế với nghiên cứu lịch sử có thể tìm thấy trong suốt lịch sử tư tưởng, điều chắc chắn là một nhóm trong số họ tập hợp về trí tuệ từ đầu thập kỷ thứ tư trong thế kỷ 19 ở Đức (Roscher bắt đầu nghiên cứu lịch sử vào đầu năm 1842).
2. Lý do tính ưu việt của phong trào chủ nghĩa lịch sử ở Đức
Một vài lý do hiện hữu giải thích tính ưu việt sau này của phong trào chủ nghĩa lịch sử ở Đức. Thứ nhất, môi trường thuận lợi hơn cho phép kinh tế học lịch sử phát triển. Kinh tế học lý thuyết không bao giờ bám chắc ở Đức. Như giáo sư Schumpeter nhận xét, lý thuyết ở quốc gia ấy là loại thực vật ngoại lai do những người không có kỹ năng đặc biệt cấy ghép.
Thứ hai, ở châu Âu và nhất là Đức, triết học luôn nhấn mạnh đến tiếp cận “hữu cơ”, trái với tiếp cận theo chủ nghĩa cá nhân, đối với các vấn đề triết lý và xã hội. Vì thế những người có năng lực như Roscher, Knies, và Hildebrand, một phần được triết học Hegel kích thích và luật học hữu cơ của Frederick Karl von Savigny, bị lôi kéo vào việc tìm kiếm mục đích bao quát của luật kinh tế, văn hóa nhằm giải thích thế giới xung quanh. Giải thích gượng ép của Roscher chẳng hạn không cần thiết để tìm hiểu tư tưởng của Hegel về lịch sử, tư tưởng mà Hegel xem là phát hiện liên tục mục đích tự để lộ trong hiện tượng bên ngoài cá nhân. Nhấn mạnh của Hegel về sự phát triển tư tưởng như động lực dẫn đến thay đổi trong tổ chức xã hội là ẩn ý trong hầu hết các tác phẩm văn học cấp tiến ở Đức, kể cả phong trào chủ nghĩa lịch sử. Chủ yếu minh họa trong học thuyết của Friedrich về sự thành công của các bang, vốn được phát triển vào đầu năm 1845. Thật ra, triết học Hegel trong thực tế thấm nhuần trong tất cả khía cạnh tư tưởng xã hội Đức trong thế kỷ 19, kể cả tư tưởng xã hội của Marx và phái lãng mạn.
3. Wilhelm Roscher
Roscher sinh năm 1817 tại Hanover, từ 1835 đến 1839 ông nghiên cứu luật học và triết học ở Đại học Gottingen và Berlin. Trong tư cách người đứng đầu trường phái lịch sử, ông dạy ở Đại học Leipzig (từ năm 1848), nơi đây ông là giáo sư kinh tế chính trị học. Mặc dù Roscher bắt đầu viết về lịch sử kinh tế và phương pháp lịch sử vào đầu năm 1838 với kiệt tác Principles of Political Economy (System des Volkswirtschaft), xuất bản lần đầu tiên năm 1854.
Principles cho thấy Roscher trong tư cách một học giả có tầm quan trọng bậc nhất. Ngoài việc biên soạn tác phẩm như một công trình bách khoa toàn thư, xoay quanh tất cả mọi chủ đề, nghĩa là chuyên luận cổ điển của J.s. Mill, Rosher thể hiện khả năng như một sử gia tư tưởng kinh tế không hề có đối thủ trong thế kỷ 19. Nhất là sách được viết theo cách giải thích phương pháp lịch sử trong kinh tế học.
Phương pháp lịch sử cố gắng kết hợp phân tích sinh học, hữu cơ và thống kê tất cả các loại để phát hiện định luật hiện tượng đang tranh cãi. Những định luật này, ít nhất trong phát biểu có hệ thống của Roscher, luôn có liên quan đến tập hợp các định chế luôn thay đổi. Không như Schmoller và các nhà chủ nghĩa lịch sử cực đoan khác, Roscher không hoàn toàn xóa bỏ kinh tế học Ricardo mà đúng ra là bổ sung và hoàn thiện nó. Trong một thảo luận xuất sắc về phương pháp Ricardo, Roscher nhận xét:
“Điều nói chung trong Kinh tế chính trị học phải được thừa nhận, phần lớn tương tự với các môn khoa học toán. Giống như toán học, kinh tế chính trị học luôn đầy ắp những điều trừu tượng... Luôn cho rằng các bên tham gia hợp đồng chỉ được hướng dẫn bằng chiều hướng quyền lợi tốt nhất của chính mình, chứ không bị tác động bởi những suy xét phụ. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều tác giả cố gắng che phủ định luật Kinh tế chính trị học bằng công thức đại số. [Nhưng]... lợi thế của mô hình toán học khi diễn đạt sự thu nhỏ như thực tế được áp dụng cho nó trở thành phức tạp hơn. Điều này đúng ngay cả trong tâm lý học thông thường của cá nhân. Vì thế, nhiều hơn bao nhiêu nữa trong khi mô tả đời sống quốc gia!... Sự trừu tượng theo đó mọi người về bản chất đều như nhau, chỉ khác nhau về kết quả, là bản chất mà Ricardo và von Thunen chứng minh, phải thông qua một giai đoạn không thể thiếu trong công tác chuẩn bị của các nhà kinh tế học chính trị. Cũng đặc biệt thích hợp khi một sự kiện kinh tế được hình thành bằng sự kết hợp nhiều nhân tố khác nhau, đối với nhà điều nghiên phải cách ly về tinh thần với những điều, mà hiện nay, ông ta muôn nghiên cứu bản chất đặc biệt. Tất cả những nhân tố khác đối với một thời điểm được xem là không hoạt động, và không có thể thay đổi, thì lúc ấy nên đặt vấn đề, Tác dụng của sự thay đổi sề ra sao trong khi nghiên cứu nhân tố, liệu sự thay đổi có sinh ra bằng cách mở rộng hay thu nhỏ nó không? Nhưng không hề không nhận thấy, sự thay đổi như thê' xét cho cùng chỉ là sự trừu tượng, vì không những trong sự quá độ trong thực tế, mà thậm chí trong lý thuyết hoàn chỉnh, chúng ta phải trở lại tính đa dạng vô tận của đời sống thực”. (Principles, trang 104-105).
Cảnh báo của Roscher về phương pháp trừu tượng đã được lặp đi lặp lại trong thời đại của chính chúng ta (xem Leontieff, trang 1-7). Nhưng Roscher không muốn đề cập kinh tế học đơn thuần một tập hợp các mô tả quy phạm, đầy ắp giá trị, mà đúng ra trong sự phân biệt giữa nghiên cứu “cái gì” và “cái gì nên nghiên cứu”, Roscher rõ ràng tránh phân tích quy phạm và nghiên cứu các hệ thống tư tưởng trong nghiên cứu của ông về kinh tế học, cho rằng những hệ thống như thế mang tính quá độ và mâu thuẫn, khi chọn như những bản chất khác nhau cơ bản và cấu hình xã hội.
Roscher tìm cách mô tả đời sống xã hội hay quốc gia phải “đi đến như thế” ra sao và là “những gì” theo cách ông đặt vấn đề:
“Mục đích chúng ta nhắm đến đơn thuần là phải mô tả bản chất kinh tế và nhu cầu kinh tế của con người, để nghiên cứu luật pháp và bản chất các định chế được thông qua nhằm thỏa mãn những nhu cầu này, số lượng thành công nhiều hay ít hơn qua đó người ta có mặt. Vì thế nhiệm vụ của chúng ta là phải nói đến giải phẫu học và sinh lý học kinh tế xã hội hay quốc gia”. (Principles, trang 111).
Trong kịch bản này, Roscher hy vọng phát hiện những định luật phát triển lịch sử bao quát, trong số này như đã đề cập, thuyết Ricardo chỉ là một bộ phận nhỏ. Tóm lại, ông muốn phát hiện không gì khác hơn là định luật phát triển kinh tế xã hội mà ông dùng để so sánh với các giai đoạn hiện hữu bên trong và giữa các nhà nước-quốc gia.
Lợi thế của thuyết Roscher, nếu đạt được, rất hiển nhiên, ông lập luận “một khi các định luật Kinh tế chính trị học tự nhiên được biết đầy đủ và được công nhận, tất cả đều cần thiết trong bất kỳ trường hợp nhất định, là những số liệu thống kê chính xác và đáng tin cậy hơn liên quan đến việc hòa giải mọi tranh cãi của các bên về vấn đề chính trị học kinh tế quốc doanh.
Ngoài ra, phương pháp lịch sử được đảm bảo lý tưởng, nằm trong vô số ý kiến phù du, “một hòn đảo chân lý khoa học vững chắc như được mọi người thừa nhận là chân lý, đó là những nguyên tắc vật lý toán học của các nhà vật lý thuộc nhiều trường phái khác nhau nhất”.
Về những mục đích này Roscher (cùng với Knies và Hildebrand) đã hiến dâng trọn đời mình. Trong dòng chảy của biết bao ấn phẩm, trong đó có quyển Principles dày 1.000 trang, Roscher trình bày cách phân biệt khả năng không thể tách kinh tế học ra khỏi các hiện tượng khác. Nhưng chân lý đơn giản nằm trong cách xử lý lý thuyết của hầu hết các chủ đề truyền thống được chọn lọc - tiền bạc, giá trị, tiền lương, v.v... - Roscher trình bày cách phân tích so sánh thuận lợi với cách phân tích trong Principles của Mill (ông kết hợp sự đóng góp của Jevons với tính hiệu dụng và thống kê trong lần tái bản sau này). Những gì khác biệt về tác phẩm của Roscher là sự thể hiện không thể tin được trình độ điêu luyện của một bậc thầy lịch sử- thống kê nhắm đến việc mở rộng và làm sáng tỏ thuyết kinh tế nhận thức.
4. Gustav Schmoller
Thay vì đánh giá buổi hoàng hôn tuyệt đẹp trong Principles của Roscher, các nhà kinh tế học Đức trẻ tuổi lại nhận dạng nhầm lẫn đây là buổi bình minh. Mặc dù nhiều tác giả lao vào đại dương nghiên cứu lịch sử, nhưng không ai nổi tiếng như Gustav Schmoller, lãnh đạo của trường phái trẻ.
Schmoller đẩy chủ nghĩa lịch sử của Roscher đến cực điểm, lập luận rằng tất cả đều nhận thức phân tích kinh tế, chủ yếu là phái Ricardo, không những là vô ích mà còn có hại (vì dẫn đến những kết luận xã hội có thể không theo sở thích của Schmoller). Schmoller phác họa những đường phân ranh sắc nét trong tranh luận về phương pháp: ông làm cho tương phản phương pháp của các nhà kinh tế học cổ điển và những người Áo Tân Cổ Điển (nhất là Menger), những người đang bênh vực và sử dụng những gì ông xem là lập luận suy diễn trừu tượng, cùng với phương pháp lịch sử- quy nạp của trường phái Đức.
Schmoller nghiêm túc đề xuất thuyết nhận thức đã bị loại bỏ hoàn toàn, do tính không tưởng của các giả định, đến mức độ trừu tượng về lý thuyết và đối với sự thờ ơ với các sự kiện có tương quan và liên quan. Kết quả sau cùng là khoảng trống được lấp đầy bằng các định luật phát triển lịch sử, định luật mà Schmoller cố gắng thảo luận trong vô số ấn phẩm, có cả Grundrisse der Allgemeine Volkswirtschaftslehre (nghĩa là Phác họa lý thuyết kinh tế tổng quát), cố gắng đồ sộ nhất trong tác phẩm văn học nhằm nắm bắt những định luật lịch sử trong một chuyên luận có hệ thống.
Ấn bản từ năm 1900 đến 1904, Grundrisse của Schmoller, như Wesley Mitchell có lần nhận xét, là “quyển sách khởi đầu”, cần phải nhấn mạnh, Schmoller không tin rằng các yếu tố quyết định của các định luật lịch sử là đơn giản, như trong hệ thống Malthus. Nói cách khác, chứ không phải là thu nhỏ các định luật này trở thành các thuyết giải thích đơn giản, Schmoller áp dụng cách tiếp cận lịch sử và dân tộc học vào những chủ đề như các định chế thời Trung cổ (nhất là hệ thống phường hội), sự phát triển đô thị, ngân hàng và nghiên cứu công nghiệp. Như Schumpeter nhận xét, kinh tế học kiểu Schmoller về bản chất là nhà xã hội học có khuynh hướng lịch sử. Họ thường cố gắng nghiên cứu kinh tế học một cách hữu cơ. Các vấn đề kinh tế không phải là các vấn đề logic đơn thuần nhưng phải xét đến bối cảnh có thể rộng nhất.
5. Chủ nghĩa lịch sử là một cái giếng nhưng không có suối dẫn nước vào
Trong khi trường phái các nhà chủ nghĩa lịch sử Đức lớn tuổi đặt nghi vấn về tính độc đoán của lý thuyết kinh tế, thì trường phái trẻ tuổi nói chung cũng không chấp thuận. Trong thái cực mà Schmoller đã đưa học thuyết đến, chủ nghĩa lịch sử vẫn mang tính chất phản duy lý, phủ nhận việc rút ra những quy tắc chung từ lý lẽ, thay vào đó cứ nhất mực quan sát và ghi chép tính độc đáo trong sự biến dạng lịch sử vô hạn. Vì thế, không đưa ra nguyên tắc nào nhằm hướng dẫn hay hạn chế hoạt động của con người. Chủ nghĩa lịch sử là một cái giếng nhưng không có suối dẫn nước vào.
Sự phản kháng lý thuyết như thế hướng đến sự khuấy động tranh cãi chẳng sớm thì muộn, khi xảy ra, sự tranh cãi trở nên nóng bỏng và nặng nề nhất ở Đức. Vụ đầu tiên là “trận chiến phương pháp” nổi tiếng methodellstreit do nhà kinh tế học người Áo Carl Menger (xem Chương 13) tấn công vào thời điểm khi chủ nghĩa lịch sử gần đạt đỉnh điểm. Năm 1883, Menger xuất bản quyển sách về phương pháp luận đương đầu với các vấn đề tiến trình cơ bản trong các môn khoa học xã hội và cố gắng chứng minh quyền phân tích lý thuyết trong khi đặt trường phái của Schmoller vào vị trí thích đáng. Schmoller phản công khi xem lại quyển sách với thái độ không tán thành. Menger chọn cách tấn công trong quyển sách mỏng nhan đề Errors of Historicism (1884), giải thích sự bác bỏ có thể dự đoán của Schmoller. Những sự kiện này không những gợi ra nhiều ác ý mà còn gây ra cơn lũ tác phẩm phải mất hàng thập niên mới giảm sút.
Không phải dự định của chúng ta là phân chia sâu sắc thành những phức tạp trong cuộc tranh cãi nổi tiếng này, bao gồm những thiên vị nhân cách và trí tuệ cũng như bản chất phương pháp luận. Phần lớn cuộc đấu tranh gia tăng quanh quẩn ở các cối xay vì đây chính là lập luận về địa vị cao hơn và tầm quan trọng tương đối của lý thuyết so với lịch sử. Mặc dù toàn bộ giai đoạn chứng tỏ một mảnh đất màu mỡ đối với các sử gia tư tưởng kinh tế phải khai thác, chúng ta không dứt khoát khi đồng ý với nhận định của Schumpeter:
“Vì không thể có bất kỳ vấn đề nghiêm túc nào về tầm quan trọng cơ bản của nghiên cứu lịch sử trong khoa học giải quyết tiến trình lịch sử, hay về tính chất cần thiết khi phát triển một tập hợp các công cụ phân tích qua đó để xử lý nguyên liệu, sự tranh cãi, giống như tất cả những tranh cãi khác, có thể hoàn toàn vô nghĩa (History of Economic Analysis, trang 814).
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)