1. Tổ chức ân xá quốc tế

Tổ chức Ân xá quốc tế có tên tiếng Anh là Amnesty International (viết tắt AI) do Peter Benenson, sinh năm 1921 - luật sư người Anh, thành lập năm 1961, trụ sở chính ở thủ đô London, Vương quốc Anh. Tổng Thư ký hiện nay của AI là bà Irene Khan, người Bangladesh.

AI đề ra mục tiêu hướng tới nhằm "thúc đẩy tất cả quyền con người" đã được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Năm 1977, AI đã được trao tặng giải Nobel về hòa bình vì những thành công trong hoạt động bảo vệ nhân quyền trên thế giới.

 

2. Mặt tối của Tổ chức ân xá quốc tế

AI không giấu giếm tham vọng khi xác định mục tiêu hoạt động như: giải phóng mọi tù nhân lương tâm; bảo đảm các phiên tòa diễn ra công khai và công bằng; giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính trị; hợp tác với các tổ chức cùng mục đích nhằm chấm dứt vi phạm nhân quyền… Để thỏa mãn tham vọng, AI vươn cánh tay tới hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Thời gian gần đây, vì nhiều động cơ, mục đích khác nhau "Bản phúc trình" hoặc "Báo cáo thường niên" của AI phản ánh về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới không khách quan nên sau khi công bố đã bị làn sóng dư luận các nước trong đó có Việt Nam phản đối mạnh mẽ.

Nhiều năm qua, tổ chức này đã thường xuyên đưa ra nhiều đánh giá phiến diện, bóp méo sự thật, có tính chất kích động, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ và trực tiếp đe dọa tới an ninh của các quốc gia mà tổ chức này nhắm đến. Và bất chấp sự bác bỏ, phản đối của các nước, phải đối diện rất nhiều ý kiến phê phán của chính giới và báo chí, nhưng đến nay, với cách hành xử áp đặt như vậy, AI đã tự cấp cho mình “quyền” đứng trên luật pháp của các quốc gia.

 

3. Những vấn đề mà AI đang phải đối mặt

Như đã nói ở trên, Tổ chức Ân xá quốc tế có tên tiếng Anh là Amnesty International (viết tắt AI) do Peter Benenson, sinh năm 1921 - luật sư người Anh, thành lập năm 1961, trụ sở chính ở thủ đô London, Vương quốc Anh.

Phớt lờ thành tựu của nhiều quốc gia trong vấn đề nhân quyền, tự cấp cho mình quyền phê phán, lên án các quốc gia về nhân quyền nhưng bản thân AI trên thực tế lại không hề là địa chỉ tin cậy trong hoạt động bảo vệ nhân quyền ngay từ chính nội bộ của họ. Các bất ổn trong nội bộ AI là thực tế mà tổ chức này đang phải đối mặt, với nhiều cáo buộc nghiêm trọng.

Năm 2002, cuộc trò chuyện giữa nhà báo D. Bernstein (D. Bơn-tên) với luật sư F.Boyle (F.Boi-lơ), một cựu thành viên ủy ban điều hành AI ở Mỹ, đăng trên globalpolicy.org ngày 13-6-2002 với tiêu đề “Được ân xá quốc tế?” đã phơi bày thực trạng đáng xấu hổ trong bộ máy của AI.

Theo luật sư F.Boyle thì: “AI chủ yếu được thúc đẩy không phải vì quyền con người mà bởi sự công khai. Thứ hai đến tiền. Thứ ba đến nhận được nhiều thành viên hơn. Thứ tư, trận chiến “sân cỏ nội bộ”. Và cuối cùng mới là quyền con người”.

Trong vài thập kỷ qua, đã có sự chỉ trích ngày càng tăng đối với hoạt động của AI vì cáo buộc tổ chức này thiên vị, và trên hết là theo đuổi một sự mở rộng độc đoán, thúc đẩy ý thức hệ của khái niệm nhân quyền”.

Cuối năm 2012, các điều kiện làm việc tồi tệ đã dẫn đến các cuộc đình công ngay tại văn phòng của AI ở London và khu vực Vương quốc Anh. Các báo cáo nội bộ của AI buộc phải thừa nhận ở một số khu vực, nhất là ở Mỹ, tổ chức này đã mất ảnh hưởng cùng với một số lượng thành viên đáng kể. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ một số vấn đề cơ cấu, gồm khuynh hướng tư tưởng hậu thực dân nhất quán, thiếu uy tín trong các báo cáo nghiên cứu, không nhất quán về đạo đức, bất ổn tài chính và tham nhũng, không hành động một cách minh bạch giữa văn phòng Lon Don với các bộ phận quốc gia quan trọng (đặc biệt là ở Mỹ)... Đáng nói, dù đã được chỉ ra, những bất ổn đã không hề được AI giải quyết.

Tháng 2/2019, nhóm quản lý của AI đã đề nghị từ chức sau khi một báo cáo độc lập tìm thấy cái gọi là “văn hóa độc hại” tại chính tổ chức này, biểu hiện bằng tình trạng chèn ép tại nơi làm việc, quấy rối, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc... Báo cáo cũng cho biết những nỗ lực của AI để giải quyết các vấn đề của mình là “không liên quan, không phản ứng, không nhất quán”. Nhiều nhân viên đã mô tả đội ngũ lãnh đạo cấp cao của AI là không làm việc, bất tài và nhẫn tâm. Trong số người ký thư đề nghị từ chức đáng chú ý có: giám đốc nghiên cứu cao cấp, văn phòng tổng thư ký, nhóm gây quỹ toàn cầu, các thành viên phụ trách mảng luật pháp, chính sách, chiến dịch truyền thông...
Từ hiện trạng kể trên, có thể thấy rõ rằng, hoạt động của AI không thực tâm hướng tới nhân quyền. Về thực chất, nhân quyền chỉ là bình phong, là nhãn hiệu AI tự gắn lên mình và dựa vào đó để đưa ra các cáo buộc tùy tiện, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia nhằm thực hiện mục đích riêng của mình. Sự tùy tiện ấy thể hiện rõ ngay từ chính nội bộ của AI, mà hệ lụy là AI vi phạm nhân quyền ngay cả với thành viên của mình.

 

4. Thái độ của các quốc gia với AI

Nhiều năm qua, vì bất bình trước lối hành xử bất chấp pháp luật của AI, rất nhiều quốc gia, tổ chức đã lên tiếng phản đối các cáo buộc thiếu căn cứ, phiến diện, cũng như không chấp nhận việc AI đã phớt lờ các mối đe dọa đến an ninh quốc gia từ những tổ chức, cá nhân vẫn được AI bao bọc trong tấm áo mỹ miều được gọi là “tù nhân lương tâm”.

4.1. Thái Lan

Ngày 24-2-2016, Bộ Ngoại giao Thái Lan phủ nhận “Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới 2015-2016” của AI, coi đây là một báo cáo “không cân bằng”, “không xét đến bối cảnh đặc biệt” của tình hình nước này, đồng thời khẳng định báo cáo đã “phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu cần phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn...; không phản ánh các tiến triển tích cực xuất phát từ nỗ lực thực sự của Chính phủ Thái-lan để cải thiện nhân quyền”.

4.2. Syria

Năm 2017, Chính phủ Syria cũng đã bác bỏ chiến dịch của AI cáo buộc quốc gia này đã tra tấn, sát hại 13.000 người trong một nhà tù, đồng thời khẳng định những cáo buộc của AI là muốn làm tổn hại danh tiếng của Syria trên thế giới.

 

5. Quan điểm của Việt Nam về AI

Xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam đối với những công dân vi phạm pháp luật, bị giam giữ, giáo dục và cải tạo, hàng năm vào dịp lễ Quốc khánh (2-9) và tết cổ truyền của dân tộc, Việt Nam đều tổ chức các đợt đặc xá cho những phạm nhân cải tạo tốt, tạo điều kiện cho họ hoàn lương trở về hòa nhập với cộng đồng.

Vì vậy, không thể chấp nhận được nhiều năm qua trong các “Bản phúc trình” và “Báo cáo thường niên” do AI công bố đã vu cáo, xuyên tạc chính sách nhân đạo của Việt Nam.

Ngoài ra, các “báo cáo thường niên” do Tổ chức ân xá quốc tế công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng toàn cầu, thường bịa đặt và vu khống trắng trợn tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Ở Việt Nam, Tây Nguyên được xác định là địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và đầu tư để phát triển, đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc.

Từ năm 1998 đến nay, vì những động cơ và mục đích khác nhau các “Bản phúc trình” hoặc “Báo cáo thường niên” do Tổ chức ân xá quốc tế công bố đã bị Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga... phản ứng quyết liệt.

Ngày 21/9/2006, ông Tần Cương - Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ nội dung “Bản phúc trình” của AI chỉ trích những nỗ lực cải thiện tình hình nhân quyền của nước này.

Sau khi AI công bố “Báo cáo năm 2005”, ngày 26/5/2006, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Dũng nói: “Việt Nam bác bỏ những thông tin hoàn toàn bịa đặt và những nhận xét không khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của Tổ chức Ân xá quốc tế”.

 

6. Quan điểm của Việt Nam về hình phạt tử hình

Việc áp dụng án tử hình thuộc chủ quyền quốc gia về tư pháp hình sự và hiện vẫn là một thực tiễn trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc dừng hay bỏ án tử hình cũng không được quy định tại các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Ở Việt Nam việc tuyên phạt và thi hành án tử hình chỉ áp dụng với một số tội danh đặc biệt nghiêm trọng, phù hợp với Công ước về các Quyền Dân sự, Chính trị. Việc xét xử những người vi phạm pháp luật theo các tội danh có khung hình phạt lên đến án tử hình được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà pháp luật hình sự Việt Nam quy định; bảo đảm quyền của bị cáo, tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng.

Trong quá trình cải cách pháp luật, Việt Nam đã nhiều lần giảm số tội danh có khung hình phạt tử hình. Gần đây nhất, Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực 2018) đã tiếp tục bỏ án tử hình ở 08 tội danh và quy định người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử không bị áp dụng hình phạt tử hình."

 

7. Kết thúc vấn đề

Tổ chức ân xá quốc tế với mạng lưới ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ như hiện nay hãy quay về với tôn chỉ, mục tiêu tốt đẹp ban đầu bảo vệ con người, nói lên tiếng nói vì một thế giới hòa bình không có chiến tranh, khủng bố và xung đột tôn giáo.

 

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).