1. Tranh chấp trong lĩnh vực thuế là gì ?

Tranh chấp, theo từ điển từ và ngữ Hán - Việt, được giải nghĩa là sự đối kháng nhau giữa hai hay nhiều bên để giành lấy lẽ phải, phần thắng thuộc về mình. Theo nghĩa này, tranh chấp trong lĩnh vực thuế có thể hiểu là tình trạng mâu thuẫn, bất đồng và xung đột về quan điểm, lợi ích giữa người nộp thuế và người thu thuế trong quá trình hành thu thuế, trong đó các bên tìm cách đối kháng nhau, đấu tranh với nhau để dành lấy quyền và lợi ích chính đáng cho mình. Tranh chấp này thường được thể hiện ra bên ngoài mặt khách quan thông qua những hành vi thực tế của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế, chẳng hạn như hành vi khiếu nại về thuế, hành vi khởi kiện về thuế, hành vi xử phạt vi phạm pháp luật về thuế...

Trên thực tế, cho dù các hành vi này được thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là thể hiện sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật thuế đến mức không thể dung hoà được.

2. Các đặc điểm của tranh chấp trong lĩnh vực thuế

Xết về mặt lí thuyết, ưanh chấp về thuế tuy có nhiều điểm tương đồng với hầu hết các loại tranh chấp trong lĩnh vực khác nhưng ở mức khái quát, có thể nhận thấy loại tranh chấp này chứa đựng những đặc điểm riêng sau đây :

- Tranh chấp về thuế phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế, bao gồm người nộp thuế và người thu thuế. Các chủ thể này thường trở thành các bên tranh chấp về thuế bởi trong quan hệ thu thuế, quyền và những lợi ích vật chất của họ về cơ bàn là đối lập nhau. Sự xung đột hay đối lập về lợi ích và xu hướng tự bảo vệ lợi ích của mình bằng mọi cách khiến cho các bên dễ rơi vào tình trạng bất đồng quan điểm, bất đồng ý chí và từ đó có thể dẫn tới sự đối kháng nhau bằng mọi phương cách để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Đối tượng của tranh chấp về thuế chính là những lợi ích liên quan đến số tiền thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế. Những khoản tiền này phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các bên tranh chấp và thường là căn nguyên chủ yếu dẫn đến tranh chấp. Trong thực tiễn hành thu thuế, có nhiều trường hợp người nộp thuế thừa nhận cơ quan thuế thu thuế đúng luật và quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế không bị vi phạm nhưng vì một số lí do đã được luật dự liệu, người nộp thuế vẫn làm đơn xin ân miễn hoặc ân giảm số thuế phải nộp. Thủ tục này tuy có liên quan trực tiếp đến số tiền thuế đồng thời liên quan đến các chủ thể là người nộp thuế và người thu thuế, song đây không phải là tranh chấp về thuế, vì trong quan hệ xét miễn, giảm thuế, người nộp thuế không hề đối kháng về quyền lợi và quan điểm với cơ quan thuế mà chỉ xin được hưởng “ân huệ” của Nhà nựớc là giảm hoặc miễn số tiền thuế phải nộp. Theo một số tác giả, thủ tục này được gọi là “phi tụng tài phán” để phân biệt với thủ tục “tố tụng tài phán” trong lĩnh vực thuế.

3. Bản chất pháp lý của tranh chấp trong lĩnh vực thuế

Về nguyên lí chung, các tranh chấp về thuế hoàn toàn có thể phát sinh do việc người nộp thuế hoặc người thu thuế (cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước) vi phạm pháp luật về thuế và hành vi vi phạm này đã phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của phía bên kia. Trong trường hợp bên bị vi phạm không thể chấp nhận sự vi phạm này và họ tìm cách đối kháng với bên vi phạm bằng những hành vi cụ thể như khiếu nại, khởi kiện... thì khi đó sẽ phát sinh một tranh chấp về thuế giữa các bên trong quan hệ pháp luật thuế. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, người làm luật dường như chỉ coi tranh chấp về thuế là những trường hợp bên khởi tố tranh chấp là người nộp thuế và bên bị khởi tố là người thu thuế, về những hành vi trái pháp luật của người này đã gây ra thiệt hại cho người nộp thuế (tranh chấp này được gọi là tranh chấp hành chính). Còn trường hợp người thu thuế (Nhà nước, mà đại diện là cơ quan thuế hoặc viện kiểm sát nhân dân) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế thì quan hệ này không được coi là ttanh chấp, bởi xuất phát từ quan niệm cho rằng, Nhà nước, với tư cách là chủ thể đặc biệt có quyền lực chính trị, không phải là chủ thể có vị ưí pháp lí ngang hàng, bình đẳng với người nộp thuế nên không có tranh chấp, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân đang hoạt động và cư trú ttên lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lí, kiểm soát của Nhà nước.

Tóm lại, như đã phân tích ở trên, do ttanh chấp về thuế phát sinh từ quan hệ pháp luật thuế - vốn dĩ cố bản chất là quan hệ pháp luật hành chính giữa người nộp thuế (tổ chức, cá nhân) với người thu thuế (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tư cách là đại diện cho Nhà nước trong quá trình thu thuế) nên bản chất pháp ư của ttanh chấp này đương nhiên là tranh chấp hành chính.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)