1. Quy định về tranh tụng tại tòa án

Tranh tụng tại phiên toà là những hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên toà xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Toà án với vai trò trung gian, trọng tài. Tố tụng tranh tụng thường được sử dung rộng rãi ở các quốc gia theo truyền thống luật án lệ như Anh, Mỹ, Úc và một số quốc gia khác chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh - Mĩ. Mặc dù sử dụng ở nhiều quốc gia, nhưng không phải ở quốc gia nào tố tụng tranh tụng cũng giống nhau.

 

2. Hệ thống tố tụng tranh tụng có một số điểm đặc trưng sau đây:

1) Trong tố tụng tranh tụng, quyền lực được san sẻ giữa Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư và Bồi thẩm đoàn; Thẩm phán (Toà án) luôn giữ vai trò trung lập. Tố tụng tranh tụng đòi hỏi Toà án phải kìm chế tham gia tìm hiểu về nội dung vụ án cho tới khi các bên trình bày hết các chứng cứ. Cơ quan công tố không gửi cho Toà án các chứng cứ và hồ sơ vụ án, mà chỉ gửi bản cáo trạng tóm tắt và quyết định truy tố. Như vậy, Thẩm phán chủ toạ phiên toà không được nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử. Thẩm phán chủ yếu nghe các bên tham gia trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án, xem xét các đề nghị của Công tố viên và Luật sư, trao đổi với Bồi . thẩm đoàn, trên cơ sở đó đưa ra các phán quyết theo quy định của pháp luật. Trong tố tụng tranh tụng, bên buộc tội và bên bị buộc tội được tự do tranh luận với nhau, có quyền đưa ra các chứng cứ nhằm buộc tội hoặc gỡ tội;

2) Trong hệ thống tố tụng tranh tụng, buộc tội đối với các vụ án ít nghiêm trọng và đơn giản do Cảnh sát trực tiếp thực hiện tại phiên toà, như án vi cảnh, không phạt tù hoặc án phạt tù từ 1 đến 2 năm. Đối với các vụ án nghiêm trọng do Cơ quan công tố truy tố ra toà nhân danh công quyển. Cơ quan công tố thực hiện việc luận tội trên cơ sở chứng cứ thu thập được từ hoạt động điều tra, nhưng do kết quả hoạt động tố tụng phụ thuộc vào giá trị của chứng cứ có được chấp nhận tại toà hay không, nên mọi hoạt động của cảnh sát lại phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với Cơ quan công tố. Cảnh sát phải thực hiện theo yêu cầu của Công tố viên về nội dung điều tra, nhưng họ có toàn quyền trong việc quyết định sẽ tiến hành điều tra như thế nào. Cơ quan công tố giữ vai trò chỉ đạo hoạt động điều tra đối với cảnh sát. Cơ quan công tố là cơ quan duy nhất có quyển quyết định truy tố hoặc không truy tố một tội phạm:

3) Xét xử bằng thủ tục Bồi thẩm đoàn được coi là một nguyên tắc cơ bản của hệ thống tố tụng tranh tụng. Sự áp dụng thủ tục Bồi thẩm đoàn nhằm đảm bảo để sự thật của vụ án được phát hiện bởi những công dân bình thường trong xã hội, chứ không phải bởi những vị quan toà hay những quan chức nhà nước đẩy quyền lực;

4) Trong hệ thống tố tụng tranh tụng, Cảnh sát có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm. Tuy nhiên, do hoạt động điều tra luôn luôn có quan hệ trực tiếp đến các quyền tự do cơ bản của công dân nên pháp luật của các quốc gia theo hệ thống pháp luật án lệ xác lập cơ chế cho phép Toà án tham gia rất sớm vào một số hoạt động tố tụng hình sự (khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn) nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi lạm quyển của Cảnh sát để bảo vệ công dân. Cảnh sát có quyền hạn rộng rãi trong hoạt động điều tra, nhưng quyền hạn đó lại được hạn chế bởi sự can thiệp của Toà án và những quy định chặt chẽ về chứng cứ;

5) Trong hệ thống tố tụng tranh tụng, Luật sư có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Thông thường một phiên toà tranh tụng bắt buộc phải có Luật sư vốn là một bên “đối iụng". Trong quá trình hoạt động tố tụng, Luật sư hoàn toàn bình đẳng với Công tố viên trong việc điều tra, thu thập và xuất trình chứng cứ. Thậm chỉ khi thấy rằng có một chứng cứ nào đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc bào chữa, nếu không tự mình điều tra thu thập được thì Luật sư yêu cầu Cảnh sát hoặc Công tố viên điều tra thu thập. Trong trường hợp Cảnh sát hoặc Công tố viên không đáp ứng'được yêu cầu của Luật sư thì Luật sư có quyền đề nghị Toà án để Toà án yêu cầu Cảnh sát, Công tố viên tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ. Yêu cầu của Toà án mang tính chất bắt buộc đối với Cảnh sát và Công tố viên;

6) Do vai trò trung lập của Toà án, tố tụng tranh tụng đòi hỏi các bên phải tự trình bày chứng cứ. Pháp luật quy định không chỉ Cơ quan điều tra, Cơ quan công tố có quyền thu thập chứng cứ, mà cả Luật sư bào chữa và người bị tình nghỉ phạm tội cũng có quyển thu thập chứng cứ, nghĩa vụ chứng minh được xác định cụ thế cho từng chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên toà. Tố tụng tranh tụng tuân thủ nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong việc đưa ra chứng cứ. Sự thật khách quan của vụ án được xác lập thông qua việc thẩm vấn và tranh tụng công khai giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội trước Toà. Cả bên buộc tội và bên bị buộc tội đều có quyển bình đẳng trong việc trực tiếp thẩm vấn bị cáo, người bị hại, người làm chứng, giám định viên... và đưa ra chứng cứ để chứng minh. Việc thu thập chứng cứ được pháp luật về chứng cứ quy định rất chặt chẽ và cụ thể. Mọi hoạt động thu thập chứng cứ phải tuân theo các quy định của pháp luật về chứng cứ;

7) Sự áp dụng khá phổ biến việc mặc cả thú tội là một nét đặc trưng rất nổi bật của tố tụng tranh tụng. Do tính chất phức tạp của việc tranh tụng tại phiên toà, nhiều khi cơ quan buộc tội (Cơ quan cảnh sát và Cơ quan công tố) không thể tìm ra đủ chứng cứ để có thể "thắng" tại phiên toà khi họ muốn truy tố một bị cáo nào đó. Do đó, pháp luật đặt ra nhiều quy định để khuyến khích bị cáo nhận tội hoặc cho phép có những thoả thuận để bị cáo nhận tội, khai báo hay cung cấp thông tin về bị cáo khác. Đổi lại, bị cáo có thể được miễn truy tố về một hoặc một số tội, hoặc được giảm hình phạt sau này. Việc mặc cả thú tội được diễn ra giữa Cơ quan cảnh sát, Cơ quan công tố và bị can, bị cáo cùng Luật sư của họ. Thông thường Cơ quan cảnh sát phải nói cho bị can, bị cáo biết họ đã có những bằng chứng gì về bị can, bị cáo, trên cơ sở đó bị can, bị cáo sẽ tham khảo ý kiến Luật sư của họ và cân nhắc có nhận tội hay tiếp tục không khai báo để sau này ra phiên toà sẽ phản bác lại.

 

3. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Hệ thống tư pháp của Việt Nam trước Hiến pháp năm 2013 được xây dựng và hoạt động theo mô hình tố tụng truyền thống. Theo đó, khi một vụ tranh chấp xảy ra, các cơ quan của nhà nước như tòa án, điều tra, viện kiểm sát đóng vai trò và có nhiệm vụ chính trong việc xử lí và đưa ra phán quyết. Vai trò của các bên tranh chấp và luật sư đại diện chỉ là thứ yếu. Thậm chí, trước đây có giai đoạn luật sư còn được coi là chỉ có vai trò “bổ trợ tư pháp”. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong tư pháp hình sự, nơi mà tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều ưa được gọi là “cơ quan tiến hành tố tụng”, còn luật sư và các bên liên quan chỉ được coi là “người tham gia tố tụng”. Các cơ quan tiến hành tố tụng là những người “dẫn dắt”, “chi phối” quá trình tố tụng hình sự và “kiểm soát” bộ hồ sơ của vụ án. Luật sư luôn gặp khỏ khăn để khẳng định vai ưò bào chữa của mình ưong quá trình tố tụng. Việc quá xem nặng vai trò của của các cơ quan nhà nước và xem nhẹ vai ưò của luật sư cũng như các bên dẫn tới xu hướng chủ quan, duy ý chí khi xử lí các vụ ưanh chấp, từ đó dẫn tới tỷ lệ cao bản án oan, sai. Trong các vụ án dân sự và hành chính, việc xem nhẹ vai ưò của các bên cũng như luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bên cũng dễ dẫn tới sự chủ quan, duy ý chí của thẩm phán khi xét xử.

Để khắc phục tình ưạng trên, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc bảo đảm ưanh tụng ưong xét xử. Đây là nguyên tắc mới trong hoạt động của tòa án Việt Nam. Nguyên tắc này có 2 nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, nền tảng của hệ thống tố tụng Việt Nam vẫn theo mô hình tố tụng thẩm cứu, song vai trò tranh biện của các bên phải được tăng cường trong quá trình xét xử. Nói cách khác, tinh thần của nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng” là tòa án phải thực sự coi trọng sự tranh biện giữa các bên trong quá trình xét xử. Thông thường, các bên trong vụ án hình sự là viện kiểm sát - buộc tội và luật sư/người bào chữa - gỡ tội; trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động là nguyên đơn và bị đơn; trong vụ án hành chính là người khởi kiện - người dân và người bị kiện - cơ quan hành chính nhà nước bị kiện. Nguyên tắc tranh tụng yêu cầu các bên phải được tranh tụng công bằng và bình đẳng với nhau trước tòa án. Yêu cầu này tưởng chừng đơn giản, song nó kéo theo hàng loạt những yêu cầu khác mà pháp luật tố tụng phải quy định (ví dụ, quyền tiếp cận ngang bằng đối với hồ sơ vụ án, quyền được gặp thân chủ vào bất kì lúc nào, quyền được đối xử bình đẳng trong phiên xét xử...). Chi khi làm được điều đó thi tòa án mới có cơ hội lắng nghe ý kiến, lập luận từ các chiều khác nhau để trên cơ sở đó đưa ra quyết định đúng đắn, qua đó tránh chủ quan, duy ý chí dẫn tới các bản án oan, sai.

Thứ hai, hội đồng xét xử phải lắng nghe các bên tranh biện trong phiên xét xử và phán quyết chủ yếu dựa trên lí lẽ mà các bên đưa ra. Đương nhiên, trong hệ thống tố tụng của Việt Nam, thành viên hội đồng xét xử luôn nghiên cứu trước hồ sơ và do đó đã hình thành quan điểm về vụ việc trước khi phiên xét xử diễn ra. Mặc dù vậy, tại phiên xét xử, tức là nơi các bên đưa ý kiến tranh luận về vụ việc, thẩm phán và hội thẩm phải thực sự lắng nghe ý kiến các bên, coi trọng ý kiến các bên như nhau đê trên cơ sở đó ra phán quyết phù hợp, cho dù phán quyết đó có thể không giống với quan điểm của mình trước khi xét xử.

Từ góc độ lí luận cũng như thực tiễn, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng có phạm vi tác động không chỉ đối với tòa án mà đối với cả quá trình tố tụng nói chung, đặc biệt là tố tụng hình sự. Bởi lẽ, tố tụng hình sự liên quan tới nhiều cơ quan nhà nước và gồm nhiều công đoạn như khởi tố, truy tố rồi mới tới xét xử. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng đòi hỏi đề cao vai trò của luật sư ngang bằng với viện kiểm sát không chỉ trong giai đoạn xét xử mà cả các giai đoạn tố tụng trước đó. Tất nhiên, là cơ quan nhà nước, viện kiểm sát có những đặc quyền mà luật sư khó có thể có. Tuy nhiên, về cơ bản luật sư và viện kiểm sát phải có các quyền ngang nhau để có thể tạo ra một sự tranh tụng công bằng khi xét xử.

 

4. Các công việc có thể làm đồng thời với việc tranh tụng:

- Đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp;

- Trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định.

- Đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định.

 

5. Nội dung tranh tụng tại phiên tòa

- Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án

- Hội đồng xét xử không được hạn chế quyền tranh tụng cua đương sự.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)