1. Người chưa thành niên buôn ma túy?

Thưa luật sư! Tôi có em trai năm nay 17 tuổi, đang là học sinh lớp 12 vừa rồi em của tôi bị công an bắt về tội buôn bán 5,1 gram heroin. Xin hỏi luật sư là mức án mà em tôi phải nhận là như thế nào ?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 251 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì:

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
...
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
...
Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:
- Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy.
- Chủ thể: Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác.; Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác… Điều này có nghĩa là cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy bắt buộc phải có mục đích mua bán, nếu chỉ có hành vi tàng trữ, vận chuyển thì không cấu thành tội danh này.
- Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

=> Vì vậy, theo như những thông tin mà bạn có cung cấp như đã nói ở trên đây thì em trai của bạn năm nay 17 tuổi và bị cơ quan công an bắt vì mua bán trái phép 5,1 gram heroin, tức là đã chạm vào khoản 2 Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, và em trai của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước Pháp luật về hành vi mà em bạn đã gây ra.

2. Phạm tội về ma túy có được hưởng án treo ?

Thưa luật sư, phạm tội về ma túy trong trường hợp nào sẽ được hưởng án treo theo quy định hiện nay ? Cảm ơn!

Trả lời:

Án treo là một trong những chế định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện chấp hành án tại địa phương nếu xét thấy người phạm tội có những điều kiện luật định. Cụ thể, để được hưởng án treo, theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, người phạm tội phải:

- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

- Có nhân thân tốt.

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo đó, để có thể được hưởng án treo thì khung hình phạt được áp dụng là một trong những tình tiết quan trọng để xác định một người có thể được hưởng án treo này không. Đối với hành vi sử dụng, mua bán trái phép chất ma túy thì hình phạt được xác định như sau:

- Đối với hành vi sử dụng ma túy: Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình,người sử dụng ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Đối với hành vi mua bán chất ma túy: Theo quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội mua bán trái phép chất ma túy thì người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đây là khung hình phạt cơ bản tại khoản 1 Điều này, nếu như có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì khung hình phạt có thể cao hơn.

Như vậy, người có hành vi vi phạm về tội này muốn được hưởng án treo phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

+ Khung hình phạt Tòa án tuyên dưới 03 năm tù giam;

+ Có nhân thân tốt;

+ Có 02 tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng. Ccá tình tiết giảm nhẹ có thể là:

Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;...

+ Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.

Theo đó, khung hình phạt mà Tòa án căn cứ vào các tình tiết phạm tội của bị cáo sẽ là một trong những điều kiện để bị cáo hưởng án treo. Nếu như khung hình phạt từ 03 năm tù giam trở lên thì dù người đó có nhân thân tốt, có tình tiết giạm nhẹ trách nhiệm hình sự, có nơi cư trú rõ ràng thì vẫn sẽ không được hưởng án treo theo quy định của pháp luật.

3. Mua bán ma túy đá bị xử phạt thế nào ?

Thưa luật sư, tôi có một vấn đề cần luật sư giải đáp giúp tôi: Hôm 24/6 chồng tôi bi công an bắt tạm giam về tội mua bán trái phép chất ma tuý đá. Khi bi bắt công an thư giữ được trên tay người mua 1 tép ma tuý đá mà chồng tôi chưa nhận tiền.
Bên Công an có về nhà khám xét nơi ở chỉ thu giữ được bộ dụng cụ sử dụng ma tuý đá. Nhưng tôi đã làm đơn xin cho chồng tôi được tai ngoại ở nhà. Cho tôi hỏi rồi chồng tôi sẽ bị xử bao nhiêu năm vậy ?

Phạm tội về ma túy có được hưởng án treo?

Tư vấn mức phạt đối với hành vi mua bán, sử dụng ma túy đá, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo bạn trình bày, khi chồng bạn bị bắt thì người mua đang giữ trong tay 1 tép ma túy đá, chồng bạn là người bán ma tuy này cho cho họ. Khi khám xét chỗ ở, cơ quan công an thu được bộ dụng cụ sử dụng ma túy đá. Do đó, căn cứ theo Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì :

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Mua bán với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó, vì ở đây, bạn chưa nói rõ cụ thể một tép của bạn là bao nhiêu gram tuy nhiên bạn có thể dựa trên những quy định trên đây để đưa ra kết luận cho mình.

4. Mua bán 1 tép ma túy?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được trợ giúp: Tôi nghiện ma túy từ năm 2004 ngắt quãng đến nay. Hôm vừa rồi nằm cái mệt mỏi quá có đi mua 1 tép ma túy 100 nghìn. Trên đường về bị công an bắt và kiểm tra được kết quả dương tính. Về đồn tôi có nhận diện qua ảnh được người bán.
Sáng hôm sau bắt một người nữa rồi cũng nhận dạng người bán qua ảnh và đến chiều thì công an đã bắt được người bán. Tôi bị tạm giam 30 giờ rồi gọi người nhà lên bảo lãnh, phải nộp tiền và bị tạm giữ 1 xe máy, 1 điện thoại. Xin hỏi hôm tòa xử tôi có phải ra làm nhân chứng không ? Tôi bị quy vào những tội gì và tại sao lại bị giữ xe và điện thoại ?

Trả lời:

Theo quy định tại Luật tố tụng hình sự 2015 thì

Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Những người sau đây không được làm chứng:Người bào chữa của người bị buộc tội;Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Người làm chứng có quyền:Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng có nghĩa vụ:Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

5. Cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy hoàn thành (có nghĩa là người phạm tội phải chịu đầy đủ trách nhiệm hình sự và hình phạt theo quy định tại Điều 250 BLHS) khi hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản (cấu thành cơ bản) sau đây:

- Người đó phải đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (xem mục 1.1 văn bản này);

- Người đó đã thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này (xem mục 1.2 và mục 1.4 văn bản này);

- Người đó phải thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê