Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?
Nguyên tắc tập trung dân chủ là những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức cộng sản và được trình bày trong điều lệ chính thức của các Đảng Cộng sản. Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là nguyên tắc mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kêu gọi thực thi.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản claf của nguyên tắc đó là:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban chấp hành Trung ương, ở mõi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ.
- Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiếu số phục tùng đa cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong đoàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và ban chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có một nửa số thành viên trong cơ quan dó tán thành. Trước khi biểu quyết; mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình.Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc,song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền của mình, song không được với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của cấp trên.
>> Xem thêm: Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo Hiến pháp
2. Nội dung trong bài thu hoạch nguyên tắc tập trung dân chủ
Một số nội dung cơ bản bài thu hoạch nguyên tắc tập trung dân chủ gồm:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ có vị trí và tầm quan trọng hàng đầu trong tổng thể các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng cộng sản. Nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng Cộng sản.
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập chung dân chủ phải đưa ra Đảng ta luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và sự cụ thể hóa nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của Đảng phù hợp với tình hình nội bộ Đảng phù hợp với tình hình nội bộ Đảng và thực tiễn cách mạng.
- Cần tập trung hơn nữa tròng việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên tròn toàn Đảng về vai trò nền tảng , sự tất yếu phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ của Đảng.
- Thuyên xuyên giáo dục , nâng cao nhận thức , trách nhiệm của mỗi tập thể cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Tăng cường đấu tranh tự phê bình và phê bình, kiên quyết phê phán các hiện tượng mất tập trung dân chủ.
- Duy trì nghiêm túc chế độ kiểm tra, giám sát các bộ phận, các cấp. Kịp thời ngăn chặn, khắc phục các khuyết điểm, sai phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng cấp dưới manh nha dấu hiệu vi phạm.
Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Xây dựng sự thống nhất về tổ chức, đảm bảo cho sự thống nhất về tư tưởng, chống chia rẽ, bè phái.
- Năng cao sức chiến đấu, năng lực hành động của Đảng, bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng.
- Rèn luyện cán bộ, đảng viên thành chiến sĩ cách mạng có tính năng động, tính sáng tạo, đồng thời có tính kỷ luật cao.
>> Tham khảo: Đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ bị hình thức kỷ luật nào?
3. Một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
- Về quy chế làm việc của cấp ủy và tổ chức Đảng
+ Căn cứ vào Điều lệ Đảng và quy chế làm việc của cấp ủy cấp trên, các cấp ủy Đảng, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng, cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy phải xây dụng quy chế làm việc đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn được giao. Tổ chức đảng có trách có tranh báo cáo với tổ chức đảng cấp trên và thông báo cho tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp quy chế làm việc của mình.
+ Khi xét thấy cần thiết, cấp ủy trên ban hành quy chế phối hoạt động, công tác của các cấp ủy hoặc tổ chức đảng cấp dưới có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
+ Ban tổ chức cấp ủy cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn cấp ủy và tổ chức đảng cấp dưới xây dựng quy chế làm việc.
- Về thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình:
+ Hằng năm, gắn với công tác tổng kết công tác năm, Bộ chính trị, Ban bí thư, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp ủy cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân; có kế hoạch, biên pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
+ Cuối nhiệm kỳ đại học, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp ủy cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân; có kế hoạch , biện phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
+ Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải lấy ý kiến đóng góp của cấp dưới trực tiếp, của đảng đoàn, ban cán sự đảng và của lãnh đảo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, phải có ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp.
+ Báo cáo kiểm điểm của đảng đoàn, ban cán sự đảng, ủy ban kiểm tra và lãnh đạo ban, ngành đoàn thể phải lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn đảng ủy cơ quan và của cấp ủy cùng cấp.
+ Cấp ủy cấp trên gợi ý cho cá nhân và tập thể cấp ủy của cơ quan, tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp những nội dung cần làm rõ khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình.
+ Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội, hội đồng nhân dân cùng cấp, phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến xây dựng Đảng của nhân dân.
- Quy định " Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành".