Trước khi hướng dẫn về bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân Luật Minh Khuê giúp bạn đọc hiểu về tuần lễ sinh hoạt công dân và mục tiêu của việc tổ chức tuần sinh hoạt công dân trong môi trường giáo dục cấp cao đẳng, đại học.

 

1. Căn cứ pháp lý Tổ chức hoạt động "Tuần lễ sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên".

- Căn cứ Công văn 3333/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2017 hướng dẫn tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên" trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2017- 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Căn cứ Công văn 3836/BGDĐT-CTHSSV năm 2016 hướng dẫn tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh sinh viên" trong trường đại học, cao đẳng và trung cấp năm 2016- 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Căn cứ Công văn 4015/BGDĐT- CTHSSV năm 2014 tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên" trong trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2014- 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Những căn cứ pháp lý nêu trên dó Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qua các năm về trước, tuy nhiên hiệu lực pháp lý của những văn bản trên vẫn còn và đây là cơ sở để các Sở, Phòng Giáo dục đào tạo từng khu vực chỉ đạo đến các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tổ chức hoạt động tuần sinh hoạt công dân cho học sinh, sinh viên năm 20....

 

2. Tuần sinh hoạt công dân là gì?

Tuần sinh hoạt công dân được hiểu là hoạt động được tổ chức thực hiện đầu khóa để phổ biến, vận động và tăng cường nhận thức của sinh việc trong trách nhiệm quyền lợi của mình. Hoạt động này được tổ chức định kỳ vào thời gian đầu của mỗi khóa học mới khi sinh viên bắt đầu học tập ở trường đại học.

Tuần sinh hoạt công dân nhằm mục đích nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó trang bị đầy đủ, kịp thời một số thông tin cơ bản và cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Từ việc tổ chức hoạt động tuần sinh hoạt công dân giúp cho học sinh, sinh viên hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân - học sinh, sinh viên thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy chế, quy định về đạo tạo, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật về công tác học sinh, sinh viên.

Yêu cầu đặt ra cho việc tổ chứ "Tuần sinh hoạt công dân" là phải được tiến hành nghiêm túc, phù hợp, đạt hiệu quả giáo dục cao; có thảo luận, đối thoại, viết bài thu hoạch và đánh giá cuối hoạt động học tập.

>> Xem thêm: Quy định tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân" dành cho sinh viên 

 

3. Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu khóa là gì ?

Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân là bài viết mà mỗi học sinh, sinh viên cần thực hiện khi hoàn thành tuần học đầu tiên học tập tại môi trường đại học, cao đẳng, trung cấp về nội dung Chính trị đầu khóa. Trong bài thu hoạch này chính là việc tổng hợp lại các thông tin, nội dung được học sau khóa học đó. Bài thu hoạch thể hiện kết quả tiếp thu, nhận thức và vận dụng kiến thức của công dân trong khóa sinh hoạt. 

- Đối tượng áp dụng đối với bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân:

+ Sinh viên đang tham gia học trong các trường đại học chính quy, hệ cao đẳng, trung cấp (sau đây gọi chung là sinh viên).

+ Bìa thu hoạch tuần sinh hoạt công dân được thực hiện mỗi năm sau tuần sinh hoạt công dân đầu khóa cho sinh viên năm nhất nói chung, ngay sau khi sinh viên nhập học chính thức vào trường.

+ Đối với một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp nói chung, tuần sinh hoạt công dân hàng năm được xem như là một học phần bắt buộc với khối lượng là 2 tín chỉ (kết quả bài thu hoạch không tính vào kết quả học tập nhưng được xét đây là điều kiện hoàn thành đầy đủ chương trình học mà sinh viên cần để đủ điều kiện tốt nghiệp). Vì vậy tất cả các sinh viên đều phải tham gia học phần này.

- Biện pháp thực hiện:

+ Hàng năm Phòng Công tác sinh viên của các trường sẽ bố trí tổ chức hoạt động của tuần sinh hoạt công dân dựa theo số lượng sinh viên các trường (có danh sách nhóm kèm theo) cho tất cả SV của trường tham gia tại nhà Hội trường hoặc Đa chức năng của trường. Danh sách và kế hoạch sinh hoạt công dân của các nhóm sẽ được thông báo trước buổi học đầu tiên trên những trang thông tin chính thức của mỗi trường.

+ Sinh viên tham gia tuần sinh hoạt công dân sẽ được Phòng Công tác sinh viên phát phiếu điểm danh và làm bài thu hoạch (theo hình thức bài luận hoặc thi trắc nghiệm) sau khi kết thúc khóa học.

+ Sinh viên không tham gia tuần sinh hoạt công dân là xem như chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện của năm học, sẽ bị xử lý theo qui định trường.

 

4. Nội dung thực hiện "Tuần sinh hoạt công dân" ?

Căn cứ vào các Thông tư quy định về việc tổ chức và thực hiện "Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên", Luật Minh Khuê đưa ra tổng quát về những nội dung cần đạt được trong Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa mà bài thu hoạch của sinh viên cần đạt được như sau:

+ Quán triệt những nội dung đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại của Đảng và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng nội dung liên quan tới giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật cơ bản, cần thiết liên quan tới học sinh, sinh viên như: Quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, nội dung liên quan tới người học được đề cập tại Luật Giáo dục năm 2019Luật Nghĩa vụ quân sự 2015; Luật An toàn thông tin mạng 2015, Chiến lược phát triển giáo dục 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 của ngành Giáo dục.

+ Tuyên truyền về công tác an ninh, an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tại Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

+ Các quy chế, quy định về đào tạo, chế độ chính sác, công tác học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy.

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Phòng, chống tạc hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh; tổ chức hoạt động giáo dục, hướng dẫn cách sử dụng, khai thác hiệu quả thông tin trên Internet, nâng cao khả năng tự đề kháng trước những thông tin tiêu cực, độc hại trên không gian mạng,... Học sinh sinh viên không nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá, uống rượu bia và vứt rác bừa bãi,...

+Tuyên truyền cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm tham gia hoạt động sinh viên tình nguyện; cần đảm bảo các chế độ, chính sách cho học sinh sinh viên khi tham gia hoạt động tình nguyện theo Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

+ Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động của Đề án Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên; tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; tăng cường phối hợp, kết nối với doanh nghiệp tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên.

Để có thể viết được bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầy đủ nội dung, đúng trọng tâm thì bên cạnh việc nghiêm chỉnh học tập trong buổi sinh hoạt công dân, học sinh sinh viên cũng cần nghiên cứu, theo dõi các thông tin về giáo dục do Chính phủ, Bộ Giáo dục đào tạo và những Quyết định, thông báo của trường đại học nói riêng.

Về nội dung bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân cho học sinh, sinh viên năm 20... chủ yếu tìm hiểu, nghiên cứu về những mục sau đây:

Nội dung 01: Phân tích và làm rõ về quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy. Anh/ chị hãy đưa ra những biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường.

Nội dung 02: Theo anh/ chị, phương pháp học tập ở bậc đại học có khác biệt gì so với bậc phổ thông.

Nội dung 03: Nhận thức của anh/ chị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

>> Xem thêm: Bài phát biểu cảm nghĩ của tân sinh viên mới nhất 

 

5. Mẫu nội dung tham khảo bài thu học tuần sinh hoạt công dân mới nhất

Sau đây là câu trả lời tham khảo cho bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân mới nhất năm 20... mà Luật Minh Khuê tổng hợp và đưa ra phân tích cho người đọc:

Nội dung 01: Phân tích và làm rõ về quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy. Anh/ chị hãy đưa ra những biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường.

Về quyền của học sinh, sinh viên:

+ Được nhận vào đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyến nếu đủ các điều kiện trúng tuyển vào trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; học sinh, sinh viên cần đáp ứng đủ những điều kiện được xác định cả về năng lực, học lực. Đáp ứng tiêu chuẩn cũng như đầu vào tương đương về năng lực, các điều kiện phẩm chất hoặc những yếu tố khác theo trường quy định.

+ Được tôn trọng và đối xử bình đẳng trong môi trường giáo dục, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, về nội quy, quy chế đào tạo liên quan đến học sinh, sinh viên.

+ Được hưởng các quyền trong học tập như: sử dụng hệ thống thư viên, trang thiết bị và những hình thức khác phục vụ cho quá trình học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại nhà trường; được tham gia các hoạt động do Nhà trường và những đơn vị, tổ chức được Nhà trường quản lý; được bảo vệ về tâm lý, sức khỏe, được phép nghỉ học tạm thời, bảo lưu học kỳ, được chọn lựa tiến đô học tập tại trường theo nội dung quy định của trường.

+ Được tham gia đóng góp ý kiến, quản lý giám sát hoạt động giáo dục của Nhà trường, trực tiếp hoặc thông qua các hình thức hợp pháp để kiến nghị các giải pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển hơn.

+ Được tham gia cá lớp cảm tình Đảng, được xem xét kết nạp Đảng nếu đáp ứng đủ những tiêu chí của sinh viên tốt, sinh viên gương mẫu theo Ban chấp hành đoàn trường quy định.

Về nghĩa vụ của học sinh, sinh viên:

+ Học tập, rèn luyện theo chướng trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Nhà trường đưa ra;

+ Thực hiện đầy đủ quy định về khám sức khỏe, tham gia bảo hiểm xã hội định kỳ trong suốt thời gian theo học tạo Nhà trường;

+Tôn trọng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý của Nhà trường, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, thực hiện và giữ gìn truyền thống nhà trường.

+ Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định, quy chế của Nhà trường;

+ Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và các tệ nạn khác trong môi trường giáo dục.

 Một số biện pháp giúp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện ở nhà trường:

+ Cố gắng rèn luyện, học tập để trở thành sinh viên 05 tốt;

+ Tham gia việc học tập tại nhà trường đầy đủ, đúng giờ, không vi phạm quy chế nhà trường, có ý thức chủ động trong học tập, đáp ứng yêu cầu của giảng viên ở mỗi buổi học;

+Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học của Nhà trường hoặc của Hội sinh viên tổ chức; tham gia các hoạt động tình nguyện tại nhà trường, các câu lạc bộ;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung của nhà trường, lớp học;

+ Có sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong tập thể lớp học hoặc bên ngoài Nhà trường.

Nội dung 02: Theo anh/ chị, phương pháp học tập ở bậc đại học khách gì so với bậc phổ thông ?

Thứ nhất, khi bước vào môi trường đại học, môi trường giáo dục ở cấp bậc cao hơn, mỗi cá nhân cần hình thành cho mình ý thức chủ động trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống cá nhân.

Thứ hai, đại học là tự học - sinh viên cần có sự chủ động trong học tập, hệ thống thư viện ở mỗi trường đại học với từng chuyên ngành khác nhau là vô cùng rộng, giảng viên chỉ đóng vai trò định hướng, còn việc tiếp thu tri thức là nằm ở sinh viên. Điều này chính là khác biệt rõ rệt nhất giữa môi trường đại học so với môi trường giáo dục ở cấp phổ thông.

Thứ ba, việc tham gia các môn học tại địa học theo hình thức tích lũy tín chỉ giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập và cuộc sống, cá nhân có thể chọn lựa học nhanh hơn so với tiến độ hoặc hoặc chậm hơn để xen kẽ những dự định riêng, học song bằng, bảo lưu kết quả học tập. Điều này mang tính dân chủ giúp sinh viên chủ động hơn, có trách nhiệm hơn với việc học tập của bản thân.

Thứ tư, việc học tập ở bậc đại học có thể tìm kiếm qua nhiều hình thức, giảng dạy, tự nghiên cứu, cố vấn học tập, khai thác tri thức qua nền tảng mạng xã hội; kiến thức về các lĩnh vực là đa dạng, cá nhân có quyền lựa chọn cho mình hình thức học tập và môn học sở trường nhất.

Thứ năm, tại môi trường đại học, sinh viên phát triển tốt hơn, chủ động hơn những kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, lắng nghe ý kiến, đóng góp ý kiến, hoạt động nhóm, chủ động sáng tạo trong các hoạt động tập thể hơn là việc thực hiện theo đúng phân công của giáo viên như giáo dục phổ thông.

Thứ sáu, ở môi trường giáo dục đại học, sinh viên có nhiều cơ hội hơn trong các lĩnh vực liên quan đến nhà nước, kết nạp Đảng, tham gia sớm vào sinh hoạt Đảng, Chi bộ, nội bộ.

Nội dụng 03: Nhận thức của anh/ chị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

“Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, trước hết chúng ta cần thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đã mong muốn ở thế hệ tương lai
“Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, trước hết chúng ta cần thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đã mong muốn ở thế hệ tương lai".

Việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng là một cách giúp cá nhân hoàn thiện hơn về bản thân mình, về nhận thức, về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. Có nhiều cách để học tập làm theo tấm gương của Bác, trước hết cần thực hiện tốt lời dạy của Bác về thanh niên học tập, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác mong muốn ở thế hệ tương lai kế thừ vận mệnh nước nhà.

Mỗi đoàn viên, Đảng viên thấm nhuần giá trị đạo đức, tấm gương của Bác, đưa những tư tưởng, lời dạy của bác vào trong học tập, áp dụng vào đời sống.

Luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, chống chủ nghĩa lãng phí, xa hoa, sống xa rời thực tế; chống những hành vi tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong đời sống, trong môi trường giáo dục và trong tập thể.

Theo lời Bác, luôn có niềm tin vào sức mạnh tập thể, sức mạnh của tri thức, tinh thần đoàn kết tập thể; tăng cường đoàn kết giúp đỡ lãn nhau trong học tập và rèn luyện; luôn nâng cao ý thức kỷ luật, ý thức tổ chức; chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.

Luôn có ý thức học tập không ngừng để nâng cao trình độ chính tri, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quân sự để cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân.

>> Tham khảo: Bài phát biểu của tân sinh viên trong ngày khai giảng 5-9 hay nhất

Trên đây là những nội dung cơ bản mang tính tham khảo cho bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân mới nhất của Luật Minh Khuê gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp bài viết có nội dung nhầm lẫn hoặc quý bạn đọc có nội dung chưa rõ cần giải đáp, trao đổi xin mời vui lòng  liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!