Mục lục bài viết
1. Khái niệm về bắt khẩn cấp
Bắt khẩn cấp là Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp để bảo đảm cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm mà không cần có lệnh phê chuẩn trước của Viện kiếm sát.
Đó là việc bắt không cần có lệnh phê chuẩn trước của viện kiểm sát để ngăn chặn ngay, đề phòng việc trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ khi có căn cứ người đó đang chuẩn bị phạm tội, khi người bị hại hoặc người có mặt ở nơi xảy ra phạm tội xác nhận đúng người đã phạm tội, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chỗ ở của người bị nghi là phạm tội.
Trưởng, phó công an cấp huyện; thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên và cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân, chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới; người chỉ huy máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp để bảo đảm cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm mà không cần lệnh có phê chuẩn trước của Viện kiểm sát. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì bắt khẩn cấp được áp dụng đối với người đang chuẩn bị . thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm, để ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ tại nơi có dấu vết tội phạm.
Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp là thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, người chỉ huy máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bằng văn bản, kèm theo các tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải kiểm sát chặt chẽ việc bắt khẩn cấp. Trong trường hợp cần thiết, viện kiểm sát nhân dân phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc bắt khẩn cấp, viện kiểm sát nhân dân phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn, nếu viện kiểm sát nhân dân không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
2. Trường hợp nào được bắt khẩn cấp?
Điều 81, BLHS (chương VI - Quy định những biện pháp ngăn chặn) có nêu rõ: Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ, những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Ngoài ra, luật cũng quy định chi tiết: Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện KSND cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
Viện KSND phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện KSND phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện KSND phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện KSND quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
>> Xem thêm: Quy định về 03 trường hợp áp dụng lệnh bắt khẩn cấp
3. Ai được quyền ra lệnh bắt giữ khẩn cấp
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
- Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.
- Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
4. Trình tự thực hiện việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 thì:
“Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó…”.
Theo quy định trên, có thể hiểu về trình tự giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau:
Việc thi hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện sau lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện trước khi có quyết định tạm giữ (khi có quyết định tạm giữ thì người bị tạm giữ mới được đưa vào nhà tạm giữ) và luật không quy định sau khi ra quyết định tạm giữ bao lâu thì ra lệnh bắt giữ người, hay ra song song hai quyết định một lúc.
Theo trình tự tố tụng thì lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện tại nhà tạm giữ, quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra gửi đến Giám thị nhà tạm giữ/trại tạm giam để thi hành (khi có quyết định tạm giữ thì người bị tạm giữ được đưa vào nhà tạm giữ). Nhưng thực tế, theo trình tự tố tụng trên thì việc thi hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không phải được thực hiện tại nhà tạm giữ mà thực hiện tại trụ sở Cơ quan điều tra hoặc tại một địa điểm khác.
Thực tiễn xảy ra mâu thuẫn khi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản giữ người và việc áp giải người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nhưng khi thi hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thực hiện tại Công an phường, xã, thị trấn nơi tội phạm xảy ra.
Một vấn đề nữa cũng đặt ra là khi Cơ quan điều tra trực tiếp ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, đã tiến hành lập biên bản giữ người thì có cần thiết vừa phải ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nữa hay không? Vì hai lệnh này chỉ khác nhau ở thẩm quyền của những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015. Theo chúng tôi, trong trường hợp Cơ quan điều tra là người ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai ngay, khi có đủ căn cứ thì ra quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đến nhà tạm giữ/trại tạm giam và quyết định tạm giữ.
5. Thời hạn bắt khẩn cấp
Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, thời gian bắt, giữ được ghi trong biên bản giữ người, lệnh giữ người, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ có cùng thời gian hay không?
Ví dụ, qua thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án giết người xảy ra ngày 11/3/2018 tại ấp 2, xã T, thị xã Đ, tỉnh B cho thấy, biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp được Cơ quan điều tra lập vào lúc 22 giờ 20 phút ngày 14/3/2018, đến 01 giờ 00 ngày 15/3/2018 ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ và biên bản bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp lúc 11 giờ ngày 15/3/2018.
Như vậy, tính từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến khi ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là không quá 12 giờ, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến khi ra quyết định tạm giữ là gần 3 giờ và từ khi ra quyết định tạm giữ đến khi ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là 09 giờ thì có đảm bảo theo quy định pháp luật không? Thời gian tạm giữ được trừ vào thời gian tạm giam, nhưng thời gian bị giữ khi chưa có quyết định tạm giữ thì như thế nào? Nếu không được tính vào thời hạn tạm giữ để được trừ vào thời hạn tạm giam thì ảnh hưởng đến quyền của người bị tạm giữ. Đây là vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng luật; bởi lẽ, thời điểm giữ người trong trường hợp khẩn cấp phát sinh trước khi có quyết định tạm giữ.
Luật Minh Khuê (tổng hợp và phân tích)