1 Tổ chức kế toán tại doanh nghiệp

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, kế toán doanh nghiệp là quá trình thu nhập, xử lý, kiểm tra và cung cấp các thông tin tài chính cho người sử dụng báo cáo. Đây một vị trí quan trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và thường được chia làm 2 bộ phận chính là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Để thu nhận, xử lý thông tin kế toán, phải thông qua một hệ thống các phương pháp khoa học nhất định là phương pháp kế toán. Đồng thời, phải có yếu tố tổ chức bộ máy kế toán với những cán bộ làm công tác kế toán hiểu biết về chuyên môn và được phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng trong thực hiện các công việc kế toán. Hay nói cách khác, phải có tổ chức bộ máy, tổ chức con người làm kế toán.

Trên góc nhìn nghiên cứu, tổ chức công tác kế toán trong Doanh nghiệp là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực, chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán cho các đối tượng cần sử dụng.

Trên quan điểm của Doanh nghiệp , tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của Doanh nghiệp trên cơ sở vân dụng các phương pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp, nhằm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức công tác kế toán là việc xây dựng các quy trình hạch toán, phân công, quy định mối liên hệ giải quyết công việc giữa các nhân viên kế toán cũng như với các bộ phận khác trong Doanh nghiệp.

Như vậy, tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp vừa giải quyết được việc thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và các phương pháp, phương tiện tính toán, nhằm đạt được mục đích của công tác kế toán; vừa phải đảm bảo tổ chức bộ máy kế toán hợp lý.

2 Ý nghĩa của công tác tổ chức kế toán

Kế toán là việc thu thập, xử lý và kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin giúp nhà quản lý có thể nắm bắt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do vậy, tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hợp lý, khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Việc tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với Doanh nghiệp, thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Là công cụ thiết yếu để phân tích, đánh giá, tham mưu cho nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.

- Cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho lãnh đạo đơn vị và các đối tượng quan tâm để có các quyết định đúng đắn, kịp thời.

- Đảm bảo ghi chép, theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn trong đơn vị. Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp

3 Các yếu tố của kỹ thuật kế toán

3.1 Kỹ thuật kế toán

Kế toán là kỹ thuật ghi chép các nghiệp vụ có tác động đến tài sản của doanh nghiệp trong kết cấu cũng như trong phạm vi của tài sản đó. ,

Kế toán cho phép xác định kết qủa kinh doanh trong một thời kỳ nhất định và cho phép xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp trọng các khoảng thời gian đều nhau.
Việc phân tích các giá trị của doanh nghiệp ở, phần "có" của bảng cân đối kế toán, có nguồn gốc trong phần "nợ".
Là một tài liệu "tĩnh" phản ánh tình trạng của doanh nghiệp vàọ một thờii điểm nhất định, bảng cân đối phải kèm theo các tài liệu phản ánh và giải thích quá trình diễn biến tài sản của doanh nghiệp từ ngày lập bảng cân đối trước đó.
Để cho thương nhân có sẵn toàn bộ các chứng cứ, Bộ luật thương mại buộc họ phải lập những sổ bắt buộc phải có theo các quy tắc chặt chẽ đã phân tích ở trên.
Mặt khác, kế toán cũng là một công cụ cần thiết cho việc quản lý một doanh nghiệp.
"Kế toán tổng hợp" ghi lại theo thứ tự thời gian các sự kiện xếp theo đề mục các tài khoản cho phép xác định kết quả là doanh nghiệp, xem xét kết cấu tài chính và dùng làm cơ sở cho việc đặt các chương trình phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai;
-“Kế toán phân tích” dùng làm căn cứ cho việc định giá thành, nhờ vào cách phân loại các tài khoản "Nghĩa vụ và sản phẩm" theo mục đích chứ không theo tính chất, và nhờ vào việc kiểm tra các chi phí bằng cách xác đính kết qủa theo sản phẩm hoặc theo ngành hoạt động
Vì vậy tài khoản là yếu tố cơ bản của kỹ thuật kế toán.
Việc ghi chép các sự việc bằng số liệu trong các tài khoản phải tuân theo các quy tắc đó kỹ thuật kế toán xâỵ dựng từ nhiều năm nay.
Tài khoản gồm
1 Các số tiền tăng thêm hay thu vào cho các tài khoản ghi ở phần "có" của bảng cân đối; các tài khoản nghĩa vụ, các tài khoản tổn thất; .
2. Các khoản giảm hoặc xuất cho các tài khoản nằm ở phần "nợ" của bảng cân đối các tài khoản sản phẩm cắc tài khoản lãi.
- Cột "có" ở bên phải
1. Các số tiền tăng thêm hoặc thu vào cho các tài khỏan ghi trong phần "nợ" của bảng cân đối các tài khoản sản phẩm các tài khoản lãi;
2. Các khoản giảm hay xuất cho các tài khoản nằm trong phần "có" của bảng cân đối các tài khoản nghĩa vụ các tài khoản tổn thất
Khi công tác kế toán chỉ nhằm giữ lại một mặt của số liệu mà nó ghi chép, thì đó là "Kế toán đơn", như kế toán của một bà nội trợ chỉ cần ghi lại các khoản thành các khoản chi, hoặc các khoản tiền người khác nợ mình, hay các khoản tiền mình nợ người khác. Việc ghi chép đó không có mục đích theo dõi tình hình diễn biến tài sản của gia đình. Ví dụ việc mua một tủ lạnh thể hiện món nợ phải trả cho người bán máy, sau đó được trả dần; nhưng việc mua sắm tủ lạnh không được ghi trong một tài khoản khác gồm tất cả các dụng cụ và đồ đạc nhà bếp kể từ khi bắt đầu thành lập gia đình.

3.2 Các tài liệu kế toán

Khi kế toán nhằm cả việc xác định kết cấu tài sản với mục đích theo dõi sự diễn biến của tài sản thì gọi là "kế toán kép", vì một hạng mục hay mỗi nhóm hạng mục ghi trong cột "có" của một hay nhiều tài khoản lại tương ứng với một hạng mục hay một nhóm hạng mục ghi trong cột "nợ" củạ một hay nhiều tài khoản.
Kế toán của các doanh nghiệp kinh doanh là "kế toán kép”, trừ các trường hợp riêng của kế toán "vật chất" và vài ghi chép có liên quan đến tài khoản của các công ty đối nhân."Kế toán kép" thường gồm có:
1. Các nhật ký phụ, ghi chép các sự kiện theo thứ tự ngày tháng , căn cứ vào các tài liệu cơ sở (hóa,đơn của các người cung ứng, các bản sao hóa đơn của khách hàng, các chứng từ của qũy, của ngân hàng, các séc bưu điện, các chứng từ khác
2. Một nhật ký tổng hợp tập trung các nhật ký phụ.
3. Các séc cái phụ ghi chép thành tài khoản các người thứ ba những sự kiện ghi trong các nhật ký phụ và liên quan đến quan hệ giữa doanh nghiệp với các người thứ ba (chủ yếu là các người cung ứng và các khách hàng).
4. Một số cái tổng hợp ghi lại một cách hợp lý theo nhu cầu của chế độ kế toán đã được doanh nghiệp chấp nhận, tất cả các sự kiện đã ghi theo thứ tự thời gian trong các nhật ký phụ
5. Các bảng ghi chép hoặc bảng cân đối, tóm tắt ở một thòi điểm nhất định, tổng hợp các chuyển động và chênh lệch liên quan đến từng tài khoản đã mở các sổ cái phụ.
6. Một bảng cân đối tổng hợp, ghi lại một thời điểm nhất định, tổng hợp các chuyển động và chênh lệch đối với tất cả các tài khoản ghi trong sổ cái tổng hợp.
7. Một tài khoản kinh doanh tập ở mục "nợ" chênh lệch các tài khoản "nghĩa vụ" điểm mở tải khoản, và chênh lệch các tài khoản "khối lượng hàng lưu kho"
- ở mục "có", chênh lệch các tài khoản "sản phẩm ở thời điểm mở tài khoản và chênh lệch các tài khoản "khối lượng hàng lưu kho" cũng vào thời điểm đó
8. Một tài khoản tổn thất và lợi nhuận ghi lại ’kết quả kinh doanh (chênh lệch của tài khoản trước) và gồm có
- ở mục"nợ" chênh lệch về các tài khoản tổn thất vào thời điểm quyết toán
9. Một tàị khoản kết quả kinh doanh nhằm điểm lại kết qủa và các nghĩa vụ của tài khóa, và cho thấy lãi hay lỗ của tài khóa đó qua sự chênh lệch củaa kết qủa và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
10. Bảng cân đối kế toán mô tả các yếu tố ’’có" và "nợ" doanh nghiệp và cho thấy rõ vốn tự có; nó cho thấy vào thời điểm lập ra bảng đó, thực trạng các quyền và nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp và mô tả bảng kế toán các biện pháp được áp dụng.
Các doanh nghiệp có thể trình bày bảng cân đối kế toán và tài khoản kết qủa kinh doanh một cách đơn giản hơn, với hai hay ba giớ hạn sau đây:
- Tổng số bảng cân đối kế toán tối đá 900.000 phrắng
- Tổng doanh thu 800.000 phrăng;
- Tối đa là 7 người làm công thường xuyên trong tài khoản
11. Bản phụ lục bổ sung nếu có thể bình luận về bảng cân đối kế toán và tài khoản về kết qủa kinh doanh.
Phụ lục phải "có tất cả các thông tin quan trọng về tình trạng tài sản và tài chính, và về các kết qủa của doanh hghịệp". Sắc lệnh ngày 29-11-1983 nêu ra.một danh mục không hạn chế các thông tin đó, trong đó có
-Các tình huống ngăn trở việc so sánh một số khoản mục của bảng cân đối và các tài khoản kết qua kinh doanh của tài khoản này so với tài khóa khác,
- Danh sách các chi nhánh và các cơ sở tham gia,
- Giá trị các cam kết về tài chính xếp theo loại,
- Các khoản tiền ứng trước và các tín dụng cấp cho những người lãnh đạo doanh nghiệp,
- Các khoản thù lao trong tài khóa trả cho các thành viên hội đồng quản trị, cho ban giám đốc và ủy viên kiểm soát.
Cuối cùng, luật ngày 3-1-1985 đã đề ra nghĩa vụ do luật định phải công bố các tài khoản hợp nhất đối với nhiều công ty và một số doanh nghiệp nhà nước khi các doanh nghiệp đó kiểm soát các doanh nghiệp khác.
Như vậy, các tài khoản hợp nhất hàng năm trước kia không có tính bắt buộc và hạn chế trong số các công ty có đăng ký ở sở giao dịch chứng khoán, thì nay là đối tượng của việc mở rộng thực sự.
Các tài khoản hợp nhất do những người lãnh đạo doanh nghiệp lập phải được các kiểm soát viên kế toán nhận thức và trình ra hội đồng; tuy nhiên việc trình đó chỉ để thông tin, vì các tài khoản đó cần đựợc các cổ đông chuẩn y.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!

.