1. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Các hành vi sau được xem là xâm phạm quyền tác giả:

- Mạo danh tác giả.

- Công bố và phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học,  nghệ thuật.

- Công bố và phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

- Sửa chữa và cắt xén hoặc là xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, dẫn đến gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định các trường hợp khác:

- Sao chép tác phẩm mà không được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho phép. Đối với các tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

- Sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả không cho phép. Hoặc không trả tiền thù lao, nhuận bút, quyền lợi vật chất khác được pháp luật quy định.

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Nhân bản, sản xuất bản sao, trưng bày, phân phối hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng và phương tiện kỹ thuật số mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép, cũng được xem là chiếm đoạt quyền tác giả.

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép từ chủ sở hữu quyền tác giả.

- Cố ý huỷ bỏ hoặc vô hiệu các biện pháp kỹ thuật mà chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện nhằm bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Cố ý thay đổi, xóa thông tin quản lý quyền dưới các hình thức điện tử có trong tác phẩm.

- Sản xuất, biến đổi, lắp ráp, phân phối,  xuất khẩu, nhập khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết.

- Làm và bán tác phẩm mà có chữ ký của tác giả bị giả mạo.

- Xuất khẩu, phân phối, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được phép từ chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến quyền tác giả

Các hành vi sau được xem là xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả có quy định như sau:

- Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi hình, ghi âm, tổ chức phát sóng.

- Mạo danh nhà sản xuất, người biểu diễn, bản ghi hình, ghi âm và tổ chức phát sóng.

- Dỡ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được chủ sở hữu quyền liên quan cho phép.

- Sửa chữa, xuyên tạc, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến uy tín và danh dự của người biểu diễn.

- Trích ghép, sao chép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, bản ghi hình và chương trình phát sóng mà người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, bản ghi hình, tổ chức phát sóng không được phép.

- Công bố, phân phối, sản xuất cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, bản ghi hình và chương trình phát sóng mà không được phép người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, bản ghi hình, tổ chức phát sóng.

3. Chiếm đoạt quyền tác giả

Hành vi chiếm đoạt là việc xâm phạm quyền sở hữu bằng cách lấy trộm tài sản của người khác để sử dụng cho lợi ích cá nhân. Các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi này có thể được coi là có tình tiết cố ý, bởi họ biết rằng tài sản đó đã có chủ sở hữu nhưng vẫn đưa ra quyết định lấy mà không được phép, nhằm muốn sở hữu nó cho bản thân. Trong ngữ cảnh này, việc chiếm đoạt quyền tác giả đề cập đến việc một cá nhân hoặc tổ chức cố ý vi phạm pháp luật để xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của tác giả. Quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, bao gồm quyền cá nhân và quyền tài sản.

Vậy, xử phạt hành vi chiếm đoạt quyền tác giả này như thế nào?

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và các cá nhân, tổ chức đó buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch.

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và các cá nhân, tổ chức đó buộc phải cải chính công khai và dỡ bỏ bản sao tác phẩm.

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và các cá nhân, tổ chức đó buộc phải cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm chúng thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi sao chép tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Vậy, cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm này như thế nào?

- Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính

Những người có chức danh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

Những người có chức danh sau đây đều có thẩm quyền để lập biên bản vi phạm hành chính như chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; người có chức danh là thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và chức danh thanh tra chuyên ngành khác; những người là công an nhân dân; bộ đội biên phòng hoặc cảnh sát biển, hải quan và quản lý thị trường.

- Bước 2: Ra quyết định xử phạt hành chính

Cơ quan chức năng nơi lập biên bản vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt hành chính đến các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm

- Bước 3: Thi hành quyết định xử phạt hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quyết định xử phạt hành chính. Nếu quá thời hạn được quy định trong quyết định xử phạt hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.

Chắc chắn bạn cần một đối tác pháp lý đáng tin cậy để giải quyết mọi vấn đề pháp lý của bạn. Hãy để Luật Minh Khuê trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của bạn! Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về pháp luật, Luật Minh Khuê cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng cao, đa dạng và hiệu quả nhất cho mọi khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bạn 24/7 qua số điện thoại: 1900.6162 hoặc qua email: lienhe@luatminhkhue.vn