1. Khái niệm chuẩn mực đạo đức

Ngày nay, khái niệm đạo đức còn được các nhà nghiên cứu mở rộng hơn, không chỉ trong phạm vi các quan hệ xã hội, mà còn cả trong hành vi ứng xử của con người với tự nhiên, như vấn đề đạo đức sinh thái - cách ứng xử của con người với môi trường sống tự nhiên xuất phát từ vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay. Mỗi xã hội, mỗi cộng đồng người hay mỗi cá nhân có thể giải thích về cái thiện, cái ác theo những cách khác nhau tùy thuộc vào quan niệm sống của mình; nhưng lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người đã tạo nên những giá trị đạo đức có tính phổ biến, chung cho tất cả mọi người, như công bằng, dũng cảm, vị tha, nhân từ V.V.. Đạo đức là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội và là kết tinh của đời sống tinh thần của con người.

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là, khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị ảp bức” – Theo c. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 137.

Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại, thường trực trong ý thức, quan điểm của mỗi cá nhân, chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ, bao gồm:

Một là, những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người; chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân, trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời, gần như mang tính “tự động”.

Hai là, sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức. Neu như pháp luật được tuân thù và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân. quy định về mặt vật chất giữa các lợi ích chung và lợi ích riêng, từ sự thế hiện cái hiện có và cái cần có, nó thể hiện năng lực của con người đối với sự tự hoàn thiện và phát triển năng lực, nhân cách của mình.

 

2. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật

Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Đạo đức là tập hợp các quan điểm, quan niệm của con người (một giai cấp, một cộng đồng người) về cái thiện và cái ác, về sự công bằng và bất công, về nghĩa vụ, danh dự và các phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Các quan điểm, quan niệm này rất khác nhau, được quy định bởi những điều kiện của đời sống vật chất xã hội; từ đó, hình thành nên một hệ thống các quy tắc ứng xử của con người. Khi đạo đức đã trở thành niềm tin nội tâm thì nó sẽ là cơ sở cho hành vi xã hội của con người.

Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau đều có quan niệm đạo đức riêng của mình; vì vậy, các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội cũng có nhiều loại và chúng có sự tác động qua lại với nhau. Giai cấp thống trị, vì nắm quyền lực trong tay, nên có điều kiện và ưu thế để nâng các quan niệm đạo đức của mình thành pháp luật. Do đó, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên, do có sự tác động qua lại của nhiều loại đạo đức của các giai cấp khác nhau trong xã hội, nên pháp luật không thể không phản ánh quan điểm, lợi ích của các giai cấp khác nhau đó. Trong khi xây dựng và thực hiện pháp luật, dù muốn hay không, giai cấp cầm quyền buộc phải tính đến yếu tố đạo đức nhằm tạo cho pháp luật một khả năng thích ứng, khiến cho nó

Ngược lại, chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Mặt khác, khi xây dựng, ban hành pháp luật, nhà nước không thể không tính tới các giá trị đạo lý truyền thống, các quy tắc nhân văn thể hiện trong chuẩn mực đạo đức. Chẳng hạn, đối với “Tội không tố giác tội phạm” (Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu tội phạm đó không phải là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này thì nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội; vì về mặt đạo đức và tâm lý, không ai muốn người thân của mình dính lýu vào vòng tù tội.

Khủng hoảng xã hội thường biểu hiện ở các quan hệ đạo đức trong xã hội, nhất là ở giới lãnh đạo, cầm quyền. Đến lượt mình, khủng hoảng đạo đức có thể tác động tiêu cực đến các mặt khác nhau của đời sống xã hội, kể cả lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, nạn tham nhũng cố thể tàn phá các quan hệ kinh tế, từ chỗ là một vấn đề đạo đức (biểu hiện của thói tham lam vô độ, ích kỉ tột cùng, là hành vi vô đạo đức), nó trở thành một vấn đề xã hội (ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội) - kinh tế (làm cạn kiệt cộng quỹ).

Luật Minh Khuê (tổng hợp)