Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

a) Hạng I:

* Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

* Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

b) Hạng II:

* Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

* Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

c) Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

 

Hiện nay, việc xây dưng nhà ở không còn gặp quá nhiều khó khăn như trước; tuy nhiên, có một số vấn đề vẫn luôn là nỗi lo của các chủ đầu tư như thủ tục xin phép làm nhà còn rườm rà, thiết kế nhà ra sao cho độc đáo, hợp phong thủy, hay tiến hành xây dựng nhà như thế nào... Đê đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lực chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của một giám sát thi công xây dựng.

Giám sát công trình là vị trí công việc chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát khối lượng - chất lượng công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, đảm bảo tiến độ xây dựng và vấn đề an toàn lao động. Người đảm nhận công việc giám sát công trình phải là Kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

 

1. Kỹ năng giám sát công trình xây dựng

Giám sát thi công xây dựng gồm các phần như sau:

- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công, đảm bảo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng.

- Kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện đúng hợp đồng đã ký

- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt chất lượng

- Đề xuất và phát hiện những bất hợp lý về thiết kế sửa đổi.

Giám sát công trình xây dựng có năm nhiệm vụ chính:

+ Giám sát chất lượng: giám sát về mặt kỹ thuật, mỹ thuật của nhà thầu thi công có đúng với bản vẽ thiết kế và được thể hiện trong hợp đồng hay không? Từ chủng loại vật tư, nguyên vật liệu, mẫu mã,... mà nhà thầu đã cam kết có đúng so với những điều khoản được ghi trong hợp đồng? Nếu có sự sai sót thì bên giám sát thi công sẽ can thiệp và điều chỉnh lại những yêu cầu với bên thầu thi công, nhưng nếu nhà thầu thi công tiếp tục vi phạm mà không khắc phục những sai sót thì lúc này bên Giám sát thi công xây dựng sẽ thông báo với chủ đầu tư để kịp thời can thiệp, chấn chỉnh nhà thầu để không sảy ra những thiệt hại nghiêm trọng.

+ Giám sát về tiến độ: Thời gian hoàn thành công trình đúng với thời gian thể hiện trong hợp đồng cũng là điểm quan trọng cần chú ý. Vì thường các chủ thầu thường lấy nhiều lý do để viện cớ cho sự chậm trễ của mình, hoặc đơn giản là họ muốn kéo dài thời gian để thương lượng đòi tăng thêm giá trị hợp đồng từ phía chủ đầu tư. 

+ Tư vấn về kinh tế: Ngoài việc Giám sát kỹ thuật, bên giám sát còn tư vấn cho chủ đầu tư về giá dự đoán và tổng dự toán cho công trình. Để từ đó nhà đầu tư có thể biết trước về giá và chủng loại vật tư cho cả công trình mà mình muốn xây dựng. Tránh trường hợp các nhà thầu tăng hoặc giảm giá thầu để rút ruột công trình.

+ Giám sát an toàn lao động: Thi công công trình là công việc mà toàn bộ công nhân và cán bộ kỹ thuật đều trực tiếp làm việc, tiếp xúc với gạch đá, xi măng, bê tông, cốt thép,... Điều đó có nghĩa là mọi nguy hiểm đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nơi nào.... Không chỉ ở khu vực bên trong mà còn cả khu vực bên ngoài xung quanh công trình bao gồm cả con người, tài sản, cơ sở vật chất... Vì vậy, để công trình hạn chế những sai sót không đáng có thì đội ngũ Giám sát sẽ kiểm tra những vật dụng và thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân viên và cho cả công trình, theo dõi từng hạng mục thi công để không có trường hợp đáng tiếc xảy ra.

+ Giảm sát môi trường: Không một chủ đầu tư nào mong muốn mọi người xung quanh luôn than phiền vệ sinh công trình của mình không tốt và nếu vệ sinh kém ảnh hưởng nhiều đến mọi người xung quanh thì chủ thầu công trình có nguy cơ bị kiện và phạt, còn nếu tồi tệ hơn là bị tạm dừng thi công công trình vĩnh viễn.

Việc giám sát công trình xây dựng được quy định cụ thể hóa trong Luật xây dựng 2014 tại Điều 20 thì công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

 

2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công 

Khoản 38, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định:

Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. 

Bên cạnh đó, theo Từ điển Tiếng Việt, giám sát là việc theo dõi và kiểm tra thực hiện những điều đã quy định. 

Từ các quy định trên có thể hiểu giám sát thi công xây dựng là việc theo dõi, kiểm tra, việc thực hiện các công việc thi công xây dựng như xây dựng, lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

Điều 96, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định tổ chức tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phảo đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

- Hạng I:

+ Cá nhân đảm bảo nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lwcjl 

+ Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;

+ Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

- Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề gám sát thi công xây dựng phù hợp với công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; 

+ Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình; 

+ Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

- Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đnăg ký cấp chứng chỉ năng lực.

 

3. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng

Theo từ điển tiếng Việt, kiểm định là việc kiểm tra để xác định giá trị và đánh giá chất lượng. Theo đó, kiểm định xây dựng là việc kiểm tra để xác định giá trị và đánh giá chất lượng công trình xây dựng

Điều 97, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng như sau:

a. Điều kiện năng lực của tổ chức tham gia kiểm định chất lượng, nguyên nhân hư hỏng của công trình xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

- Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

+ Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

Về phạm vi hoạt động thì tổ chức được cấp chứng chỉ hạng I được thực hiện kiểm tra xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại

- Hạng II:

+ Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

+ Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

Về phạm vi hoạt động thì tổ chức được cấp chứng chỉ hạng II được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại

- Hạng III:

+ Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

Về phạm vi hoạt động thì tổ chức được cấp chứng chỉ hạng III được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

b. Điều kiện năng lực của các tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện và sản phẩm xây dựng

Căn cứ tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ, cấu kiện xây dựng là sản phẩm vật liệu được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.

Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Phải sử dụng phòng thi nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;

+ Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

 

4. Về chứng chỉ hành nghề giám sát hoạt động xây dựng

Xét về năng lực giám sát thì phải có chứng chỉ hoạt động xây dựng và chứng chỉ hành nghề giám sát hoạt đông xây dựng theo Điều 45, Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Về việc cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng:

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Có trình độ chuyên môn được đào tại, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 05 năm trở lên;

Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; 05 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

Như vậy, Luật Minh Khuê đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến nội dung Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng. Hi vọng bài viết đã cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn!