Mục lục bài viết
- 1. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 1)
- 2. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 2)
- 3. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 3)
- 4. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 4)
- 5. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 5)
- 6. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 6)
- 7. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 7)
1. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 1)
Từ xưa đến nay hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong các văn, thơ thường rất đẹp, họ đẹp từ ngoại hình cho đến phẩm chất. Tuy vậy, mỗi người đều mang trong mình vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận đều mang một đặc điểm riêng biệt. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong tác phẩm "Bánh trôi nước" của mình đã tái hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", đó là một người phụ nữ mang vẻ bề ngoài đầy trắng trẻo, phúc hậu. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, giản dị, lành mạnh mà đậm chất thôn quê. Những người phụ nữ đẹp là vậy mà lại đáng tiếc hay họ phải sống trong một xã hội phong kiến thối nát với đầy sự áp bức, bóc lột, bộ máy quan lại mục ruỗng, trọng nam khinh nữ đã đẩy số phận của họ đi đến cùng cực. Càng xinh đẹp họ lại càng khổ đau, lại càng nhận được nhiều sự chú ý của những địa chủ, người có chức quyền trong xã hội áp bức, bóc lột cả về thể xác lẫn tâm hồn. Một quy tắc bất thành văn lúc bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của Vũ Nương, chỉ vì con của mình luôn được nhìn thấy hình bóng cha, không bị tủi nhục, thiếu thốn nên hàng tối nàng đã lấy cái bóng của mình và nói dối với con là cha. Nhưng nàng đâu có thể ngờ rằng, chính điều này đã gây đến cho nàng bao nhiêu là tai họa, ngờ vực, bị chồng nghi oan không có sự chung thủy nên nàng đã phải nhảy xuống sông tự vẫn. Với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa đó chính là từ bỏ đi sự sống của mình. Nếu như cái xã hội thời đó có một chút công bằng, cho lời nói của phụ nữ có chút giá trị thì chắc hẳn sẽ không thể nào xảy ra điều đáng tiếc như vậy. Nàng phải chịu nỗi uất ức, nghi ngờ mà chồng đã áp đặt lên nàng. Số phận người phụ nữ ngày xưa thật là khổ sở, chịu bao nhiêu là oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan nhưng không thể nào minh chứng cho sự trong trắng của mình đành tìm đến cái chết. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác - những gã đàn ông chỉ coi phụ nữ là những trò tiêu khiển, mua vui. Nhiều lúc em cũng thấy cực kỳ hạnh phúc khi được sống trong thời đại mà vị thế của phụ nữ đã được đề cao, quyền của phụ nữ đã được đảm bảo. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến ngày xưa đã hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại trong lòng người đọc những xót thương tột độ.
>> Tham khảo: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều
2. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 2)
Khi đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể nào không ngỡ ngàng trước sự đồ sộ, phong phú của nhiều tác phẩm, trong đó có các thể loại, nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa đã để lại ấn tượng xót thương trong lòng người đọc nhất. Với các thể hiện giản dị, mộc mạc mà vô cùng tinh tế, những tác phẩm dân gian đã đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu sự xót thương, đồng cảm với số phận tủi nhục, bất hạnh của người phụ nữ thời xưa. Cuộc sống của họ luôn đầy ắp sự bất công, thiệt thòi, sự mất mát và hy sinh. Bởi sinh ra trong một xã hội phong kiến thối nát, các quyền của họ không được đảm bảo dù chỉ là nhỏ nhất. Chúng ta đã từng rất ngưỡng mộ sự tài hoa trong ngòi bút của Nguyễn Du về kiệt tác "Truyện Kiều". Trong đó, tác giả đã phác họa tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều, một người con gái đa tài: cầm, kỳ, thi, họa; một vẻ đẹp đến nỗi mà thiên nhiên vô tri, vô giác cũng biết ghen, biết hờn. Với việc miêu tả như vậy, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều "hồng nhan bạc phận". Một tương lai đầy trắc trở, một cuộc sống đầy khó khăn, thử thách sẽ đến với Kiều. Đúng vậy, Kiều đã luôn phải đối mặt với biết bao là biến cố của cuộc đời, chịu đựng bao sự vùi dập của chế độ phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều đã phải hy sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên trên chữ tình. Từ thời điểm đó, cuộc đời nàng bước sang trang hoàn toàn mới - sống không bằng chết. Nhưng chính trong sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ từ bỏ, buông xuôi mà luôn ý thức sâu sắc được giá trị của mình, điều đó góp phần lớn tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trường tồn mãi mãi với thời gian.
3. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 3)
Đất nước Việt Nam - một đất nước tươi đẹp với biết bao những câu hát ru ngọt ngào, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, đất nước của bàn tay mẹ tần tảo qua bao năm tháng nuôi những đứa con khôn lớn. Và bắt nguồn mạch dạt dào ấy, hình ảnh người phụ nữ chưa bao giờ chưa bao giờ dừng lại với ý ý nghĩa là nguồn cảm hứng của những người thi sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xuất hiện ở rất nhiều các khía cạnh của cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật buồn, người phụ nữ trong xã hội phong kiến lại phải chịu cảnh tủi nhục, khó khăn biết bao. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến vô cùng bạc mệnh, đớn đau, tủi nhục không kể xiết. Những phép tắc, quy chuẩn thời xưa đã trói chặt người phụ nữ khiến họ ngày một lụi tàn, họ luôn phải tìm đến cái chết để bảo vệ những nét đẹp giá trị của mình. Họ đẹp cả về ngoại hình và nhân cách, cả về bên trong lẫn bên ngoài. Thế nhưng họ chưa bao giờ được làm chủ cuộc sống, phải sống một kiếp phụ thuộc vào người khác, trôi dạt, vô định. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thử thách đó, họ vẫn luôn tìm kiếm một bến bờ hạnh phúc cho riêng bản thân.
>> Tham khảo: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước hay nhất
4. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 4)
Phụ nữ là một nửa của thế giới, mang một vai trò vô cùng quan trọng. Khi xã hội bước vào thời kỳ hiện đại, đã có những sự thay đổi vô cùng ngoạn mục về mọi mặt, và thân phận người phụ nữ cũng vậy. Sự thay đổi đầu tiên mà chúng ta có thể đơn giản thấy được đó là từ kiểu tóc, quần áo, trang sức...của người phụ nữ hiện đại vô cùng đẹp và bắt mắt hơn nhiều, phóng khoáng hơn. Điều đó nhờ vào việc sự phát triển của kinh tế, xã hội, tư duy con người đã tiên tiến hơn nhiều. Thân phận người phụ nữ thì lại là sự thay đổi lớn nhất. Thay vì không được đi học, ở nhà chăm con, làm việc nhà và phụ thuộc vào chồng, tiếng nói không có một chút giá trị như thời phong kiến thì giờ đây họ cũng đã được đi học, lao động, cống hiến xây dựng xã hội ngang bằng nam giới. Họ cũng có những tiếng nói và địa vị nhất định trong xã hội. Đây là một sự phát triển mạnh mẽ về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Ngay giờ đây, phụ nữ đã có thể tùy ý làm những điều mình thích, thể hiện những gì mình muốn, thực hiện ước mơ và khát vọng của chính mình. Trái ngược hẳn lại với ngày nay, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước kia luôn phải chịu sự chà đẹp mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ luôn phải chịu một sự tủi nhục, vùi dập của những thế lực phong kiến, nhất là thế lực địa vị và tiền bạc. Họ sinh ra tuy trong hình hài của con người nhưng không được tự quyết một điều gì, luôn phải phó mặc số phận của mình cho người khác. Hình ảnh Thúy Kiều của Nguyễn Du đã phản ánh rất rõ điều đó, tuy nàng tài sắc vẹn toàn nhưng nhà lại nghèo, phải hy sinh đi tình yêu đậm sâu của mình để bán mình chuộc cha, chịu cảnh sống không bằng chết. Trải qua bao nhiêu năm phát triển, thân phận người phụ nữ đã được cải thiện vô cùng, em rất biết ơn khi được sinh ra trong thời kỳ bình đẳng giới được đề cao.
5. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 5)
Những người phụ nữ luôn mang trong mình sứ mệnh cao cả, là một nửa kia của thế giới, trong xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được đảm bảo, mọi người công nhận và trân trọng, nhất là phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Trong xã hội phong kiến, khi nho giáo giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, là quy chuẩn cho tri thức của tất cả học sinh, sĩ tử. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc đổi mới của đất nước thì nho giáo cũng có những mặt hạn chết nhất định, đó là xem thường giá trị và vai trò của người phụ nữ, coi họ là tầng lớp dưới cùng của xã hội cho dù có xuất thân ở gia đình dòng dõi hoàng tộc gì đi chăng nữa. Trong suốt thời kỳ phong kiến, quan niệm "trọng nam khinh nữ" đã trở thành một quy tắc bất thành văn trong tâm trí người Việt. Những người phụ nữ không được đi học, không được phép học chữ, học văn, học đạo, cuộc đời của họ phải phó mặc vào tay người khác, không làm chủ được vận mệnh của mình. Khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc cưới ai sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được tự do theo ý mình. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thật tủi nhục, bạc bẽo mà đáng thương làm sao.
Một điều không thể phủ nhận trong xã hội đó, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội bên ngoài chà đạp hay bị cả chính người cha ruột, người chồng mình khinh rẻ. Sống trong xã hội hà khắc với người phụ nữ, phân biệt giới tính như thế thì thường những người phụ nữ luôn tần tảo, cần cù, chịu thương, chịu khó, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo quy chuẩn của xã hội. Cả gia đình được chăm sóc bởi bàn tay của người phụ nữ và có thể nói rằng họ chính là hậu phương vững chắc nhất để chồng mình có thể yên tâm bôn ba kiếm tiền ngoài kia nuôi cả gia đình.
Do sự phát triển của kinh tế, xã hội mà một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn đã xuất hiện. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội cũng có bước phát triển tột độ, một trong số đó phải kể đến địa vị của người phụ nữ. So với xã hội trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đảm bảo những quyền lợi như nam giới, họ có thể đi học, tham gia vào bất kỳ công việc nào của xã hội, được tự quyết định nửa kia của mình, làm những điều mình thích chứ không hề bị cấm cản. Điển hình cho việc đó là trong xã hội ngày nay có rất nhiều người phụ nữ đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, những tỷ phú nữ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Trương Mỹ Hoa.
Người phụ nữ hiện đại nay đã không còn phải phụ thuộc vào bất kỳ ai, không bị bắt học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học lọt lòng đối với bất kỳ một cô thiếu nữ nào như trước kia nữa. Ngày nay, khi một người phụ nữ chẳng may thành góa phụ, họ hoàn toàn có thể lựa chọn việc bước tiếp hay ở vậy đến già, tìm một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông con, một lòng chung thủy với người chồng đã mất như trước kia.
Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ ngày càng được đề cao ngang bằng với nam giới thì nhiều người lại mải mê lo sở thích riêng của bản thân, mong đợi vào những nam giới có tiền mà đánh mất đi bản chất truyền thống tốt đẹp vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ ngày nay đều biết nấu ăn, đảm đương việc nhà, biết lo toan, vun vén cho gia đình. Đó là sự lựa chọn của riêng họ, không có gì chê trách nhưng theo quan điểm của riêng em, người phụ nữ vẫn luôn phải giữ những giá trị tốt đẹp nhất trên cương vị của một người mẹ, người vợ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã có rất nhiều gia đình mà cả người chồng, vợ bận rộn với công việc riêng mà quên đi chăm sóc con cái, hạnh phúc gia đình, kết cục là đổ vỡ hôn nhân. Điều đó thật đáng buồn làm sao.
Nếu không có sự xuất hiện của phụ nữ, thế giới này sẽ không thể nào phát triển được, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy theo sự phát triển của xã hội, kinh tế, thời gian trôi qua mà quyền lợi của phụ nữ được đảm bảo, họ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.
6. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 6)
Có thể thể nói rằng vũ trụ luôn ẩn chứa những điều kỳ bí, hùng vĩ nhất mà con người chưa thể nào khám phá hết. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng người phụ nữ vẫn luôn là huyền bí nhất. Dễ dàng chúng ta có thể nhìn thấy trong xã hội ngày nay địa vị của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với trước. Người phụ nữ ngày xưa luôn phải chịu những sự áp bức, bóc lột, chà đạp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Theo quy luật tất yếu của sự phát triển, ta có thể thấy rõ được sự khác biệt rõ rệt trên mọi mặt của người phụ nữ xưa và nay.
Người phụ nữ được tượng trưng cho những gì là đẹp, tinh túy nhất trên cuộc đời, điều đó cũng đúng. Vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong xã hội hiện đại. Nhưng đó chỉ là thời nay, còn theo xã hội phong kiến ngày xưa thì chúng ta cùng đi tìm hiểu xem họ đã từng thiệt thòi, tủi nhục đến nhường nào.
Thân phận của người phụ nữ xưa thật bé nhỏ, luôn bị vùi dập bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người đẹp cả về nhân cách và ngoại hình nhưng lại luôn bị đối xử bất công giống như Nguyễn Du đã từng kêu than:
Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, không được tự quyết bất cứ điều gì dù là nhỏ nhất, họ luôn phải phó thác số phận của mình vào trong tay người khác. Thế rồi biết bao nhiêu là hủ tục phong kiến thối nát đã đẩy số phận của họ vào đường cùng, tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Thực sự thì chính số phận của họ không thể nào thoát khỏi sự vô lý đó. Nhưng thông qua đây, ta nhận thấy rằng tất cả những gì là đẹp nhất về tâm hồn của họ thì luôn luôn được ca ngợi, thật đáng để trân trọng và lưu giữ biết bao.
Không thể phủ nhận rằng chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền được sống của con người nhất là người phụ nữ luôn rơi vào thế "ngàn cân treo sợi tóc", không có một phương thức gì để đảm bảo quyền tối thiểu và tự nhiên của họ được hưởng. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ là biểu tượng cho câu nói "chim trong lồng, cá trong chậu". Người phụ nữ dường như cũng không thể nào làm chủ được bản thân, làm chủ được hôn nhân, cuộc sống của mình dẫu những sự khao khát của họ là vô cùng bình dị, đơn giản. Người phụ nữ sống trong thời đại nào cũng vậy, nhắc đến họ là liên tưởng đến hình ảnh con người cần cù, chịu thương, chịu khó, tần tảo vun vén, chăm sóc cho gia đình, hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Một số người phụ nữ ngày nay còn thậm chí không biết cả đến nội trợ, chăm sóc con cái, gia đình. Người phụ nữ luôn phải giữ lửa tình yêu, những sự cống hiến của họ chưa bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ ngày nay họ hoạt bát, thông tin không kém những gì nam giới cả. Điển hình là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Mỹ Hoa là những người đàn bà đầy quyền lực trong xã hội, họ đảm đương rất tốt công việc của mình. Nếu như chúng ta vẫn luôn quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình thì điều đó ở xã hội ngày nay đã không còn đúng. Họ không cần một bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe khoắn, thân hình lực lượng nhưng vẫn có thể chia sẻ việc nhà, những gánh nặng về kinh tế của đàn ông. Ta cũng có thể nhận ra rằng đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái, vun vén hạnh phúc gia đình nhiều hơn và cống hiến xây dựng xã hội hiện đại ngày nay.
Người phụ nữ xưa và phụ nữ nay tuy có khác về địa vị xã hội, nhưng những giá trị tốt đẹp lưu truyền ngàn đời nay của họ như sự chịu thương chịu khó, đức tính tốt đẹp thì không hề thay đổi theo thời gian.
7. Trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa (Mẫu số 7)
Từ thuở xưa đến nay, phụ nữ luôn hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, nết na. Người phụ nữ với giàu lòng nhân hậu, bao dung, vị tha với thiên chức làm mẹ, làm vợ đã sưởi ấm biết bao tâm hồn chúng ta. Đất nước Việt Nam tôi cũng tự hào vì là đất nước đầy ắp những truyền thống tốt đẹp ngàn đời, những con người nhân hậu, chất phác mà tiêu biểu là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.
Xã hội xưa với hình ảnh người phụ nữ toát lên vẻ đẹp đảm đang, cần cù, chịu thương, chịu khó lo toan cho hạnh phúc của gia đình. Họ là những người phụ nữ không màng những hy sinh cuộc đời mình để chăm sóc nhà cửa, chồng con. Tuy vậy, địa vị xã hội của người phụ nữ thời phong kiến lại vô cùng nhỏ bé, họ phải sống một cuộc đời tủi nhục, đầy khó khăn, phó thác thân phận của mình vào tay người khác. Họ sống trong một phong kiến thối nát, lạc hậu với một quy tắc bất thành văn "trọng nam khinh nữ", người phụ nữ thời đó không có tiếng nói trong xã hội. Với những vẻ đẹp như vậy đáng lẽ ra người phụ nữ phải được hưởng một cuộc sống ấm no, êm đềm, hạnh phúc, Nhưng trong sự vô lý của xã hội đó họ đã phải chịu nhiều cảnh uất ức, oan trái khiến họ phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân mình, họ không được phép tự quyết định đối với hạnh phúc của mình. Đó là nỗi lòng của biết bao phụ nữ trong xã hội xưa khi hạnh phúc là một điều quá xa xỉ đối với họ. Họ không những phải chịu cảnh lam lũ, vất vả nuôi chồng con mà còn rất nhiều đắng cay, khổ cực. Đến chính người chồng của họ cũng không san sẻ sự khó khăn đó. Thời xưa con trai năm thê bảy thiếp, không có sự thủy chung nhưng lại áp đặt sự thủy chung lên người vợ. Sống trong xã hội chà đẹp, vùi dập họ cả về thể xác lẫn tâm hồn, tất cả những điều đó chính là hệ quả mà một xã hội phong kiến gây nên cho họ. Đáng lẽ với chân yếu, tay mềm họ phải được sống một cuộc sống dễ dàng, thành thơi hơn, phải được bảo vệ nhưng xã hội phong kiến thối nát lại giết đi những cái quyền đó của người phụ nữ. Càng thương thân phận của họ ta lại càng thăm sự phẫn nộ, căm ghét xã hội đó. Cho đến ngày nay, sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự trưởng thành vượt bậc về tư duy của con người mà những quyền lợi chính đáng của người phụ nữ mới được đảm bảo.
Trong xã hội nay, phụ nữ không chỉ đóng góp to lớn vào hạnh phúc của gia đình mà còn là người biết tạo ra của cải, vật chất , tham gia vào nhiều công việc của xã hội, góp phần xây dựng cải tạo xã hội, xây dựng vững chắc nền kinh tế. Địa vị của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày càng được đề cao, được xã hội bảo vệ cả về tính mạng và tinh thần. Người chồng không những phải bôn ba kiếm tiền mà còn phải giúp vợ vun vén tình cảm gia đình, công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Trong đời sống ngày nay, tiếng nói của người phụ nữ có một giá trị rất to lớn, hòa nhập với xã hội. Họ không phải lúc nào cũng gọi dạ, thưa bẩm. Họ được tùy ý làm những gì mình muốn, được tự quyết nửa kia của mình mà không chịu sự chi phối của bất kỳ ai. Người phụ nữ cũng đã được đảm bảo quyền học tập, mở mang tri thức.
Tóm lại dù sống trong xã hội nào tuy có khác nhau về địa vị thì họ vẫn có một điểm chung là cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Tất cả những đức tính đó giúp họ trưởng thành hơn trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội. Những người phụ nữ xưa và nay đều luôn yêu thương chồng con, hy sinh cho con và một mực chung thủy với chồng. Họ không chỉ đẹp về ngoại hình mà cả về nhân cách. Do vậy, mỗi ai trong số chúng ta đều phải biết yêu thương, trân trọng một nửa kia của thế giới.
Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày nội dung về Đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa hay nhất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
>> Xem thêm: Hậu ly hôn và thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn của hai nữ luật sư