Mục lục bài viết
- 1. Hầu đồng là gì ?
- 2. Ý nghĩa của việc hầu đồng
- 3. Khái niệm tín ngưỡng
- 4. Khái niệm tôn giáo
- 5. Khái niệm mê tín dị đoan
- 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- 7. Quy định tội mê tín dị đoan theo luật hình sự
- 8. Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
- 8.1 Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
- 8.2 Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
- 9. Sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
- 9.1 Sự giống nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
- 9.2 Sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
Gần 40 năm nay tôi chưa bao giờ vòi vĩnh người đời, con nhang đệ tử một cắc, một đồng nào cả. Thế nhưng vào ngày hôm qua, nhà hàng xóm do ghen ăn tức ở với nhà tôi gây sự và nói sẽ tố cáo tôi hành nghề mê tín dị đoan vì tôi hầu đồng. Sau đó, người này đã đưa đơn ra công an xã.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Hầu đồng như tôi không đòi tiền, đòi lợi chỉ mong muốn quốc thái dân an, người người hoan hỉ có phạm tội không? Phải chăng hầu đồng là vi phạm pháp luật ?
Cảm ơn luật sư và mong nhận được sự tư vấn sớm nhất (Người hỏi: Nguyễn Thị Hồng - Tỉnh Bình Dương)
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tơi Luật Minh Khuê. Sau đây, tôi xin đưa ra lời tư vấn như sau:
1. Hầu đồng là gì ?
- Cúng hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần, … Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các vị đồng nam, nữ. Người ta tin rằng, các vị thần có thể nhập hồn vào thể xác của ông đồng hoặc bà đồng ở trạng thái thăng hoa, cực lạc để trấn yểm trừ tà ma, chữa lành bệnh tật, phù hộ, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.
- Khi thần nhập vào, lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà hóa thân của thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình thần linh nhập thế.
- Người đứng hầu đồng gọi là Thanh Đồng, Thanh Đồng gọi là đàn, ông gọi là “cậu”, nữ gọi là Cô hoặc Ba Đồng. Bà đồng, ông đồng thường có tính khí khác người, rất nhạy cảm, đặc biệt đối với những Ông đồng thường “ái nữ” (là đàn ông nhưng cũng ẻo lả như đàn bà). Bởi vậy, dân gian nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì thế.
2. Ý nghĩa của việc hầu đồng
+ Hầu Đồng là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.
+ Trong cuộc đời ai cũng có những sai lầm, nhưng không thể nhận ra. Chỉ những ai tin vào tôn giáo mới ít phạm sai lầm.
+ Tôn giáo giống như một tấm gương, vì vậy chúng ta cần tấm gương đó, để tấm gương đó phản chiếu chúng ta.
+ Tóm lại, để thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ về thì phải có Tấm gương soi để nhắc nhở mình, có nơi gửi gắm thần hồn, có nơi nương tựa về tâm linh thì mới hoàn thiện mình.
+ Vậy có căn quả xuất thủ trình đồng, trước tiên ta phải hiểu là: Nhập đạo không phải vì sự độ trì của chư Thánh, hay để nâng cao năng lực thần thông mà là nhập đạo để học hỏi. Đó là một hành trình tìm kiếm Tâm linh là tìm lại chính mình.
+ Vì vậy, hầu đồng không có nghĩa là diễn xướng đơn thuần, mà là quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không có nhận Thức được đúng sai thành trí tuệ, thành thánh đức để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ; để cuộc sống đời thường được chuyển hóa mang đến Hạnh phúc cho mình, cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc.
3. Khái niệm tín ngưỡng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
4. Khái niệm tôn giáo
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
5. Khái niệm mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những thứ nhảm nhí, mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.
Mê tín dị đoan thì bao gồm một số hành vi như là: ông đồng, bà cốt, có niềm tin thái quá vào bói quẻ, coi tay xem tướng, tin vào ngày lành tháng dữ và kiêng kỵ đủ thứ vào những ngày này, tin vào số mạng sang hèn, tin vào cúng sao giải hạn, cúng kem, tin rằng việc cầu cúng sẽ tai qua nạn khỏi, chữa được bệnh tật, tin vào thầy bùa thầy chú, v.v …
6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Ở Việt Nam, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
"Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật".
Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được cụ thể hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 18/11/2016) và trong rất nhiều văn bản pháp luật khác, thể hiện qua các nội dung sau:
- Việt Nam thừa nhận, ghi nhận, tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật;
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo;
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện nghi lễ tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành án phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quy định tội mê tín dị đoan theo luật hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội mê tín dị đoan như sau:
Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mê tín, dị đoan theo quy định của luật được hiểu là tin vào một điều mà không có căn cứ, không có cơ sở khoa học và niềm tin này phải là mù quáng. Theo quy định hiện nay hành nghê mê tín được thể hiện dưới một trong những hình thức sau: bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoạn khác. Trong đó đồng bóng được hiểu là cho thần thánh mượn thân thể để nhập vào.
Hiện nay theo quy định của pháp luật người nào đó phải hành nghề mê tín dị đoan mới phạm tội. Tức là phải lấy thu nhập từ hoạt động đồng bóng làm nguồn thu, nguồn sống chính. Cho nên những trường hợp khác dù có đồng bóng nhưng không lấy tiền, lấy tài sản khác thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên chỉ có thể cấu thành tội này khi người hầu đồng, hầu bóng lợi dụng niềm tin của người khác để nói những điều không có cơ sở khoa học nhằm lấy lợi thì mới phạm tội.
Căn cứ vào quy định trên nhận thấy: nếu bạn không lấy tiền, lấy tài sản khác từ việc hầu đồng, hầu bóng làm nguồn sống chính và không đưa, loan truyền những thông tin sai trái, không có cơ sở thì sẽ không phạm tội. Cho nên người hàng xóm tố cáo bạn trước cơ quan công an tội hành nghề mê tín là chưa có cơ sở.
Mặt khác, vừa quan tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nên nếu khẳng định hầu đồng, hầu bóng là vi phạm pháp luật là không có cơ sở.
8. Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
8.1 Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
8.2 Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
9. Sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
9.1 Sự giống nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
9.2 Sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
Trân đây là tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc hoặc trao đổi vui lòng liên hệ Hotline 24/7: 1900.6162 để được hỗ trợ từ Luật sư tư vấn trực tuyến. Trân trọng!