Mục lục bài viết
- 1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ Công Thương
- 2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành công thương
- 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- 4. Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành công thương
- 7. Bộ phận tham mưu cho thanh tra chuyên ngành công thương
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 54/2020/NĐ-CP.
1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, và Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ[6] về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn chính:
+ Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
+ Có trách nhiệm quản lý về năng lượng; điều tiết điện lực; hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; an toàn kỹ thuật công nghiệp; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương; thương mại và thị trường trong nước; an toàn thực phẩm; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; phòng vệ thương mại; thương mại điện tử và kinh tế số; quản lý thị trường; cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xúc tiến thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương.
+ Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
+ Thực hiện quản lý chất lượng các công trình công nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý hàng dự trữ quốc gia theo phân công của Chính phủ.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành công thương
Nghị định số 54/2020/NĐ-CP quy định các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương gồm: “Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điều tiết điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Phòng vệ thương mại”.
Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 và Nghị định số 98/2017/NĐ – CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; cơ quan “Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương” được sửa đổi tên thành “Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh”; “Cục Quản lý thị trường” thành “Tổng cục Quản lý thị trường”; “Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin” thành “Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số”; “Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương” thành “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng”.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Nghị định 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Nghị định 127/2015/NĐ-CP quy định Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Cử công chức có đủ điều kiện chuyên môn tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác khi được yêu cầu.
+ Quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ quyền “xử lý các vi phạm pháp luật khác” của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Đồng thời quy định rõ khi cử công chức tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác khi được yêu cầu cần phải cử công chức có đủ điều kiện chuyên môn, đây là quy định mới so với Nghị định 127/2015/NĐ-CP.
4. Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành công thương
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các tiêu chuẩn sau đây:
Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
Có nghiệp vụ thanh tra; Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công thực hiện.
Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Về chế độ đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành và các quy định pháp luật khác liên quan. Các trường hợp tạm đình chỉ sử dụng
Thẻ công chức thanh tra
Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chỉ được sử dụng Thẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm sử dụng Thẻ vào mục đích cá nhân, sử dụng Thẻ của người khác hoặc cho người khác mượn Thẻ để sử dụng. Trường hợp công chức sử dụng Thẻ trái quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ và thu hồi Thẻ Các trường hợp tạm đình chỉ sử dụng Thẻ:
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành Quyết định tạm đình chỉ sử dụng Thẻ đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý và báo cáo về Bộ Công Thương một trong các trường hợp: Có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định xử lý;
Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật;
Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên;
Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam.
- Các trường hợp thu hồi Thẻ:
Thông tư quy định, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành Quyết định thu hồi Thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cắt góc Thẻ trước khi nộp và báo cáo về Bộ Công Thương một trong các trường hợp:
Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; từ trần khi đang trong thời gian công tác;
Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc;
Mất năng lực hành vi dân sự.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020 và thay thế Thông tư số 15/2016/TT-BCT ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn một số quy định về thanh tra chuyên ngành Công Thương
7. Bộ phận tham mưu cho thanh tra chuyên ngành công thương
- Mô hình tổ chức của Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành.
Khoản 1, Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCT quy định có 02 mô hình tổ chức bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành: tại Tổng cục tổ chức theo mô hình Vụ; tại Cục thuộc Bộ Công Thương, Cục thuộc Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức theo mô hình Phòng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu:
Khoản 2, Điều 3 quy định khi bộ phận tham mưu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại 02 Nghị định gồm Nghị định 127/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công thương và Nghị định số 54/2020/NĐ-CP ngày 18/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP.
Thông tư 14/2020/TT-BCT bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phân tham mưu như: làm đầu mối phối hợp với Thanh tra Bộ Công thương trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra và điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, của cơ quan, tình hình thực tế (Điểm b, khoản 2, Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCT). Ngoài ra, bộ phận tham mưu còn có nhiệm vụ kiến nghị xử lý hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (Điểm d, khoản 2, Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCT); đề nghị các cơ quan cử người tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành (Điểm e, khoản 2, Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCT); xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra (Điểm g, khoản 2, Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCT).
Riêng đối với nhiệm vụ tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, Thông tư 14/2020/TT-BCT bỏ quy định thực hiện kế hoạch thanh tra được “Giám đốc Sở Công thương phê duyệt”.