>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự lớn mạnh của các công ty, các doanh nghiệp thì đi kèm với nó là sự tác động đến các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự mà buộc pháp luật phải có sự điều chỉnh. Có rất nhiều các thắc mắc liên quan đến vấn đề tài sản chung của vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân có được coi là tài sản của doanh nghiệp tư nhân không? Và liệu thủ tục để chuyển tài sản chung của hai vợ chồng thành tài sản hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

 

1. Tài sản là gì? Tài sản của doanh nghiệp tư nhân là gì?

Để có thể đi giải quyết các vấn đề trong chủ đề lần này, điều đầu tiên ta cần phải hiểu được khái niệm tài sản bời vì bản chất của mỗi loại tài sản khác nhau thì pháp luật áp dụng cũng khác nhau. Theo quy định tại điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản  có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".

Có thể thấy chủ sở hữu cổ phần hay phần vốn góp được hưởng lợi từ quyền nắm giữ cổ phần hay phần vốn góp đó, ví dụ như quyền biểu quyết, quyền hưởng cổ tức, quyền ưu tiên mua cổ phần,.. nên về bản chất cổ phần trong công ty cổ phần hay phần vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh là quyền tài sản (tài sản vô hình).

Khác với cổ phần hay phần vốn góp, doanh nghiệp tư nhân hay tài sản của doanh nghiệp tư nhân là tài sản hữu hình. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, người chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp".

Tại sao doanh nghiệp tư nhân cũng là đối tượng nghiện cứu trong bài viết này? Bởi vì bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng đã là một loại tài sản. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ những vẫn có thể là tài sản chung vợ chồng, cũng giống như ô tô chỉ do một cá nhân đứng tên chủ sở hữu nhưng vẫn là tài sản chung vợ chồng.

 

2. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kề chung hoặc được tăng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau: 

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: 

- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;

- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối vơi vật vô chủ, vật bị chìm đắm, bị chôn giấu, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;

- Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;

- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Như vậy, về nguyên tắc tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung vợ chồng không cần biết sự đóng góp thực tế là bao nhiêu. Vật thì cổ phần, phần vốn góp đứng tên vợ hoặc chồng mua trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân, đây là loại hình doanh nghiệp mà không có sự tách biệt tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp. Chủ tài sản doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 quy định về Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Như vậy, rất khó để phân biệt được tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản riêng của chủ doanh nghiệp tư nhân.

 

3. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ vào điều 183 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của minh về mọi hoạt đồng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phẩn, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân:

- Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân bỏ vốn thành lập và làm chủ sở hữu: 

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ. Tất cả các cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ những cá nhân không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đặc điểm về chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một chủ thể) sẽ phân biệt doanh nghiệp tư nhân với những loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.

Với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân (chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) đầu tư. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký số vốn đầu tư và phải ghi chép đầy đủ toàn bộ vốn, tài sản kể cả số vốn đầu tư và phải ghi chép đầy đủ toàn bộ vốn, tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuế được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư và phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giả vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Theo Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân dân mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như phân tích tại đặc điểm thứ nhất khi nhận diện doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.

- Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh thường được đặt ra đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp để chỉ về khả năng chịu trách nhiệm tài sản giữa doanh nghiệp với các khách hàng, chủ nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm tài sản bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do mình góp vốn đầu tư.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với đối tác, khách hàng, chủ nợ, những người có liên quan đến hoạt đồng kinh doanh của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm cả tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân không đầu tư vào doanh nghiệp. Cụ thể hơn có thể hiểu là chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi số vốn đầu tư đã đăng ký xong với cơ quan đăng ký kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình không đầu tư vào doanh nghiệp trong trường hợp số vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để thanh toán các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào

Quy định trên của pháp luật đã hạn chế quyền huy động vốn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, ngoài doanh nghiệp tư nhân còn có công ty hợp danh là hai loại hình doanh nghiệp không có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. Điều đó có nghĩa là nếu các doanh nghiệp này muốn đầu tư mới, phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mình thì chỉ giới hạn huy động vốn bằng cách chủ sở hữu doanh nghiệp đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp hoặc đi vay tài chính và có thể có những khoản thu hút vào doanh nghiệp hoặc đi vay tài chính và có thể có những không thu hút vốn đầu tư khác từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản,... So với công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền phát hành trái phiếu và công ty cổ phần được phát hành chứng khoán để huy động vốn thì rõ ràng doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh khó khăn hơn khi tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh quy định doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoản thì Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũ còn xác định rõ doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

 

4. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân có phải là tài sản chung của vợ chồng hay không?

Doanh nghiệp tư nhân chỉ đứng tên một người chủ sở hữu nhưng doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp mà rất khó để phân định tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, pháp luật cũng không yêu cầu chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp tư nhân nên nguyên tắc, doanh nghiệp tư nhân hình thành trong thời kỳ hôn nhân hoặc phát sinh lợi nhuận trong thời kỳ hôn nhân thì doanh nghiệp tư nhân đó hoặc lợi nhuận phát sinh đó là tài sản chung vợ chồng. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Xuất phát điểm của chế định pháp lý về doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tư nhân thường mang tính chất gia đình, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản nên rất khó có sự phân định rạch ròi giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu hoanh nghiệp tư nhân.

Trước kia Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, luật không quy định Doanh nghiệp tư nhân không được mua trái phiếu, cũng không cấm doanh nghiệp tư nhân  sở hữu cổ phẩn, phần vốn góp. Trong trường hợp trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu thì doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp. Đến với Luật Doanh nghiệp hiện hành thì đã bỏ quy định trên. Câu hỏi đặt ra là: cổ phần hay phần vốn góp mà doanh nghiệp tư nhân sở hữu có phải là tài sản chung vợ chồng không? Theo nguyên tắc, doanh nghiệp tư nhân hay tài sản của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng nên cổ phần hay phần vốn góp mà doanh nghiệp tư nhân sở hữu đương nhiên là sở hữu chung vợ chồng.

 

5. Thủ tục chuyển tài sản chung vợ chồng vào doanh nghiệp tư nhân?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Doanh nghiệp tư nhân năm 2020 thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vật, đối với tài sản chung của vợ chồng (vợ hoặc chồng là chủ doanh nghiệp tư nhân) thì cần phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản mới có thể đưa khối tài sản này vào kinh doanh. Theo đó, vợ chồng bạn cần thực hiện các thủ tục sau:

- Trước hết, vợ chồng bạn cần lập văn bản về việc đưa tài sản chung vào hoạt động kinh doanh, trong đó xác định rõ số tài sản chung của vợ chồng khi đưa vào kinh doanh, lợi tức phát sinh trong quá trình kinh doanh là tài sản chung,... văn bản này cần được công chứng để đảm bảo tính hiệu lực pháp lý cao nhất.

- Sau đó, nếu doanh nghiệp tư nhân do người chồng làm đứng tên thì việc đưa tài sản chung của vợ chồng vào hoạt động kinh doanh phải được lập thành hợp đồng, làm thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi tên chủ sở hữu sang cho người chồng. Theo đó, đối với mỗi loại tài sản mà pháp luật có quy định về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng khác nhau. Bạn cần phải xác định các tài sản minh đưa vào kinh doanh, để từ đó xác định thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu cho hợp pháp.

Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề khác như lao động, hôn nhân và gia đình, doanh nghiệp, bảo hiểm,... cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi tới số tổng đài 1900.6162 để được đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tối rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng. Trân trọng!