Mục lục bài viết
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa sắc màu với 54 dân tộc anh em. Từ khi sinh ra, công dân được xác đinh dân tộc theo cha hoặc mẹ. Còn việc xác định lại dân tộc là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên việc xác định lại dân tộc lại được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Bởi lẽ, Nhà nước ta thường sẽ có những chính sách nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
Đa phần người Việt Nam sinh ra sẽ lấy dân tộc theo dân tộc của cha. Nhưng vì một lý do nào đó mà người đó có nguyện vọng thay đổi dân tộc theo dân tộc của mẹ. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các trường hợp mà pháp luật Việt Nam cho phép thay đổi dân tộc.
1, Quyền xác định dân tộc
Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me... Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.
- Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết.
- Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau.
- Các dân tộc ở Việt Nam trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau.
- Sự phân bố dân cư không đều; trên vùng núi, biên giới, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống.
Xác định lại dân tộc là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Xác định lại dân tộc xảy ra trong hai trường hợp là có cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau hoặc người đó đã từng xác định dân tộc theo dân tộc của cha mẹ nuôi mà tìm lại được cha mẹ đẻ và có nguyện vọng thay đổi dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ.
Nếu là người xác định dân tộc là người đã thành niên, thì người đó có quyền trực tiếp yêu cầu xác định lại dân tộc. Nếu là người chưa thành niên thì việc xác định lại dân tộc được thực hiện theo yêu cầu thống nhất của cha đẻ và mẹ đẻ hoặc của người giám hộ, trường hợp người chưa thành niên đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải được sự đồng ý của chính người đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ Luật Dân sự 2015. Quyền xác định, xác định lại dân tộc “cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình”. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không cho phép công dân được phép lựa chọn dân tộc của mình, mà việc xác định dân tộc dựa trên các yếu tối sau:
Căn cứ khoản 2 Điều trên pháp luật đã quy định về căn cứ xác định dân tộc như sau:
“2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Xác định lại dân tộc là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được pháp luật bảo vệ.
2, Quyền xác định lại dân tộc
Pháp luật Việt Nam cho phép việc xác định lại dân tộc dựa trên các trường hợp cụ thể như sau, Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ Luật Dân sự 2015:
“3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.
5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.”
Như vậy, Trong trường hợp trên, con trai anh theo dân tộc bố và có nguyện vọng đổi theo dân tộc mẹ là dân tộc Dao được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, khi thực hiện thay đổi cần phải có sự đồng ý của bạn ấy nều bạn ấy đã đủ 15 tuổi tính đến thời điểm làm thủ tục thay đổi tên họ.
3, Thẩm quyền thực hiện việc xác định lại dân tộc
+ Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
+ Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
+ Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
4, Trình tự thủ tục thực hiện xác định lại dân tộc
Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi có một con trai hiện đang học lớp 9. Tôi dân tộc Kinh còn vợ tôi là dân tộc Dao. Khi khai sinh cho con, con trai tôi theo dân tộc của bố thay vì của mẹ. Được biết, bộ Giáo dục có chính sách công điểm cho những thí sinh là dân tộc thiểu số khi tham gia kì thi trung học phổ thông quốc gia. Do đó, gia đình tôi có nguyện vọng thay đổi dân tộc cho cháu từ dân tộc Kinh sang dân tộc Dao có được pháp luật cho phép không? Tôi phải đến đâu để thực hiện thủ tục này? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn: Cảm ơn câu hỏi của anh. Sau đây, tôi xin thay mặt Luật Minh Khuê giải đáp vấn đề như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xác định lại dần tộc, bao gồm:
(1) Tờ khai đăng ký xác định lại dân tộc;
(2) Bản chính Giấy khai sinh của người được xác định lại dân tộc;
(3) Các giấy tờ khác giải trình mục đích, chứng minh việc xác định lại dân tộc là phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bạn nộp hồ sơ ở trên đến UBND cấp quận/huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đầy hoặc nơi cư trú của cá nhân cẩn xác định lại dần tộc. Khi nộp hồ sơ, bạn cần xuất trình giấy tờ tùy thân của bạn là giấy CMND hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hổ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (hoặc nếu cần phải xác minh thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc), nếu thấy việc xác định lại dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, cán bộ tư pháp - hộ tịch sẽ ghi nội dung thay đổi vào sổ hộ tịch. Bạn (với tư cách là người đăng ký) sẽ cùng cán bộ tư pháp - hộ tịch ký vào sổ hộ tịch. Cán bộ tư pháp - hộ tịch sẽ ghi nội dung xác định lại dân tộc vào Giấy khai sinh và cấp lại cho bạn.
Trong trường hợp đăng ký xác định lại dân tộc không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp có thẩm quyền giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Mức phí hành chính cho việc xác định lại dân tộc sẽ căn cứ theo biểu phí hành chính do Hội đồng nhân dân tỉnh nơi đăng ký hộ tịch ban hành theo từng thời kỳ. Biểu phí này thường sẽ được niêm yết tại các UBND nên bạn có thể đến tham khảo để biết mức phí cho trường hợp thay đổi họ tên của mình.
5. Mẫu tờ khai đăng ký việc xác định lại dân tộc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
* * *
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi(1): ……………………………………………………………
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………...
Nơi cư trú(2): …………………………………………………………
Giấy tờ tùy thân(3): ……………………………………………………
Quan hệ vởi người để nghị được xác định lại dân tộc: ……………….
Đế nghị cơ quan đăng ký việc xác định lại dân tộc cho người có tên dưới đây
Họ, chữ đệm, tên: …………… Giới tính: ……………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: …….. Dân tộc: …………. Quốc tịch: ……….
Giấy tờ tùy thân(3): ……………………………………………………
Nơi cư trú(2): ………………………………………………………….
Đã đăng ký khai sinh ngày(4) ...... tháng ….. năm …… tại số: …… Quyển số:.... của ........................................................................................................
Từ(5) …………………………………………………………………..
Thành: …………………………………………………………………
Lý do: …………………………………………………………………
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ......... , ngày ………. Tháng ………… năm ...........
Ý kiến của người được xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
6. Hướng dẫn làm mẫu đơn đăng ký thay đổi dân tộc
Bạn khai Tờ khai theo cách thức sau:
Tại mục (1): Bạn ghi rõ tên UBND cấp huyện theo bước 2 bên dưới.
Tại mục (2): Bạn ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì bạn ghi theo nơi đang sinh sống.
Tại mục (3): Bạn ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người được xác định lại dân tộc như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (Ví dụ: Chứng minh nhàn dân số 001089123 do Côngan Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
Tại mục (4): Bạn ghi rõ thông tin đăng ký khai sinh trước đây (Ví dụ: khai sinh ngày 05 tháng 01 năm 2015 tại số 10 quyển số 01/2015 của UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội)
Tại mục (5): Bạn ghi rõ nội dung thay đổi (Ví dụ: từ dân tộc Kinh thành dân tộc Dao).