1. Dàn ý bài văn kể chuyện Thạch Sanh

I. Giới thiệu về nhân vật Thạch Sanh

- Thạch Sanh là một nhân vật hư cấu trong truyện dân gian Việt Nam

- Thạch Sanh được miêu tả là một người rất thông minh và tài giỏi, vượt qua được mọi khó khăn, giúp đỡ người khác và có một cuộc đời viên mãn

II. Câu chuyện về Thạch Sanh

- Thạch Sanh là con của một gia đình hai vợ chồng lớn tuổi, vừa sinh ra đã mồ côi cha, khôn lâu sau mẹ cũng qua đời, cậu sống một mình ở gốc đa nên được mọi người gọi với cái tên là Thạch Sanh

- Thạch Sanh nhận lời kết nghĩa của Lý Thông khi hắn đến gợi chuyện và đã bị hắn lừa đi canh miếu thay để nộp mạng cho chăng tinh

- Thạch Sanh có bản lĩnh nên đã giết chết chằn tinh nhưng sau đó lại bị Lý Thông cướp công lao

- Khi ấy, công chúa của vua đến tuổi lấy chồng nên được mở hội kén rể nhưng không may mắn đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi

- Thạch Sanh đã tìm được hang của đại bàng và cứu được công chúa, giết chết đại bàng nhưng sau đó lại bị Lý Thông lừa bỏ lại dưới hang

- Trong thời gian đó Thạch Sanh vô tình cứu được con trai của vua Thủy Tề và được mời xuống thủy cung dạo chơi

- Công chúa sau khi được cứu về không nói, không cười nhưng khi nghe thấy tiếng đàn lại cười nói vui vẻ, vua thấy lạ nên đã cho gọi Thạch Sanh đến gặp và được nghe nỗi oan của Thạch Sanh

- Sau đó Thạch Sanh được vua gả công chúa còn Lý Thông đã bị trừng trị

- Khi ấy giặc ngoại xâm kéo sang xâm lược nhưng đã bị tiếng đàn của Thạch Sanh làm bủn rủn tay chân xin hàng

- Kết chuyện nhà vua đã nhường ngôi cho Thạch Sanh vì không có con trai

III. Kết luận

- Ý nghĩa của câu chuyện Thạch Sanh

>> Xem thêm: Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh chọn lọc hay nhất

 

2. Mẫu bài văn kể chuyện Thạch Sanh theo lời của em - mẫu số 1

Cách đây rất lâu ở quận Cao Bình có một cặp vợ chồng đã già mà vẫn chưa có con. Dù đời sống khó khăn nhưng họ vẫn luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Nhận thấy tấm lòng nhân ái của hai người, Ngọc Hoàng đã sai Thái tử xuống trần gian để làm con cho họ. Tuy nhiên, cậu bé sinh ra đỡ mồ côi cha và sau đó người mẹ cũng qua đời. Thạch Sanh, tên gọi mà dân làng đặt cho cậu bé sống một mình ở gốc đa nhưng được thiên thần dạy cho đủ loại võ nghệ và phép thần thông.

Một lần, khi đi ngang qua gốc đa, Lý Thông, một người say rượu đã nhìn thấy sức khỏe và khả năng của Thạch Sanh và đề nghị trở thành anh em kết nghĩa. Thạch Sanh đồng ý và rời khỏi ngôi nhà của mình để sống cùng với Lý Thông và mẹ con ông ta. Tại vùng đất này, có một con quái vật - chằn tinh, nó có nhiều phép lạ và thường ăn thịt người. Những quan quân đã nhiều lần cố gắng diệt trừ nó nhưng đều thất bại. Người dân phải xây miếu thờ và đóng góp mạng người hàng năm cho nó. Vào năm đó, nhà của Lý Thông đã được chọn để đóng góp mạng người, Lý Thông đã nghĩ ra một kế hoạch để Thạch Sanh đi thay mình trong nhiệm vụ này.

Trong một chiều tối, khi Thạch Sanh về đến nhà với một chồng củi, Lý Thông nói với anh ta rằng anh phải đi canh miếu thờ tối nay. Tuy nhiên, mẻ rượu mới vẫn chưa được làm xong, vì vậy ông ta nhờ Thạch Sanh thay mình trong khi ông ta được thưởng thức rượu. Thạch Sanh tin tưởng nên đã đi mà không chút nghi ngờ. Đêm đó, chằn tinh xuất hiện là con rắn khổng lồ, sau một hồi chiến đấu, Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh và chặt đầu nó mang về. Mẹ con Lý Thông tưởng Thạch Sanh đã chết nên khi thấy anh về thì sợ hãi liền quỳ xuống van lạy xin tha, nhưng sau khi được Thạch Sanh giải thích thì hắn lại nghĩ kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật mà vua nuôi, kêu Thạch Sanh mau đi trốn.

Sau đó, Lý Thông đã đem đầu chằn tinh đến lĩnh thưởng. Năm ấy, nhà vua có cô công chúa tới tuổi lấy chồng liền cho tổ chức hội kén rể nhưng không may mắn rằng lại bị một con đại bàng khổng lồ mang đi mất. Đúng lúc bị Thạch Sanh nhìn thấy nên đã lần theo vết máu tới hang của đại bàng. Sau khi nghe được tin tức Lý Thông đi cứu công chúa liền xin đi theo. Sau đó, lại một lần nữa bị lừa nhốt lại dưới hang, Thạch Sanh lại vô tình cứu được con trai của Vua Thủy tề và được mời xuống chơi thủy cung và được tặng một cây đàn thần.

Sau khi trở về lại bị ám hại nên bị bắt nhốt, Thạch Sanh đã gảy đàn để nói thay tiếng lòng mình. Tình cờ công chúa sau khi trở về buồn rầu không nói năng gì nhưng lại nghe được tiếng đàn liền trở nên vui vẻ.  Nhà vua thấy vậy nên đã gọi Thạch Sanh vào gặp và được nghe về nỗi oan của anh. Sau đó, Thạch Sanh đã được gả công chúa cho, còn Lý Thông bị trừng phạt thích đáng.

Khi lễ cưới của Thạch Sanh và công chúa được tổ chức, hoàng tử nước láng giềng đem quân sang đánh nhưng đã bị tiếng đàn làm bủn rủn chân tay. Thạch Sanh đã sai người nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm nhỏ xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Sau này, vì không có con trai nên nhà vua đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.

 

3. Mẫu bài văn kể chuyện Thạch Sanh theo lời của em - mẫu số 2

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng quê nọ có một cặp vợ chồng già đã lớn tuổi nhưng vấn chưa có con. Tuy cuộc sống vất vả họ vẫn thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh. Một ngày, Ngọc Hoàng thấy tấm lòng tốt của hai người đã sai Thái tử đầu thai xuống làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha và sau đó người mẹ cũng qua đời để lại một đứa con trai một mình sống ở gốc đa. Dân làng thường gọi cậu là Thạch Sanh

Khi lớn lên, Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ loại võ nghệ và phép thần thông. Cậu trở thành một võ sĩ tài ba và được dân làng tôn làm anh hùng. Một ngày, có một người hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua gốc đa và gặp Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lý Thông liền lân la đến gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Thạch Sanh đồng ý và dọn về ở cùng mẹ con Lý Thông. 

Trong vùng có một con chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người đã bị quan quân nhiều lần diệt trừ nhưng không được. Dân làng phải lập miếu thờ, hàng năm nộp cho nó một mạng người. Năm nay đến nhà Lý Thông và hắn liền nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay cho mình. Đêm đó Thạch Sanh đang lim dim ngủ thì con chằn tinh hiện ra vồ lấy cậu, Thạch Sanh đã dùng võ thuật giết chết nó, nó chết để lại bộ cung tên vàng

Sau khi giết chết Thạch Sanh trở về Thạch Sanh lại một lần nữa bị Lý Thông lừa cướp công, hắn mang đầu chằn tinh đến lĩnh công với nhà vua. Chẳng mảy may nghi ngờ, Thạch Sanh trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi thân. Cùng năm đó, công chúa con của vua tới tuổi cập kê, nhiều hoàng tử các nước đến hỏi vợ nhưng nàng không vừa ý, nhà vua bèn mở hội kén rể

Không may thay, trong ngày mở hội, công chúa bị con đại bàng lớn bắt đi mất, đúng lúc bị Thạch Sanh nhìn thấy nên đã bắn một mũi tên về phía nó và lần theo vết máu tới hang. Nhà vua thấy vậy liền sai Lý Thông đi tìm, Thạch Sanh nghê được tin này bèn xin đi theo. Tới nơi, chàng xuống cứu công chúa nhưng sau đó lại bị bỏ lại dưới hang. Tình cờ anh lại cứu được con của vua Thủy tề và đã được mời xuống thủy cung và được tặng một cây đàn

Sau khi trở về Thạch Sanh lại bị oan hồn của đại bàng và chằn tinh hại đến bị bắt vào ngục. Đồng thời từ khi trở về, công chúa không nói không cười nhưng kỳ lạ thay khi nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh công chúa liền tươi cười trở lại. Nhà vua bèn gọi Thạch Sanh đến hỏi chuyện, sau khi biết rõ ngọn ngành, vua đã gả công chúa cho Thạch Sanh và trừng phạt Lý Thông thích đáng. Thấy lễ cưới linh đình, các hoàng tử bị công chúa từ chối bèn đem quân sang giao chiến, Thạch Sanh đem đàn ra gảy khiến quân sĩ đầu hàng. Thấy niêu cơm bé xíu được Thạch Sanh đem ra, quân sĩ coi thường không muốn ăn nhưng khi ăn mãi không hết liền đa tạ rồi kéo nhau về nước. Sau đó Thạch Sanh đã được nhà vua nhường ngôi vị.

Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin tư vấn về chủ đề kể lại câu chuyện Thạch Sanh mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật công chúa trong truyện Thạch Sanh hay nhất của Luật Minh Khuê. Còn điều gì vướng mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.6162 hoặc gửi email tới: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ. Trân trọng./.