1. Khế ước là gì?

Khế ước là cụm từ để chỉ những giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên với nhau ( về xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự ). Có thể hiểu là khế ước là hợp đồng, khi xác lập khế ước sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên. Khế ước được thực hiện trên nguyên tắc trung thực, hợp tác, có lợi nhất cho các bên, bảo đảm được sự tin cậy lẫn nhau, không xâm hại lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.

Hiện nay, khế ước không còn sử dụng phổ biến hiện nay mà thay vào đó là hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận. Trong các văn bản pháp luật không có quy định về khế ước.

Khế ước lần đầu tiên được xuất hiện trong Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 22 tháng 5 năm 1950 tại Điều 13 Sắc lệnh này quy định :

"Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu".

Khế ước là khái niệm trong dân luật để chỉ những giao dịch dân sự dựa trên thoả thuận giữa các bên.

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, khế ước là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở thời kì trước và sau khi giành độc lập dân tộc năm 1945, do ảnh hưởng của thuật ngữ pháp lí trong luật dân sự của Pháp như trong dân pháp điển Bắc Kỳ, dân pháp điển Trung Kỳ, pháp quy giản yếu năm 1883 thi hành ở Nam Kỳ.

Như vậy, khế ước là giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói một cách trực tiếp, khế ước là hợp đồng.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những vấn đề thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định, nếu pháp luật không quy định thì theo thoả thuận của các bên. Tuỳ theo loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận những nội dung chủ yếu như: đối tượng của hợp đồng; số lượng; chất lượng; giá; phương thức thanh toán; thời hạn; địa điểm; quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng...

Hợp đồng được thực hiện trên nguyên tắc trung thực, hợp tác, có lợi nhất cho các bên, đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau, không xâm hại lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.

>> Xem thêm: Thuyết khế ước xã hội là gì? Tìm hiểu về thuyết khế ước xã hội

 

2. Khế ước nợ là gì?

Khế ước nhận nợ là văn bản có nội dung ghi nhận một khoản nợ giữa bên vay và bên cho vay. Có thể hiểu là giấy tờ xác nhận quan hệ pháp luật vay mượn giữa các bên để xác định quyền và nghĩa vụ của từng bên. 

Thanh lý khế ước là sau khi khế ước hết thời hiệu thực hiện thì sẽ chấm dứt mọi hoạt động phát sinh liên quan đến hợp đồng.

* Mẫu khế ước nhận nợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ

 

Hôm nay, ngày 23 tháng 11 năm 2022 , tại số nhà 52 ngõ 157 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, các bên gồm:

Bên cho vay: Hoàng Thu Thảo

Sinh ngày: 3/6/1990

Căn cước công dân:.........do Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 1/2/2021

Số điện thoại:.........

Địa chỉ thường trú: số 52, ngõ 157 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Bên đi vay: Nguyễn Gia Khang

Sinh ngày : 5/4/1998

Số điện thoại:..........

Căn cước công dân :......do Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 5/7/2022

Địa chỉ thường trú: số 134 Nguyễn Khang, phường Yên Hòa , quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Hai bên thỏa thuận cùng lập khế ước nhận nợ để xác nhận việc bên vay nhận nợ tiền vay, cụ thể như sau:

 

Điều 1: Nội dung nhận nợ

- Số tiền vay : 500.000.000 đồng ( bằng chữ : năm trăm triệu đồng )

- Thời hạn vay : 12 tháng, thời hạn cho vay theo khế ước nhận nợ từ 23/11/2022 đến 23/11/2023.

- Lãi suất cho vay : 1,5 %/ năm

 

Điều 2 : Cam kết bên cho vay

- Bên cho vay sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho bên đi vay trong 12 tháng theo khế ước.

- Giao tiền đúng thời hạn.

- Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ sau khi bên A thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

 

Điều 3: Cam kết của bên đi vay

- Bên đi vay cam kết thanh toán cả nợ gốc và lãi suất theo thỏa thuận.

- Trường hợp bên B chậm trả theo thỏa thuận thì sẽ chịu trách nhiệm đối với số tiền chậm trả tương ứng với mức lãi suất là 0,01 %/ ngày.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thanh toán được tiền vay.

 

Điều 4: Điều khoản thi hành

- Khế ước nhận nợ được các bên xác nhận rằng việc giao kết khế ước nhận nợ này là hoàn toàn tự nguyện, không giả tạo, không ép buộc, lừa dối, đe doạ, nhầm lẫn, hai bên đã thống nhất.

- Khế ước được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị như nhau kể từ ngày ký kết.

Bên vay  

(ký và ghi rõ họ tên)

Bên cho vay

( Ký và ghi rõ họ tên )

>> Xem thêm: Khế ước, giao kèo (COVENANT) là gì?

 

3. Khế ước xã hội gì ?

Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyếtmoor tả việc con người cùng thỏa thuận từ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.

Khế ước xã hội lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra khi ông cho rằng con người ban đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô chính phủ, khi chưa hề có sự cưỡng bức có tổ chức lên mỗi cá nhân. Con người qua khế ước xã hội từ bỏ quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàn và trật tự của xã hội văn minh.

>> Xem thêm: Bàn về khế ước xã hội là gì? Vì sao nói Hiến pháp là một khế ước xã hội?

 

4. Vì sao hiến pháp được coi là một bản khế ước xã hội?

Hiến pháp chính là bản khế ước xã hội cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng vì:

- Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi một phần quyền tự do tự  nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền  để được sự che chở của xã hội, đại diện bởi pháp luật.

- Hiến pháp là một khế ước xã hội không có nghĩa là xã hội phải tham soạn thảo văn bản đó. Việc soạn thảo Hiến pháp do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những nhà lập pháp thực hiện. Những này cần phải thể hiện bản hiến văn giống như một khế ước xã hội. Người dân có quyền được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cũng như thông qua hiến pháp.

- Khế ước xã hội thường được nhìn nhận dưới góc độ một xã hội, một quốc gia kèm theo các nguyên tắc, các khuôn khổ hành xử chung nhất. Do đó, chung ta sẽ chỉ là những con người được sống trong sự tự do, bình đẳng nếu như chúng ta được tự thỏa thuận về mặt Hiến pháp.

Quý khách hàng còn nhiều vướng mắc vui lòng liên hệ qua số điện thoại tổng đài 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật.