Mục lục bài viết
1. Lập biên bản về việc đánh bài như thế nào?
Sau đó họ mời 5 người vê nhà an ninh thôn để làm việc và bắt mỗi người nộp phạt 200.000,đ. Thu tiền phạt không có phiếu thu ( khi lập biên bản và tjêu tiền phạt không có công an xã ). Xin cho tôi hỏi an ninh thôn làm như vậy là đúng hay sai và số tiền phạt kia sẽ đi về đâu ?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!
>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính :1900.6162
Trả lời:
Hành vi đánh bạc kể trên tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ :
Và quy định thêm hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi trên.
Trước hết có thể thấy an ninh thôn không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Hơn nữa, việc tiến hành xử phạt mà không có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không có phiếu thu hay giấy tờ nộp phạt hành chính mà chỉ yêu cầu về nhà an ninh thôn và yêu cầu mỗi người nộp phạt 200.000 đồng là vi phạm về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và người nộp phạt tiền có thể khiếu nại về quyết định xử phạt này.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
2. Mức phạt đối với hành vi tham gia đánh bạc ?
Vào Ngày 18/8 anh trai tôi nhận được giấy triệu tập của công an huyện yêu cầu lên cơ quan để hỏi một số câu hỏi liên quan tới vụ án vì trong 5 người bị bắt đã khai ra anh trai tôi có tham gia. Nhưng vì sợ lên sẽ bị bắt nhận tội nên anh trai tôi không đi. Vậy xin hỏi luật sư nếu anh trai tôi không lên công an huyện thì có bị làm sao không ạ?
Và nếu anh trai tôi nhận tội vậy mức phạt sẽ như thế nào ạ. (khi bị bắt trên chiếu bạc có 5 triệu).
Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có lời khuyên tốt nhất với anh trai tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định pháp luật thì công an huyện có quyền triệu tập anh bạn lên để xác minh, đối chiếu, làm rõ một số vấn đề; nếu anh bạn không lên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi giấy triệu tập lần 2, anh bạn vẫn không lên thì sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với anh bạn.
Theo như thông tin bạn mô tả thì tổng số tiền trên chiếu bạc lúc đó là 5 triệu đồng nên anh bạn và những người có liên quan đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Thời gian tạm giam, tạm giữ?
Trả lời:
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Dựa trên quy định này, bạn có thể biết được thời hạn tạm giam tối đa là bao nhiêu.
Để được gặp người thân của mình bạn có thể thực hiện thủ tục bảo lãnh người thân của mình. Quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) như sau:
>> Tham khảo bài viết liên quan: Quy định mới về thời hạn tạm giam và chế độ bảo lãnh tại ngoại ?
5. Tư vấn hình phạt cho tội đánh bạc?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ vào điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội đánh bạc như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Như vậy, Anh trai bạn đánh bạc mà bị công an bắt mà tại chiếu bạc thu giữ được 4 triệu và trong người còn 6 triệu, vậy anh trai bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 321 Bộ luật hình sự thì anh bạn sẽ bị tù từ 6 tháng đến ba năm hoặc bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến ba năm khi anh bạn có thực hiện hành vi mà đầy đủ các cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều này.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê