Mục lục bài viết
- 1. Lễ ăn hỏi là gì ?
- 2. Nghi lễ ăn hỏi gồm những thủ tục gì ?
- 3. Phát biểu lễ ăn hỏi khi nào?
- 4. Đại diện phát biểu lễ ăn hỏi là ai?
- 5. Sự khác nhau giữa bài phát biểu lễ ăn hỏi và bài phát biểu lễ cưới
- 6. Cấu trúc chung của bài phát biểu lễ ăn hỏi
- 7. Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi cho họ nhà trai
- 7.1 Mẫu bài số 1
- 7.2 Mẫu bài số 2
- 7.3 Bài mẫu số 3
- 8. Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi cho nhà gái
- 8.1 Bài mẫu số 1
- 8.2 Bài mẫu số 2
- 8.3 Mẫu bài số 3
1. Lễ ăn hỏi là gì ?
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Là giai đoạn quan trọng trong hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gaiis là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Một lễ ăn hỏi trọn vẹn diễn ra trong buổi sáng hoặc sớm hơn, tùy vào từng gia đình mà lễ ăn hỏi có thể diễn ra sát ngày cưới 1 tháng, 1 tuần hoặc 1 ngày.
2. Nghi lễ ăn hỏi gồm những thủ tục gì ?
Mời nước, trò chuyện, rước lễ vật: Hai bên gia đình sẽ cùng nhau ngồi trò chuyện, giới thiệu các thành phần tham dự. Nhà trai sẽ có đại diện đứng lên phát biểu, đồng thời trao mâm quả cho nhà gái để tiến hành nghi thức ăn hỏi. Nhà gái cũng có đại diện phát biểu, chấp nhận mâm lễ của nhà trai.
Cô dâu ra mắt 2 bên gia đình: Sau khi 2 bên gia đình nói chuyện xong, chú rể sẽ vào phòng đón cô dâu để ra mắt 2 bên họ hàng.
Thắp hương gia tiên tại nhà giá: Sau khi cô dâu ra mắt 2 bên gia đình, mẹ của cô dâu (hoặc đại diện nhà gái) sẽ lấy mâm lễ mà nhà trang mang tới đem lên bàn thờ gia tiên để cô dâu, chú rể thực hiện thắp hương báo cáo với các bậc bề trên.
Bàn về lễ cưới : Hai bên gia đình sẽ tiếp tục bàn về thủ tục của ngày cưới. Trong thời gian này, chú rể và cô dâu có thể chụp ảnh kỷ niệm với bạn bè,...
Lại quả nhà trai: Nhà gái sẽ lấy một số lễ vật mà nhà trai mang tới và đưa lại cho nhà trai, đây gọi là lễ lại quả (hay lễ lại mặt). Sau đó, nhà trai sẽ xin phép để quay về.
3. Phát biểu lễ ăn hỏi khi nào?
Sau khi hoàn tất thủ tục trao tráp lễ và cúng bái gia tiên, đại diện hai bên sẽ tiến hành phát biểu tại phía sân khấu của buổi lễ ăn hỏi. Khi đó, MC sẽ có lời giới thiệu đại diện hai bên gia đình lên phát biểu, nhà trai sẽ phát biểu trước và nhà gái phát biểu sau.
4. Đại diện phát biểu lễ ăn hỏi là ai?
Người đại diện hai bên gia đình phát biểu trong lễ ăn hỏi thường là trưởng đoàn - ông, bác hoặc chú có vai vế trong gia đình. Tuy nhiên, hai họ có thể lựa chọn những người có khiếu ăn nói, lưu loát để thay mặt trường đoàn phát biểu giúp buổi lễ được trơn tru, như ý hơn.
5. Sự khác nhau giữa bài phát biểu lễ ăn hỏi và bài phát biểu lễ cưới
Một bài phát biểu lễ ăn hỏi hay, ý nghĩa cần diễn tả đầy đủ lời giới thiệu về gia đình, mục đích chính khi tham gia buổi lễ, lời cảm ơn tới gia đình đối phương và lời chúc trăm năm cho đôi uyên ương.
Điểm khác biệt giữa bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và bài phát biểu trong lễ cưới là lời diễn đạt mục đích buổi lễ. Cụ thể hơn, bài phát biểu lễ ăn hỏi thường đề cập vấn đề dâng tráp xin dâu. Trong khi đó, bài phát biểu lễ cưới lại nói về việc tiếp nhận thành viên mới của hai gia đình.
6. Cấu trúc chung của bài phát biểu lễ ăn hỏi
Phần 1: Chào hỏi và giới thiệu bản thân
Phần 2: Giới thiệu đoàn gia đình
Phần 3: Trình bày mục đích tham dự buổi lễ
Phần 4: Lời cảm ơn và chúc phúc cho cô dâu chú rể
7. Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi cho họ nhà trai
Cụ thể hơn về phần giới thiệu, đại diện nhà trai cần xưng tên, quan hệ với chú rể như thế nào, gửi lời cảm ơn về sự tham gia của khách mời trong buổi lễ.
Tiếp đến về phần giới thiệu đoàn nhà trai, đại diện cần nêu rõ hôm nay đoàn có bao nhiêu người, bao gồm ông bà, bố chú rể và các thành viên khác trong gia đình. Khi giới thiệu hãy liệt kê từ già đến trẻ để thể hiện tục "kính trên nhường dưới" của người Việt Nâm.
Sau đó, người phát biểu sẽ tình bày mục đích tham dự buổi lễ bao gồm đặt vấn đề yêu nhau của đôi uyên ương, các tráp lễ ăn hỏi của nhà trai cũng như lời cảm ơn tới công lao dưỡng dục cô dâu của gia đình nhà gái.
Cuối cùng, hãy đưa ra lời trúc phúc trăm năm cho đôi bạn trẻ để kết thúc bài phát biểu ấn tượng nhé.
Cùng tham khảo một số bài phát biểu mẫu cho gia đình nhà trai trong lễ ăn hỏi dưới đây. Hãy lưu ý chỉnh sửa tên chú rể sao cho phù hợp nhé.
7.1 Mẫu bài số 1
Kính thưa quan viên hai họ, lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời chào và lời cảm ơn đến toàn thể các bác, các cô, các chú, anh chị em bạn bè của cô dâu, chú rể đã không quản ngại gần xa tham gia buổi lễ ăn hỏi của hai cháu ... và...ngày hôm nay.
Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là ..................................... , bác ruột của chú rể ....................................., xin phép được đại diện cho họ nhà trai có đôi lời phát biểu tới nhà gái và toàn thể hội hôn ngày hôm nay.
Đoàn nhà trai chúng tôi hôm nay bao gồm ông nội cháu...là người lớn tuổi nhất, tiếp đến là các bác ruột, bố mẹ của cháu và một số anh em, bạn bè của cháu ..................................... cùng tham dự buổi lễ.
Sau nhiều ngày tháng gặp gỡ của hai cháu, đôi bên gia đình đều mong muốn hai cháu tiến tới hôn nhân và gắn bó cả cuộc đời cùng nhau. Nhân dịp hôm nay là ngày lành tháng tốt, gia đình nhà trai chúng tôi có đem các tráp lễ trầu cau, bánh phu thê, rượu thuốc, hoa quả và mứt sen đến để tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình nhà gái đã nuôi dạy, chăm sóc cho cháu...và tin tưởng gả cháu cho gia đình nhà tôi.
Bên gia đình nhà trai chúng tôi mong rằng hai cháu sẽ có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, may mắn sau này và hai bên gia đình cũng ngày càng tin tưởng, gắn bó với nhau hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
7.2 Mẫu bài số 2
Kính thưa các ông, các bà cùng toàn thể các anh chị em, các cháu có mặt trong buổi lễ ăn hỏi của hai cháu ..................................... và ..................................... ngày hôm nay, tôi xin tự giới thiệu tôi tên là ....................................., bác ruột của chú rể .....................................
Hôm nay, tôi xin thay mặt cho họ nhà trai có đôi lời phát biểu tới toàn thể cá công, các bà và các bác. Xin được giới thiệu đoàn nhà trai chúng tôi có mặt đầy đủ gồm bố mẹ cháu ..................................... cùng các bác, các chú nội ngoại và anh em bạn bè thân thiết.
Hôm nay ngày lành tháng tốt, nhà trai chúng tôi có chuẩn bị gồm 5 tráp lễ vật bao gồm trầu cau, rượu thuốc, bánh trái và chè mứt xin hỏi cưới cháu ..................................... về làm dâu gia đình nhà tôi. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn tới công sức nuôi dưỡng, dạy bảo cháu ..................................... của gia đình nhà gái.
Chúng tôi mong rằng họ nhà gái nhận những tráp lễ ăn hỏi của chúng tôi đã chuẩn bị và cho hai cháu tiến tới một hôn lễ gần nhất trong tương lai. Lễ ăn hỏi này cũng chính là dịp để hai bên gia đình gặp mặt, giao lưu để hiểu nhau hơn do vậy nếu có thắc mắc hay yêu cầu, chúng tôi mong gia đình nhà gái sẽ thẳng thắn chia sẻ với họ nhà trai.
Một lần nữa, xin chúc cho hôn lễ ăn hỏi diễn ra tốt đep, chúc cho hai cháu...và...trăm năm hạnh phúc, chúc cho hai gia đình chúng ta có một tình thông gia gắn bó tốt đẹp. Tôi xin hết.
7.3 Bài mẫu số 3
Khi đi bớt trẻ bới già
Cụ ông đi trước, cụ bà đi sau
Khi đi ta bảo nhau đi
Ta đi là để rước dâu về nhà.
Vâng, lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời chào toàn thể tới các ông, bà, các cô các dì, các năm thanh nữ tú cùng tham dự lễ ăn hỏi của hai cháu .....................................ngày hôm nay.
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là ..................................... , là bác cháu ..................................... cũng là đại diện họ nhà trai có đôi lời trình bày tới họ nhà gái và toàn thể hội hôn trong buổi lễ ăn hỏi long trọng này. Sự có mặt của đoàn nhà tria ngày hôm nay gồm có bố chú rể, các bên nội, bên ngoại cùng anh em, bạn bè thân thiết của chú rể .....................................
Nhu câu thơ tôi vừa đọc ở đầu, đoàn nhà trai chúng tôi rất vinh dự khi được đón con dâu mới về gia đình. Do vậy, nhân ngày lành tháng tốt hôm nay, chúng tôi có chuẩn bị các tráp lễ vừa là lễ vật dâng lên tổ tiên bên nhà gái, vừa là món quà cảm ơn tới toàn thể họ nhà gái. Gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ cháu ..................................... nên người và trở thành vợ hiền, dâu thảo cho gia đình nhà tôi.
Tôi xin thay mặt cho gia đình nhà trai gửi lời chúc trăm năm cho hạnh phúc của hai cháu. Chúc cho đôi bên gia đình may mắn, sức khỏe và gắn bó lâu dài. Chúc cho buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
8. Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi cho nhà gái
Tương tự như đối với bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà trai, lời phát biểu ăn hỏi cho đại diện họ nhà gái cũng bao gồm 4 phần chào hỏi, giới thiệu, trình bày mục đích tham dự buổi lễ và lời chúc phúc cho cặp đôi.
Về phần chào hỏi và giới thiệu bản thân, đại diện họ nhà gái nên chào hỏi chung quan khách của buổi lễ ăn hỏi. Sau đó sẽ giới thiệu tên và quan hệ với cô dâu sao cho tương xứng với nhà trai.
Tiếp đến, khi giới thiệu gia đình nhà gái, đại diện phát biểu cũng nên giới thiệu rõ ràng những đại diện quan trọng như ông bà, bố mẹ và cô dâu sau đó có thể nói chung những người tham gia khác.
Sau đó, khi trình bày mục đích tham dự buổi lễ, đại diện nhà gái sẽ cần cả cảm ơn gia đình nhà trai về phần lễ vật đồng thời bày tỏ sự chấp nhận gả cưới cô dâu cho gia đình nhà trai. Có thể bổ sung lời nhắn nhủ nhà trai dạy dỗ, chỉ bảo cô dâu trong cuộc sống hôn nhân sau này.
Cuối cùng, đừng quên chúc phúc cho câu dâu chú rể trong cuộc sống hôn nhân và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên gia đình.
Cùng tham khảo 3 bài mẫu phát biểu lễ ăn hỏi cho nhà gái dưới đây. Lưu ý hãy đổi tên cô dâu sao cho phù hợp nhé.
8.1 Bài mẫu số 1
Xin cảm ơn lời phát biểu của bác...đại diện họ nhà trai. Trước khi phát biểu, cho tôi xin phép gửi lời chào tới toàn thể khách quan trong buổi lễ ăn hỏi hôm nay. Tôi là ....................................., ông nội của cháu ....................................., xin phép đại diện cho họ nhà gái có đôi lời phát biểu sau đây.
Gia đình nhà gái chúng tôi trong buổi lễ hôm nay có mặt rất đầy đủ, từ tôi - ông nội của cháu ....................................., đến ông bà ngoại của cháu, bố mẹ cháu, các cô các chú và anh em, bạn bè gần xa của cháu...cũng không quản ngại tham dự buổi lễ ăn hỏi long trọng này.
Cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn tới họ nhà trai, gia đình đã cất công chuẩn bị lễ vật chu đáo cho buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay. Chúng tôi cũng xin được chấp thuận cho hai cháu tiến tới hôn nhân, từ giờ phút này hai cháu ..................................... và ..................................... đã là dâu rể của hai gia đình.
Hai cháu cũng còn trẻ tuổi, tôi mong hai gia đình sẽ dạy dỗ và chỉ bảo hai cháu làm tròn bổn phận con cháu trong gia đình. Chúc cho hai cháu có một lễ thành hôn hạnh phúc sắp tới và cuộc sống hôn nhân trọn vẹn về sau. Tôi xin hết.
8.2 Bài mẫu số 2
Tôi xin phép tự giới thiệu, tôi là ....................................., chú ruột của cô dâu, cũng là đại diện cho nhà gái phát biểu một vài lời tới nhà trai và toàn thể khách quan trong lễ ăn hỏi của hai cháu ..................................... và ..................................... ngày hôm nay.
Trước tiên, tôi xin phép giới thiệu gia đình nhà gái chúng tôi hôm nay gồm hai bên ông bà nội ngoại cháu .....................................,bố mẹ, các bác các cô chú và anh em bạn bè của cháu cũng đều tham dự buổi lễ.
Tôi xin cảm ơn lời phát biểu, gửi gắm của nhà trai cũng như những lễ vật mà gia đình đã cất công chuẩn bị, vượt đường xá xa xôi tới gia đình nhà chúng tôi. Chúng tôi cũng xin chấp thuận lời hỏi cưới của nhà trai, gả cháu ..................................... thành con dâu cho gia đình. Đồng thời cũng chấp thuận cháu ..................................... là cháu rể trong gia đình nhà tôi.
Các cháu lần đầu trở thành cháu dâu, cháu rể trong gia đình mới nên cũng không thể tránh khỏi những sai sót, tôi mong cả hai bên gia đình sẽ giơ cao đánh khẽ chỉ bảo các cháu cho đúng, cho phải lẽ trong gia đình.
Chúc cho các cháu có cuộc sống hạnh phúc, sức khỏe và may mắn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
8.3 Mẫu bài số 3
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời chào tới toàn thể các ông, các bà, các bác các cô các chú và các cháu có mặt trong buổi lễ ăn hỏi hai cháu ..................................... và ..................................... ngày hôm nay. Tôi là ..................................... , bác ruột của cháu .....................................
Tôi xin phép thay mặt cho họ gia đình nhà gái ở đây, gồm ông bà nội ngoại, bố mẹ, anh em họ hàng của cháu ..................................... xin phát biểu đôi lời trong ngày trọng đại này.
Đầu tiên là cảm ơn công sức chuẩn bị lễ vật của họ nhà trai, gia đình chúng tôi xin phép chấp thuận lời hỏi cưới. Từ bây giờ, hai cháu đã là dâu dể của hai bên gia đình, nhà trai nhà gái cũng thắm tình thông gia. Thứ hai là tôi xin được chúc phúc cho hai cháu trăm năm hạnh phúc. Tôi xin gửi bài thơ tới toàn thể quý khách ở đây như sau:
Anh hùng sánh với thuyền quyên
Đẹp lòng cha mẹ lại đẹp duyên vợ chồng
Hôm nay cau thắm, rượu hồng
Chúc đôi bạn trẻ mặn nồng mai sau
Lá trầu sánh với quả cau
Chú rể trọng nghĩa cô dâu vẹn tình
Xin mời gia đình nhà trai và toàn thể quan khách dùng chén nước, miếng trầu mà gia đình chúng tôi đã chuẩn bị. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vừa rồi Luật Minh Khuê đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ những thông tin xoay quanh vấn đề ăn hỏi cũng nhưng một số bài mẫu phát biểu lễ ăn hỏi.
Hy vọng những thông tin Luật Minh Khuê cung cấp trong bài viết có thể giúp ích phần nào cho quý bạn đọc.