1. Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là văn bản ghi nhận thông tin về một cá nhân cụ thể, đặc biệt là thông tin rằng cá nhân đó đã bị xử lý hình sự hay chưa (nói cho dễ hiểu tức là người đó đã từng vào tù ra tội hay chưa và như thế nào, vào tù vì tội gì, ở tù bao lâu, có bị cấm làm gì hay không, chẳng hạn như cấm đảm nhận chức vụ, cấm thành lập - quản lý doanh nghiệp). Phiếu lý lịch tư pháp chỉ được cấp cho cá nhân hoặc các cơ quan Nhà nước khi họ có yêu cầu.

Theo khoản 4 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009, “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp được dùng khi:

- Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không

- Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.

- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.

- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…

* Người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Có mấy loại lý lịch tư pháp?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại,

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp cho người có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam quy định về một số nội dung như sau:

Điều 42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.”

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có nội dung chi tiết về hành vi phạm tội, hình phạt (số năm tù, hoặc hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhận chức vụ), tình trạng chấp hành hình phạt (đã ở tù bao lâu, có được ra trước hạn hay không). Cụ thể:

“Điều 43. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

3. Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Như vậy, phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân Việt Nam, nước ngoài có thời gian lưu trú tại Việt Nam hoặc cấp cho cơ quan Nhà nước, khi cá nhân hoặc cơ quan có yêu cầu nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý lao động, đăng ký kinh doanh, thành lập - quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Còn phiếu lý lịch tư pháp số 2 là cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cấp theo yêu cẩu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

3. Khi nào thì cần phiếu lý lịch tư pháp?

Mục đích của mỗi cá nhân khi đề nghị cơ quan Nhà nước cấp Lý lịch tư pháp là hoàn toàn khác nhau ví dụ như bổ sung hổ sơ ứng tuyển vào vị trí quản lý doanh nghiệp hay đặt biệt các bạn thường thấy trong hồ sơ xin cấp hộ chiếu để nhập cảnh vào nước ngoài hoặc ngay cả ở Việt Nam khi công dân nước ngoài đăng ký tạm trú đôi khi cũng bị yêu cẩu phải có Lý lịch tư pháp. Dựa trên một vài ví dụ trên, các bạn cũng nhận thấy giấy tờ này không phải lúc nào bạn cũng cần đến. Tuy nhiên nếu bạn cần, bạn có thể thực hiện theo các bước tại đây để xin cấp lý lịch tư pháp cho mình nhé.

Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại về mục đích sử dụng thì hai loại này được dùng trong những hoàn cảnh khác nhau

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho người có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam:

Nhằm biết được nội dung lý lịch tư pháp của mình và cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử với mục đích:

+ Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không

+ Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.

+ Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.

+ Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…

Ví dụ: Trong trường hợp bạn muốn đăng ký doanh nghiệp mà bạn có tiền án về trộm cắp đã hoàn thành án phạt tù là 5 năm và được ân xá cách thời điểm muốn thành lập doanh nghiệp là 3 năm.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 70 về việc đương nhiên được xóa án tích Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm

Như vậy, Nếu muốn lập doanh nghiệp, bạn phải được quan tiến hành tố tụng cấp phiếu lý lịch tư pháp để chứng minh bạn đã được xóa án tích.

4. Đơn yêu cầu cấp lý lịch tư pháp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tờ KHAI YÊU CẨU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

(Dùng cho cá nhân có yêu cẩu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Kính gửi(1): …………………………………………………………………

1. Tên tôi là(2): …………………………………………………………

2. Tên gọi khác (nếu có): ……………………………………………….

3. Giới tính: ……………………………………………………………..

4. Quốc tịch: …………………… Dân tộc: …………………………….

5. Nơi thường trú: ………………………………………………………

6. Nơi tạm trú: …………………………………………………………..

8. Giấy CMND/Hộ chiếu/ Thẻ căn cước(3): ………….. Số: …………..

Cấp ngày …. Tháng …. Năm …... Tại: ……………………………………..

9. Số điện thoại/Thư điện tử: ……………………………………………

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN THÂN

(Tính từ khi đủ 14 tuổi)

Từ tháng , năm

đến tháng , năm

Nơi thường trú/ Tạm trú

Nghề nghiệp và nơi làm việc(4)

Phẩn khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có).

Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Số 1 □ Số 2 □

Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm dảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Có □ Không □

Mục đích yêu cẩu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cẩu cấp: Phiếu

Tôi xin cam đoan những Tời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm vể lời khai của mình.

Làm tại: .…….. , ngày...... tháng ….. năm …….

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bạn ghi tờ khai trên như sau:

Tại mục (1): Bạn ghi rõ cơ quan Sở Tư pháp nơi bạn nộp; ví dụ như Sở Tư pháp Quận 1 Thành phố Hổ Chí Minh;

Tại mục (2): Bạn ghi rõ họ tên in hoa; ví dụ NGUYỄN VĂN A.

Tại mục (3): Bạn ghi rõ chứng minh nhân dân hay hộ chiếu hay thẻ căn cứ có số mà bạn sẽ ghi nhận tiếp theo đó.

Tại mục (4): Bạn ghi rõ vị trí làm việc, đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ ương thời gian phục vụ trong quân đội.

5. Đơn yêu cầu cấp lý lịch tư pháp theo ủy quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

(Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cấu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2)

Kính gửi(1): …………………………………………………………………………

1. Tên tôi là(2): …………………………………………………………………

2. Tên gọi khác (nếu có)(3) …………………… Giới tính(3): …………………

4. Ngày, tháng, năm sinh(4): ……………………………………………………

5. Địa chỉ(5): ………………………… Số điện thoại: …………………………

6. Giấy CMND/Hộ chiếu: ………………… Cấp ngày ……………. Tại: ………………………………………………………………………………………

7. Được sự ủy quyền:

7.1. Mối quan hệ với người ủy quyền: …………………………………………..

7.2. Theo văn bản ủy quyển ký ngày: …………………………………………....

Tôi làm Tờ khai này đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người có tên dưới đây:

PHẦN KHAI VỀ NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

1. Họ và tên: …………………………………………………………………...

2. Tên gọi khác (nếu có): ……………………………………………………...

3. Giới tính(6): …………………………………………………………………

4. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………..

5. Quốc tịch(7): ………………………………………………………………..

6. Giấy CMND/Hộ chiếu/ Thẻ căn cước(8): ………… Số: …………………..

Cấp ngày …. Tháng ….. năm …………. Tại: …………………………………….

7. Số điện thoại/Thư điện tử: ………………………………………………….

PHẦN KHAI VỀ CHA, MẸ, VỢ/ CHỒNG CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC CHA, MẸ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

CHA

MẸ

VỢ/ CHỒNG

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ỦY QUYỂN

HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Từ tháng , năm

đến tháng , năm

Nơi thường trú/ Tạm trú

Nghề nghiệp và nơi làm việc(4)

Phần khai về án tích, về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có);

Yêu cầu xác nhận vể nội dung cẵm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Có □ Không □

Mục đích yêu cẩu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cẩu cấp: .................................................................................... Phiếu

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm vể lời khai của mình.

………… ngày … tháng … năm ……

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bạn ghi tờ khai trên như sau:

Tại mục (1): Bạn ghi rõ cơ quan Sở Tư pháp nơi bạn nộp; ví dụ như Sở Tư pháp Quận 1 Ihành phố Hồ Chí Minh;

Tại mục (2): Bạn ghi rõ họ tên in hoa ví dụ NGUYỄN VĂN A.

Tại mục (3) (4) (5) (6) (7): Thông tin này được bỏ và bạn không cân phải ghi nếu bạn là công dân Việt Nam, tuy nhiên nếu bạn mang quốc tịch nước ngoài thì không được bỏ qua.

Tại mục (8): Bạn ghi rõ chứng minh nhân dân hay hộ chiếu hay thẻ căn cứ có số mà bạn sẽ ghi nhận tiếp theo đó.

Tại mục (9): Bạn ghi rõ vị trí làm việc, đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quần tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.