1. Tại sao phải thông báo nội bộ công ty?

Thông báo nội bộ là chia sẻ thông tin về công ty, những kế hoạch đề ra để triển khai hoặc những sai sót của một ai đó trong công ty để nhân viên có thể nắm rõ, thực hiện tốt công việc của mình. Nó giữ cho mọi người được thông báo. Có rất nhiều lý do để thông báo nội bộ như: Thông báo lịch nghỉ tết; thông báo những sai phạm mà nhân viên đã gặp phải và gây ảnh hưởng đến công ty; Thông báo kế hojahc, mục tiêu doanh nghiệp đề ra để nhân viên triển khai theo kế hoạch đã dự liệu;.......

Mục đích của thông báo nội bộ là cung cấp luồng thông tin hiệu quả giữa các bộ phận của tổ chức công ty, doanh nghiệp và các đồng nghiệp. Điều này áp dụng cho cả chuỗi quản lý / nhân viên lên và xuống. Nó cũng hoạt động giữa các nhân viên đang tương tác với nhau trong công ty. Thông báo nội bộ giúp cho nhân viên nắm bắt được tình hình doanh nghiệp và nắm bắt được vấn đề sắp tới mà công ty đã triển khai, tăng sự tham gia của nhân viên và tăng năng suất làm việc, chia sẻ mục tiêu và cách hoàn thiện mục tiêu; giúp cho những nhân viên vi phạm có thể cải thiện và vượt qua rào cản....

Giao tiếp nội bộ vững chắc nuôi dưỡng văn hóa công ty và xây dựng sự gắn bó của nhân viên.

Việc thông báo nội bộ có thể thực hiện bằng lời nói, tin nhắn trên các nhóm mang tính nội bộ của công ty hoặc được thể hiện bằng văn bản thông báo.

>> Xem thêm: Mẫu thông báo thay đổi nhân sự nội bộ công ty cho đối tác

 

2. Làm thế nào để xây dựng được một văn bản thông báo nội bộ?

Để xây dựng một văn bản thông báo nội bộ thì người soạn thảo cần xác định được mục tiêu, lý do viết văn bản đó, viết cho ai,viết như thế nào, thông tin gồm những cái gì, có căn cứ nào xác thực để đưa ra những thông tin mình soạn thảo không?

Việc thông báo nội bộ có nhiều hình thức khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi sẽ nói đến hình thức thông báo nội bộ bằng văn bản. Một văn bản thông báo nội bộ bao giờ cũng đáp ứng đủ điều kiện về mặt nội dung và hình thức.

- Về hình thức: Nếu thông báo nội bộ thực hiện bằng văn bản thì văn bản đó trước hết phải đáp ứng hình thức như sau:

+ Khổ giấy chuẩn là khổ A4(210 mmx 297 mm);

+ Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen; 

+ Cỡ chữ và kiểu chữ tùy thuộc vào độ độ đậm, phong cách, độ rộng, độ nghiêng, in nghiêng, sự trang trí và nhà thiết kế nhưng không phải là kích thước của công ty đưa ra;

+ Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

- Về nội dung: Bất kỳ một văn bản nào cũng phải có đầy đủ nội dung bao gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ; Địa danh, ngày tháng năm ra thông báo; Tên cơ quan ban hành thông báo; Tên của thông báo, trích yếu nội dung; Nội dung chính của thông báo; Ký đóng dấu cơ quan; Nơi nhận,......cụ thể:

Quốc hiệu và tiêu ngữ

-  Quốc hiệu, tiêu ngữ được gi vào phần đầu của mỗi văn bản, phía góc bên phải, Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.

- Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

 Tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo

 

- Tên cơ quan ra thông báo ghi vào phí bên trái ngang hàng với quốc hiệu và tiêu ngữ của tờ A4. Tên cơ quan, tổ chức ra thông báo là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của người ra văn bản thông báo nội bộ

- Tên cơ quan, tổ chức viết thông báo được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm,

Tên thông báo

-Tên thông báo ghi chính giữa tờ A4 dưới phần tên cơ quan, tiêu ngữ, quốc hiệu

- Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ra thông báo. Trích yếu nội dung văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản được trình bày  Tên loại văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Trích yếu nội dung văn bản được đặt ngay dưới tên loại văn bản, trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Bên dưới trích yếu nội dung văn bản có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Trích yếu nội dung văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản. Trích yếu nội dung văn bản được đặt ngay dưới tên loại văn bản, trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

 Địa danh và ngày tháng ra thông báo

 

 

- Được ghi dưới của quốc hiệu và tiêu ngữ và ghi phía trên của tên thông báo

- Địa danh ghi trên văn bản do là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.

- Thời gian ban hành văn bản thông báo: Thời gian ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành. Thời gian ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước.

 Phần Nội dung văn bản

- Căn cứ ban hành văn bản thông báo nội bộ: Căn cứ phải mang tính chính thống, đúng quy định căn cứ ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chẩm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm.

- Nội dung chính của văn bản phải ghi rõ người nhận là ai

- Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào 1 cm hoặc 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.

 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

 

 

- Chữ ký của người có thẩm quyền là chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy;

- Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:

+ Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

+ Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

- Chức vụ, chức danh và họ tên của người ký:

+ Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định.

+ Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn.

 Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức

- Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo. 

- Thông tin: thời gian ký được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.

 Nơi nhận

- Nơi nhận văn bản (ký rõ họ tên, đóng dấu) gồm: Nơi nhận để thực hiện; nơi nhận để kiểm tra, giám sát, báo cáo, trao đổi công việc, để biết; nơi nhận để lưu văn bản.

- Đối với những văn bản khác, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” và phần liệt kê các đơn vị soạn thảo, ghi chú, ký và đóng dấu

=> Mẫu Thông báo phải được soạn thảo theo đúng quy tắc của một văn bản hành chính, cách trình bày rõ ràng, bố cục hợp lý.

>> Tham khảo thêm: Giấy biên nhận lưu hành nội bộ công ty

 

3. Mẫu cách viết văn bản thông báo nội bộ.

3.1 Mẫu thông báo chung

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do  - Hạnh phúc

-------------

Số:………

......, Ngày … tháng … năm…

 

THÔNG BÁO

V/v …………………….

Kính gửi  ông/bà hoặc tập thể…………….

Căn cứ ............................................................. 

Căn cứ  .............................................................

Lý do: .................................................................

Đề nghị: ……………………………………….......

Trân trọng./.

Nơi nhận:

- Lưu: VT.

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

3.2 Mẫu thông báo cụ thể về một sự việc

Ví dụ mẫu thông báo cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng đơn phương của người sử dụng lao động đối với người lao động:  

Công ty TNHH thương mại và Dịch vụ.....

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do  - Hạnh phúc

-------------

Số: 57/TB...

Hà Nội, Ngày .... tháng ... năm 20...

 

THÔNG BÁO

V/v.....(Chấm dứt hợp đồng lao động) ..........................

Kính gửi: Ông/bà …Lê Hồng A……………………

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số 09 ngày 01 tháng 09 năm 2018 (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ……TNHH Thương mại và Dịch vụ…………với ông/bà ………Lê Hồng A………… (sau đây gọi là “Người lao động”),

Công ty xin thông báo nội dung như sau:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……Lê Hồng A………

Chức vụ: Kế Toán

2. Thời gian bắt đồng chấm dứt: Kể từ ngày .../.../20...

3. Lý do: Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, theo đó bà A thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo hợp đồng đã ký kết........

..................................................................................

......................................................................................

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.

Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận:

- Ông/bà: ……Lê Hồng A……(thực hiện);

- Phòng:…Kế Toán……(thực hiện);

- Lưu: VT.

Giám đốc:

 

Nguyễn Văn M

 

4. Những sai sót thường mắc phải trong nội dung văn bản thông báo nội bộ công ty?

- Không trình bày đúng Quốc hiệu và Tiêu ngữ, hoặc viết sai chính tả, sai vị trí. Tham khảo mẫu trên của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

- Sử dụng câu văn không mạch lạc, khiến người nhận hiểu sai lệch ý tứ hoặc gây khó hiểu cho người đọc, nội dung chứ nhiều biệt ngữ khó đọc. Chính vì vậy, nên sử dụng những câu văn 1 nghĩa, tránh dùng câu văn đa nghĩa, gây khó hiểu cho người đọc. 

- Bố cục trình bày không nhất quán, lộn xộn, thiếu xót không đầy đủ về một số nội dung quan trọng, bố cục chuẩn nhất được trình bày tại mẫu ở mục 3 nêu trên với thứ tự bao gồm:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ ghi góc phải tờ A4, bên dưới là ghi rõ địa danh, ngày tháng năm;

+ Bên tay trái A4 điền Tên cơ quan, đơn vị ngang với Quốc hiệu, tiêu ngữ;

+ Chính giữa bên dưới thì ghi tên mẫu văn bản thông báo và ghi trích yếu, vắn tắt nội dung thông báo;

+ Sau đó ghi vào nội dung chính. Nội dung thông báo phải truyền tải đầy đủ thông điệp chính, hướng đến đối tượng nào? căn cứ vào đâu? thời gian thực hiện…Nội dung chính sẽ phụ thuộc vào việc ra thông báo nhằm mục đích gì, nên tùy từng văn bản sẽ có nội dung khác nhau, nhưng phải chung quy lại phải thể hiện được như sau:

  • Phải ghi rõ người nhận và tuân thủ thông báo này là ai là một cá nhân nào đó hay toàn thể cơ quan.
  • Nêu ra các căn cứ chuẩn xác nhất để đưa ra thông báo này như căn cứ vào Bộ luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội; Quyết định của Chủ tịch nước về vấn đề .....; Căn cứ vào Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động, Căn cứ vào nhu cầu khả năng của doanh nghiệp, hay căn cứ vào văn bản pháp luật nào đó cần ra thông báo để mọi người tiếp thu và thực hiện tránh làm trái quy định của pháp luật;
  • Tiếp theo là trình bày nguyên do và quy định về thời gian thực hiện cụ thể;

- Nếu nội dung nhiều thì cách trình bày khoa học nhất và dễ nhớ nhất  là chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.

Trường hợp ra thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản. Loại thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát.

Trường hợp mẫu văn bản thông báo điều chỉnh ví trị, thay đổi cơ cấu hoặc thông báo những mục tiêu, dự định sắp tới của doanh nghiệp thì cấp trên cần phải thể hiện sao cho các nhân viên có thể gắn kết, hợp tác, có ý kiến mang tính xây dựng bằng cách báo cáo về sự kiện; cung cấp độ chính xác của bản thông báo, viết rõ ràng, rành mạch, chia sẻ hiểu biết cơ bản về phạm vi và mục tiêu, sử dụng giọng điệu mang tính xây dựng, đưa ra khuyến nghị kiểm toán hợp lý và tóm tắt lại trong một lời văn đầy đủ, chi tiết khuyến nghị cho các nhân viên đọc và thực hiện

Trên đây là bài viết Luật Minh Khuê hướng dẫn cách viết Mẫu văn bản thông báo nội bộ. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có vướng mắc hay khó hiểu bởi nội dung bài viết, quý khách hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn qua tổng đài trực tuyến