1. Quy định của pháp luật về tiền chất công nghiệp

Theo quy định khoản 5 Điều 3 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, tiền chất công nghiệp là các hóa chất (Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo) được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm,..... Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất công nghiệp Nhóm 1 và tiền chất công nghiệp Nhóm 2.

Theo quy định Điều 11 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện nhất định, theo đó:

- Tổ chức, cá nhân sử dụng tiền chất công nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác phải thực hiện các quy định tại Chương V của Luật Hóa chất và các quy định sau:

+ Phải có đầy đủ hóa đơn mua tiền chất công nghiệp, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp; có phiếu xuất kho, nhập kho;

+  Phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên tiền chất công nghiệp, số lượng tiền chất mua vào (số lượng nhập khẩu, mua trong nước), số lượng đã sử dụng, số lượng tồn kho; mục đích sử dụng tiền chất công nghiệp.

+ Trong quá trình sử dụng tiền chất công nghiệp, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.

- Điều kiện sản xuất tiền chất công nghiệp, theo quy định bao gồm:

Tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, trong quá trình hoạt động sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP và các điều kiện dưới đây:

 Phải lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm: Số lượng tiền chất đã sản xuất, số lượng tồn kho, số lượng đã bán, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;

- Điều kiện kinh doanh tiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này, trong quá trình hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP và các điều kiện dưới đây:

+ Phải có đầy đủ hóa đơn mua bán, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp;

+ Phải lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax; tên tiền chất công nghiệp, số lượng mua, bán, tồn kho; mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;

Theo quy định Điều 37 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất do Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan tiến hành các nội dung theo quy định pháp luật. Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương thực hiện quản lý hoạt động hóa chất. Theo đó, Cục Hóa chất chủ trì, cùng với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung quản lý thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương.

 

2. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo quy định pháp luật

Theo quy định khoản 3 Điều 12 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp được quy định cụ thể như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định pháp luật. Theo quy định của pháp luật, hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

- Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu;

- Bản sao các tài liệu về việc: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;

- Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định pháp luật, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật, cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Mẫu Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

- Theo quy định của pháp luật, nếu không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

 

3. Quy định pháp luật về xử phạt đối với việc không ghi đầy đủ thông tin trong sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp

Theo quy định Điều 12 Nghị định 71/2019/NĐ-CP, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với việc quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp được quy định cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật tại sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập Sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, đối với hành vi không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật tại sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 

Theo quy định pháp luật:

-  Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực hóa chất là 50.000.000 đồng, trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp là 100.000.000 đồng. 

- Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định 71/2019/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định 71/2019/N Đ-CP là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với hành vi vi phạm của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, đối với hành vi không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật tại sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đây là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân.

Theo quy định, mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân, theo đó, tổ chức không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật tại sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

 

Trên đây là nội dung pháp lý nêu trong bài viết trên. Tham khảo: Cơ quan quản lý nhà nước là gì? Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào?

Mọi thắc mắc liên hệ 19006162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp.

Trân trọng